Phân loại theo kháng nguyên C (carbohydrat)
của vk --> các nhóm từ A đến R.
Phân loại theo hình thái tan máu:
Tan máu (β): tan máu hoàn toàn, vòng tan
máu trong suốt (liên cầu nhóm A, ngoài ra còn ở nhóm B, C, G, F)
Tan máu (α): tan máu không hoàn toàn, vòng
tan máu màu xanh (liên cầu viridans)
Tan máu (γ): không tan máu (liên cầu nhóm
D)
Các loài dựa vào tính chất sinh hoá:
Streptococcus
pyogenes (liên cầu tan máu β nhóm A)
S.viridans
(liên cầu tan máu α không phải là phế cầu)
S.feacalis
(enterococcus faecalis) (liên cầu đường ruột)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Gr(+), xếp chuỗi, ko di động, đôi khi có vỏ,
0.6-1mcm
Hiếu kỵ khí tuỳ tiện, cần nhiều dinh dưỡng
Catalase (-) --> # tụ cầu
Liên cầu nhóm A đặc biệt nhạy cảm với ksinh
bacitracin
Cấu trúc kháng nguyên phức tạp, có kn C đặc
hiệu nhóm, kn M đặc hiệu typ, kn M chống thực bào, liên quan tới độc lực của
liên cầu, bị thuỷ phân bởi men trypsin hoặc pepsin.
Các enzym và độc tố:
-
Treptokinase (liên cầu nhóm A, #) --> tan tơ huyết, hoạt
hoá xung quanh vùng tổn thương --> liên cầu lan tràn nhanh
-
Streptodornase
(deoxyribonuclease) hoặc Dnase --> khi có Mg2+ thì thuỷ phân DNA, làm lỏng mủ
-
Hyaluronidase --> thuỷ phân
acid hyaluronic của tổ chức, tạo đk cho vk lan tràn sâu rộng vào các mô.
-
DPNase (diphospho pyridine
nucleotidase) (liên cầu nhóm A, C, G)
--> diệt bạch cầu
-
Proteinase --> thuỷ phân
protein
-
Dung huyết tố: liên cầu tan máu
β hình thành 2 loại dung huyết tố streptolysin O và S
-
Độc tố hồng cầu --> gây phát
ban trong bệnh tinh hồng nhiệt.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
*liên cầu nhóm A
Quan trọng nhất, gây bệnh tuỳ typ:
-
Nhiễm khuẩn tại chỗ: viêm họng,
eczema, chốc lở, viêm quầng ở người lớn, nhiễm khuẩn các vết thương,viêm tai giữa,
viêm hạch, viêm phổi, nhiễm trùng tử cung sau đẻ…
Vd: chốc lở bôi xanh methylen
(sát khuẩn)
-
Hội chứng shock độc tố liên cầu
-
Các nhiễm khuẩn thứ phát: từ những
chỗ nhiễm khuẩn tại chỗ --> nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim cấp
-
Bệnh tinh hồng nhiệt --> hay
gặp ở trẻ >2 tuổi ở các nước ôn đới
-
Viêm cầu thận, thấp tim sau nhiễm
liên cầu nhóm A vài tuần (tự miễn do pư chéo)
Thường thi BN đến
khám muộn khi đã có những biến chứng--> cần phân biệt có phải do nhiễm liên
cầu hay không, nếu liên quan đến liên cầu A thì phải theo chương trình phòng thấp
rất lâu (14 năm) do cơ thể đã có kháng thể tự miễn, nếu để tái nhiễm liên cầu A
thì kháng thể gia tăng sẽ làm bệnh nặng nề hơn, nguyên tắc là phải luôn duy trì
nồng độ nồng độ penicillin trong cơ thể.
*liên cầu nhóm D
Thuộc vi hệ ở ruột, có thể gây nhiễm khuẩn
đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, đôi khi gây viêm màng tim
*liên cầu viridans: là nhóm liên cầu tan
máu α không phải là phế cầu -->nhiễm khuẩn đường hô hấp và là căn nguyên
chính gây viêm màng trong tim chậm (osler) trên những người có van tim không
bình thường.
*các liên cầu nhóm khác -->nhẹ, nhiễm
khuẩn tiến triển chậm
CHẦN ĐOÁN VI SINH VẬT
Bệnh phẩm tuỳ thể bệnh: bệnh phẩm họng miệng,
máu, nước não tuỷ, dịch ổ áp xe hoặc mủ, không để quá 3h.
Nhuộm Gr, nuôi cấy phân lập
Thử nghiệm bacitracin (+) --> # liên cầu
tan máu (β) khác
Thử nghiệm optochin (-) --> # phế cầu
Thử nghiệm catalase (-) --> #tụ cầu
Phản ứng ngưng kết latex --> nhanh, đặc
hiệu cao, kém nhạy
Chẩn đoán gián tiếp: xét nghiệm
antistreptolysin O (ASLO) phát hiện kháng thể kháng streptolysin O --> chẩn đoán thấp tim và viêm cầu thận ở trẻ.
PHÒNG BỆNH
Chưa có vaccin
Phát hiện sớm những ổ nhiễm khuẩn ở da, ở họng
do liên cầu nhóm A gây nên --> điều trị sớm, tránh nhiễm trùng thứ phát
ĐIỀU TRỊ
Penicillin là lựa chọn hàng đầu, nếu BN dị ứng
penicillin thì thay bằng erythromycin. Liên cầu viridans, liên cầu đường ruột
kháng kháng sinh mạnh --> dựa vào kháng sinh đồ.