2018-01-28

Quy trình điều dưỡng

3 Quy trình điều dưỡng
1. ĐịNH NGHĩA
Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt. Nhằm ngǎn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khǎn của bệnh nhân và thỏa mãn các nhu cầu của người bệnh trong mọi hoàn cảnh.
2. BốN BUớC CủA QUY TRìNH ĐIềU DUỡNG
Bước 1: Nhận định.
Bước 2: Yêu cầu (Lập kế hoạch chǎm sóc).
Bước 3: Thực hiện.
Bước 4: Đánh giá.
2.1. Nhận định (đánh giá ban đầu).
- Người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
- Thu thập thông tin, dữ kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, nhu cầu để đưa ra chẩn đoán. Muốn làm được như vậy người điều dưỡng cần phải:
2.1.1 Phỏng vấn bệnh nhân, người nhà:
- Nói chuyện, giao tiếp với bệnh nhân.
- Hỏi bệnh là một nghệ thuật đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức, khả nǎng phán đoán, sự khéo léo tế nhị, có kinh nghiệm và nhạy bén.
- Nguyên tắc khi hỏi bệnh nhân:
+ Đặt câu hỏi, lắng nghe bệnh nhân (nghe nhiều hơn hỏi bệnh).
+ Quan sát nét mặt, thái độ, cử chỉ, điệu bộ... (Sử dụng tất cả các giác quan để quan sát).
+ Lưu ý các đề nghị, yêu cầu của người bệnh (nhu cầu).
- Dựa vào người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân hôn mê, trẻ nhỏ, tâm thần).
- Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ (ở phòng khám cáp cứu, khoa điều trị).
2.1.2 Khám thực thể.
- Tùy thuộc vào tình trạng, thể chất, tâm hồn của người bệnh trong và sau khi thực hiện kế hoạch chǎm sóc.
- Khám thực thể nhằm xác định chức nǎng về thể chất của người bệnh (tình trạng bệnh).
  • Người điều dưỡng sử dụng 4 giác quan:
+ Nhìn:
Nhìn sự biểu lộ trên nét mặt.
Tư thế nằm trên giường
Màu sắc da, vết thương.
Kiểu thở, mức độ tỉnh táo
Quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân
+ Nghe: Giọng nói, tiếng thở, lời phàn nàn
+ Sờ:
Đếm mạch
Cảm giác nhiệt độ của da
Sự đàn hồi của da
(Véo da) tìm dấu hiệu mất nước
Da ẩm ướt, nhớp nháp, vã mồ hôi
Da khô
+ Ngửi:
Mùi nước tiểu
Mùi phân
Mùi dịch dẫn lưu
Mùi hơi thở ra
Đánh giá tình trạng toàn thân bệnh nhân từ đầu đến chân.
Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin, theo dõi khám thực thể, dựa vào sự vận dụng kiến thức giải phẫu sinh lý, triệu chứng, bệnh học, điều dưỡng tổng hợp, phân tích đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn đoán chǎm sóc).
2.1.3 Chẩn đoán điều dưỡng.
- Giai đoạn nhận định kết thúc bằng chẩn đoán điều dưỡng.
- So sánh sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị điếu dưỡng.
Chẩn đoán điều trị
Chẩn đoán điều dưỡng
Mô tả một quá trình bệnh riêng biệt mà nó cũng giống nhau đối với tất cả bệnh nhân
- Hướng tới xác định bệnh
- Duy trì không thay đổi trong suốt thời gian ốm
- Bổ sung cho chẩn đoán chǎm sóc
- Chỉ dẫn hành động chǎm sóc độc lập
- Mô tả sự phản ứng đối với một bệnh của bệnh nhân mà nó khác nhau ở mỗi người.
- Hướng tới một cá nhân người bệnh
- Thay đổi khi phản ứng của bệnh nhân thay đổi.
- Bổ sung cho chẩn đoán điều trị
- Chỉ dẫn việc điều trị mà người y tá có thể tiến hành.
Chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị liên quan và bổ sung cho nhau.
2.2. Yêu cầu chǎm sóc (lập kế hoạch chǎm sóc)
2.2.1. Xác định vấn đề ưu tiên:
- Đe dọa tính mạng người bệnh (cấp cứu, khó thở, điện giật...).
- ảnh hường đến sự an toàn của người bệnh.
2.2.2 Xác định mục tiêu hành động:
- Mục tiêu phải tập trung vào bệnh nhân
- Mục tiêu phải trình bày chính xác.
- Nhất thiết phải dùng động từ chỉ hành động.
2.2.3 Lựa chọn hành động chǎm sóc.
- Hành động chǎm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị.
- Hành động chǎm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện (Bảo hiểm y tế).
- Hành động chǎm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân.
2.2.4 Viết kế hoạch chǎm sóc.
- Viết kế hoạch chǎm sóc có tính chất bắt buộc người điều dưỡng phải xem xét lại kế hoạch theo từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện những gì đề ra có đúng mục tiêu hay không?
- Nó minh họa cho sự chǎm sóc toàn diện từ lúc vào cho đến khi ra viện.
- Khi viết kế hoạch chǎm sóc phải đặt câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Làm như thế nào?  đâu? Ai làm? Làm khi nào?
- Viết đơn giản dễ hiểu cho tất cả các nhân viên khác.
+ Ngày, tháng
+ Viết đúng động từ hành động
Thí dụ:
Đo lượng nước tiểu
Chườm lạnh
Đo nhiệt độ, mạch, huyết áp
Thay đổi tư thế
+ Nội dung của y lệnh chǎm sóc:
Hoạt động gì?
Thực hiện như thế nào?
+ Trong thời gian nào?
Thí dụ: 3 giờ/1ần; 15 phút/1lần; sáng, chiều
+ Người điều dưỡng viết y lệnh và người điều dưỡng thực hiện phải ký tên
Kết luận: Viết kế hoạch chǎm sóc có tác dụng:
- Giám sát các hành động của nhân viên.
- Truyền đạt tới nhân viên khác về tình hình bệnh nhân.
- Tiết kiệm thời gian.
- Nhân viên biết việc phải làm.
- Nâng cao hiệu quả chǎm sóc.
2.3 Thực hiện kế hoạch chǎm sóc
- Khi thực hiện kế hoạch chǎm sóc phối hợp với nhân viên y tế khác, với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân.
- Khi thực hiện kế hoạch chǎm sóc người điều dưỡng luôn luôn nhận định bệnh nhân kể cả sự phản hồi của việc chǎm sóc.
+ Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ (tiêm, uống, thay bǎng...)
+ Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh.
+ Kế hoạch chǎm sóc phải theo dõi hàng ngày, giờ...
+ Phải phù hợp với phương tiện, trang thiết bị hiện có và nhân lực của khoa.
- Hành động chǎm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và mỗi điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về công tác của mình làm.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chǎm sóc thấy có gì bất thường phải báo ngay bác sĩ để phối hợp điều trị và chǎm sóc tất hơn.
2.4 Đánh giá.
- Kế hoạch chǎm sóc là phương tiện đánh giá sự hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Kết quả của kế hoạch chǎm sóc là ở chỗ tình trạng bệnh nhân khá hơn.
- Lập được kế hoạch chǎm sóc, thực hiện mà không có sự đánh giá sẽ không thể nâng cao được chất lượng chǎm sóc.
- Có đánh giá mới biết được mức độ tốt, chưa tốt để có kế hoạch thay đổi cho phù hợp những ngày, giờ sau.
Khoa............
Phòng..........
Giường........
Kế hoạch chǎm sóc
Họ tên bệnh nhân:
Chẩn đoán:
Tuổi:
Ngày tháng
Nhận định
Kế hoạch chǎm sóc
Thực hiện
Ký tên
Đánh giá