2018-01-28

Vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis)

Vi khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis)
Thuộc họ vk đường ruột
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Gr(-), hình bầu dục (cầu trực khuẩn) nhỏ, 0.5-0.8 x 1-2 mcm
Không sinh nha bào
Bắt màu đậm ở 2 cực khi nhuộm Gram hoặc nhuộm Wayson
Nếu nhuộm từ  môi trường nuôi cấy thì đa hình thái.
Có vỏ khi nuôi cấy ở 37oC hoặc khi tiêm truyền cho động vật, không có vỏ khi nuôi cấy ở 28oC.
Nuôi cấy:
-         mọc chậm trên các mt nuôi cấy thông thường, khuẩn lạc giống như nửa chiếc vỏ chai úp xuống (bờ trải mỏng và không đều,  bề mặt nhẵn hoặc xù xì, trung tâm lồi)
-         trên mt lỏng, Y.pestis lúc đầu làm đục đều, dần dần tạo nên các khúm hình nhũ đá (stalactite) ở thành ống, sau đó những khúm này rơi xuống đáy ống làm thành lắng cặn, môi trường trở nên tương đối trong
Y.pestis  hiếu kỵ khí tuỳ tiện, thích hợp nhất ở 28oC
Không di động ở bất kì nhiệt độ nào, đây là đặc điểm để phân biệt với các Yersinia khác (không di động ở 37oC nhưng di động ở 28oC hoặc thấp hơn.
Y.pestis  mang tất cả các đặc điểm chuyển hoá của Enterobacteriaceae, nhưng tính chất hoá sinh có xu hướng “trơ”:
-         không lên men sucrose, rhamnose, cellobiose và sorbitol.
-         Lên men glucose nhưng không sinh hơi.
-         Urease/indol/lysin/ornithin decarboxylase/arginin dihydrolase/citrat Simmons và H2S (-)
Đề kháng: Dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hoá
Miễn dịch: sau khi khỏi thì có miễn dịch cao đối với tái nhiễm, hiện tượng thực bào, opsonin hoá có vai trò quan trọng
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Các yếu tố độc lực:
-         Kháng nguyên F1 (không chịu nhiệt), kháng nguyên V, W.
-         Sinh sắc tố ở môi trường có hemin và khả năng hấp phụ đỏ congo.
-         Sinh pesticin I, II
-         Yếu tố làm tan tơ huyết (fibrinolytic factors) và men coagulase.
-         Độc tố gây độc cho chuột (murine toxin)
-         Khả năng tổng hợp purin
Vk dịch hạch đa vật chủ. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên ở các loài gặm nhấm hoang dại. Môi giới trung gian truyền bệnh là bọ chét chuột Xenopsylla cheopis. Chúng hút máu chuột để sống, vk vào dạ dày bọ chét tiếp tục nhân lên và tạo nên một khối kết dính giống như tơ huyết, khối này gây tắc nghẽn ở tiền phòng (phần trước dạ dày). Khi chuột chết à bọ chét tìm vật chủ mới à mỗi lần hút máu do tắc nghẽn tiền phòng nên máu ứa lại vật chủ, mang theo vkàvk xâm nhập qua vết đốt hoặc sây sát
Giữa người với người lây qua chấy rận hoặc bọ chét người Pulex irritans.
Bệnh dịch hạch ở người có 3 thể lâm sàng:
-         Thể hạch (thường gặp nhất)
-         Thể phổi, Thể nhiễm khuẩn huyết à bệnh rất nặng, tỷ lệ tử vong cao.
CHẨN ĐOÁN VSV
Chẩn đoán trực tiếp:
-         nhuộm soi
-         mdhq trực tiếp (DFA)
-         nuôi cấy phân lập
-         tiêm truyền động vật
-         tìm kháng nguyên F1 trong bệnh phẩm
Chẩn đoán gián tiếp: phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động à phát hiện kháng thể kháng F1(chậm, chủ yếu dùng trong dịch tễ)
PHÒNG BỆNH
Không đặc hiệu:
-         diệt chuột, diệt bọ chét, nơi có chuột chết hàng loạt mà không giải thích được thì phải tiến hành phun ngay thuốc diệt bọ chét
-         khi dịch bệnh đã xra thì cần tổ chức uống ksinh (tetracyclin) dự phòng cho người nhà bệnh nhân, nhân dân vùng có chuột chết và các nhân viên y tế tiếp xúc với thể phổi.
-         cách ly bệnh nhân, chẩn đoán sớm và điều trị triệt để, đặc biệt là những trường hợp đầu tiên có nghi ngờ dịch hạch để có cơ sở tin cậy nhằm quyết định đúng đắn các biện pháp phòng chống khẩn cấp.
đặc hiệu:
-         vaccin chết: tiêm 2 lần, gây m.dịch được 6 tháng
-         vaccin sống: tiêm 1 lần, gây phản ứng mạnh hơn nhưng gây miễn dịch nhanh (5-7 ngày) và thời gian m.dịch kéo dài hơn (6 tháng - 1 năm)
note: không tiêm vaccin một cách rộng rãi cho tất cả các đối tượng, chỉ tiêm cho những người đang sống ở những vùng có chỉ điểm dịch tễ học hoặc phải vào làm nhiệm vụ ở các vùng đó.
ĐIỀU TRỊ
Vk dịch hạch vẫn nhạy cảm với nhiều loại ksinh thường dùng, tuỳ theo thể lâm sàng mà chọn streptomycin, tetracyclin, chloramphenicol đơn lẻ hoặc kết hợp giữa chúng.

Note: dịch hạch là một bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, nếu chỉ chú trọng tới kháng sinh liệu pháp thì chưa đủ.