Hình dạng
|
Gram
|
Tộc vi khuẩn kỵ khí không sinh nha bào
|
Trực khuẩn
|
(+)
|
Actinomycetes,
Eubacterium, Lactobacillus, Propionibacterium, Bifidobacterium
|
(-)
|
Bacteroides,
Fusobacterium
|
|
Cầu khuẩn
|
(+)
|
Peptococus,
Peptostreptococcus, Streptococcus
|
(-)
|
Veillonella
|
Nhiều loại thuộc vi hệ nhưng gây bệnh khi lạc
chỗ, gây nên các ổ áp xe não, phổi, bụng, đường tiết niệu phụ nữ, đường mật,…
Trong ổ áp xe kỵ khí thường tìm thấy một hoặc
vài loại vk kỵ khí cùng với một loài vk ái kỵ khí tuỳ ngộ, v.dụ: Bacteroides
fragilis và E.coli, vk ái kỵ khí tuỳ ngộ đã sử dụng oxy để tạo môi trường kỵ
khí cho vk yếm khí.
Có 3 đặc điểm lâm sàng để nghĩ đến
áp xe kỵ khí: bệnh phẩm có mùi thôi khắm, tổ chức áp xe có hơi và hoại tử.
Note: Bifidobacterium-->chuyển
hoá sữa, Lactobacillus dùng trong sữa
chua, Propionibacterium là căn nguyên
gây mụn trứng cá.
Chẩn đoán vi sinh: thu bệnh phẩm thích hợp,
nếu gặp vk ở vị trí ký sinh bình thường thì không được khẳng định là vk kỵ khí
gây bệnh, không tìm vk kỵ khí trong phân và trong đờm
Nguyên tắc điều trị:
Thường dùng: penicillin G, cefoxitin,
chloramphenicol, lindamycin, metronidazole.
Chú ý: B.fragilis có beta-lactamase nên
kháng penicillin
Vk kỵ khí không sinh nha bào quan trọng nhất
là Bacteroides:
Bacteroides
Là vk gây nhiễm trùng kỵ khí nặng và nhiều
nhất, đặc biệt là viêm phúc mạc, nhiềm khuẩn khuyết và áp xe, thường xuất hiện
sau phẫu thuật, xuất huyết và bị bệnh mạn tính
Nhiễm trùng kỵ khí là một nhiễm trùng nội
sinh, không phải nhiễm trùng cộng đồng.
B.fragilis ký sinh nhiều nhất tại đại tràng
(90% vi hệ ở đây), nó gây bệnh bằng vỏ polysaccharid
Trong âm đạo của 60% phụ nữ có B.melaninogenicus và B.corrodens ký sinh.