Có 2 loài quan trọng nhất trong y học:
µPseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Gr(-), thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn,
hai đầu tròn, 0.5-1 x 1.5-5mcm.
Có một lông duy nhất ở một cực.
Các pili (dài 6nm) ànơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho vk gắn vào bề mặt của tb
vật chủ.
Không sinh nha bào.
Nuôi cấy dễ, hiếu khí tuyệt đối,với bệnh phẩm lâm sàng thì khuẩn lạc như quả trứng
ốp.
Sinh sắc tố xanh (pyocyanin, pyoverdins) và
chất thơm.
Có đủ các cytochrom (a, b, c, oxidase)
trong hệ thống vận chuyển điện tử,
Citrat Simmons/arginin dihydrolase/gelatinase
(+)
urease/indol/H2S (-).
Khử NO3- đến N2.
Trên môi trường OF (Oxidation (oxy hoá) -
Fermentation (lên men)), nhiều loại carbohydrat bị thoái hoá theo lối oxh có
sinh acid: glucose, mannitol, glycerol, glycerol, ethanol, arabinose, fructose,
galactose.
Đề kháng: chết nhanh ở 100oC, sống hàng tuần
trong môi trường ẩm, thoáng, không có a.sáng m.trời chiếu trực tiếp, sống được hơn 6 tháng trong môi trường có dinh dưỡng
tối thiểu, 5oC.
Kháng nguyên: KN O chịu nhiệt (LPS), KN
lông H không chịu nhiệt.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Là vk gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch, chúng gây nhiễm trùng nội sinh hoặc ngoại sinh.
Tk mủ xanh cùng với tụ cầu vàng thường gặp
nhất trong nhiễm trùng bệnh viện.
Tk mủ xanh xâm nhập qua vết thương hở (đặc
biệt là bỏng), gây viêm có mủ tại chỗ xâm nhập (mủ xanh điển hình). Nếu cơ thể
suy giảm đề kháng, chúng xâm nhập và gây viêm phủ tạng (xương, đường tiết niệu,
tai giữa, phế quản, màng não) hoặc gây bệnh toàn thân (nhiễm khuẩn huyết, viêm
nội tâm mạc).
Các sản phẩm ngoại tiết như sắc tố, độc tố
tan máu, độc tố ruột, ngoại độc tố A (độc tố gây chết) được cho rằng có vai trò
chính trong cơ chế bệnh sinh.
CHẨN ĐOÁN VSV
Bệnh phẩm lấy từ ổ kín (ổ mủ chưa vỡ, dịch
màng phổi, dịch màng não, máu) à cấy
trực tiếp vào mt thạch thường.
Bệnh phẩm lấy từ vùng tạp nhiễm (ổ mủ đã vỡ,
đờm, nhầy họng) à cấy
vào mt có cetrimid (chất ức chế)
Nuôi cấy ở 37oC, khí trường thường.
Note: có 10% số chủng tk mủ xanh không sinh
sắc tố, phải dùng các môi trường tăng sinh sắc tố.
PHÒNG BỆNH
Không đặc hiêu (vai trò chính):
-
giữ vệ sinh chung, thực hiện tiệt
trùng vô trùng đúng cách à tránh
lây chéo trong bệnh viện.
-
cá nhân: giữ vệ sinh, nâng cao
đề kháng, tránh lạm dụng k.sinh và thuốc gây suy giảm miễn dịch, tránh sây sát
da và niêm mạc.
ĐIỀU TRỊ
Tk mủ xanh (nhất là trong bệnh viện) kháng
nhiều ksinh thông dụng: penicillin, ampicillin, chloramphenicol, tetracyclin.
Thường dùng:
-
aminoglycoside (gentamicin,
amikacin, tobramycin)
-
cephalosporin thế hệ 3 (vd.
ceftazidime)
-
imipenem
µBurkholderia pseudomallei
Tên khác: trực khuẩn Whitmore.
Gây bệnh melioidosis - lưu hành ở đông nam
châu Á, bắc Australia, bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng và
vsv khó khăn, bệnh hay tái phát, và vk
kháng nhiều ksinh.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Gr(-), trực khuẩn hoặc cầu-trực khuẩn, bắt
màu đậm ở 2 cực, giống như chiếc kim băng khi nhìn qua kính hiển vi, 0.8 x 1.5
mcm.
Không sinh nha bào,
Có một chùm lông ở một cực à di
Dễ nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, không sinh
sắc tố hoà tan, toả mùi thơm đặc biệt như mùi nho.
Oxidase/catalase/gelatinase/arginin
dihydrolase/citrat Simmons (+)
Urease/trypthophanase (-)
Khử NO3- đến N2
Trên môi trường OF, nhiều carbohydrat bị
phân giải theo lối oxh sinh acid: arabinose, dulcitol, fructose, galactose,
glucose, glycerol, lactose, mannitol.
Đề kháng: sức chịu đựng với ngoại cành như
S.aeruginosa
B.pseudomallei sống tự do ở ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt là các cánh đồng
lúa nước ở vùng đông nam châu Á.
Miễn dịch: kháng thể không có vai trò bảo vệ,
BN tái nhiễm hoặc tái phát dễ dàng.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Gây bệnh được cho nhiều động vật:chuột
lang, thỏ, ngựa, bò, chim, bệnh melioidosis của súc vật có thể truyền cho người.
B.pseudomallei từ môi trường ngoài xâm nhập qua chỗ sây sát hoặc vết thương trên
da, gây mụn nhỏ hoặc áp xe tại chỗ.Ở người đề kháng kém, vk vào máu, gây bệnh cảnh
nặng nề của một nhiễm khuẩn huyết do vk Gr(-). Vk đến các phủ tạng gây áp xe nhỏ
(phổi, gan, lách). Các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng.
Bệnh có thể diễn biến cấp tính, bán cấp, hoặc
mạn tính.
B.pseudomallei có thể sống trong các đại thực bào, đây có thể là nguyên nhân gây
tái phát.
CHUẨN ĐOÁN VSV
Nuôi cấy:
-
Bệnh phẩm từ các ổ kín à cấy và môi trường thông thường
-
Bệnh phẩm có bội nhiễm àcấy vào mt có chất ức chế là gentamicin
Chẩn đoán huyết thanh
-
Trong điều tra dịch tễ học: pư
ngưng kết hồng cấu thụ động (IHA) với kháng nguyên thô.
-
Trong chẩn đoán bệnh: dùng IHA
kết hợp ELISA với KN là protein hoặc glycolipid tinh chế.
PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Không đặc hiệu: tăng cường sức đề kháng
chung, giữ gìn vệ sinh, tránh tổn thương da khi làm việc trên các đồng lúa nước.
ĐIỀU TRỊ
Đã kháng thuốc: gentamicin, ampicillin
Nhạy cảm với: tetracyclin, chloramphenicol,
bactrim, đặc biệt là cefazidim.
Khi lựa chọn ksinh cần lưu ý tới khả năng lẩn
tránh của B.pseudomallei trong tế
bào.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ: tháo mủ ổ áp
xe, tăng cường dinh dưỡng, điều trị triệu chứng và các bệnh kèm theo.