Ths. Trần Nguyễn Ngọc
Mục tiêu:
Mô tả được đặc điểm lâm sàng RLCXLC
Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán: bệnh, thể bệnh
Trình bày được các nguyên tắc điều trị RLCXLC
Đại cương:
*Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (RLCXLC) đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm xem kẽ với các giai
đoạn trầm cảm.
*RLCXLC: 1,5% - 2,5% dân số, khởi phát trẻ: 20 -30. Khoảng 50% chẩn đoán nhầm là trầm cảm
đơn cực.
*RLCXLC: bệnh nội sinh, có các biến đổi sinh hóa não
(serotonine, dopamine noradrenaline, GABA …)
Đặc điểm lâm sàng
giai đoạn hưng cảm (mô
tả theo ICD- 10)
o Bệnh nhân có
một thời kỳ với khí sắc tăng.
o Trong thời kỳ
rối loạn khí sắc bệnh nhân có ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:
-Tăng hoạt động hoặc đứng ngồi không yên
-Nói nhiều
(tư duy dồn dập)
-Các ý nghĩ thay đổi rất nhanh hoặc tư duy phi tán
-Mất kiềm chế về mặt xã hội có các hành vi không phù hợp với
hoàn cảnh
-Giảm nhu cầu ngủ
-Tự cao hoặc có ý tưởng khuyếch đại
-Phân tán hoặc thay đổi liên tục trong các kế hoạch, hoạt động
-Có các hành vi ngông cuồng hoặc liều lĩnh mà bệnh nhân
không nhận thấy có các nguy cơ của chúng ví dụ: tiêu pha hoang phí, đầu tư bừa bãi, lái xe liều lĩnh
-Tăng hoạt động tình dục hoặc phô trương tình dục
-Các rối loạn khí sắc trên phải:
+ Tồn tại dai dẳng, thường kéo dài ít
nhất một tuần
+ Bệnh nhân có thể có các biểu hiện
loạn thần phù hợp khí sắc hoặc loạn thần không phù hợp khí sắc
giai đoạn trầm cảm
*3 triệu chứng chính
*7 triệu chứng phổ biến
*8 triệu chứng cơ thể
Chẩn đoán:
* Chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm: cần ít nhất 2/3 triệu chứng
đặc trưng ; ít nhất 2/7 trong số
các triệu chứng phổ biến. Chẩn đoán có triệu chứng cơ thể khi có ít nhất 4/8 triệu chứng nhóm C.
* Chẩn đoán một giai đoạn hưng cảm: cần có triệu chứng tiêu
chuẩn A ; 3 trong số các triệu chứng
tiêu chuẩn B. Loại trừ các rối loạn liên quan sử
dụng chất ma túy, tổn thương thực
tổn não.
* Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I: chỉ cần có một giai đoạn
hưng cảm
* Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực II: có ít nhất một giai đoạn
hưng cảm nhẹ và ít nhất một giai
đoạn trầm cảm điển hình.
Điều trị
giai đoạn hưng cảm:
o Đơn
trị liệu
-Lithium: phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương: 0,8
– 1,2mEq/lít
-Valproate: deparkin 200 – 600 mg/ngày hoặc
-Carbamazepine: 200 – 600 mg/ngày
-Chlorpromazine: 200 – 400mg/ngày
-Haloperidol: 10-20 mg/ngày
-Olanzapine: 20-30 mg/ngày
-Risperidone: 2-6 mg/ngày
o Đa
trị liệu:
giai đoạn trầm cảm
- Valproate: depakin 200-400mg/ngày
- Carbamazepine: 200-400mg/ngày
- Quetiapine: 100-200 mg/ngày
- Olanzapine: 10-30 mg/ngày
- Sertraline (Zoloft): 50-100 mg/ngày
- Mirtazapine (Remeron): 30-60 mg/ngày
- Choáng điện trong trường hợp trầm cảm có nhiều nguy cơ đe
dọa tính như ý tưởng tự sát mãnh
liệt hoặc không đáp ứng điều trị.
điều trị duy trì
Đơn trị liệu:
- Valproate: depakin 200-500mg/ngày
- Carbamazepine: 200-400mg/ngày
- Quetiapine: 100 mg/ngày
- Olanzapine: 10 mg/ngày
- Risperidone: 2 mg/ngày
Đa trị liệu
Kết hợp giữa Olanzapine với Fluoxetine