1. ĐạI CƯƠNG
Chọc màng tim, màng
phổi, màng bụng, tủy sống là những thủ thuật dùng kim đặc biệt đưa vào các
khoang của màng tim, màng phổi, màng bụng, ống sống nhằm mục đích:
1.1
Để chẩn đoán qua.
- Màu sắc của dịch
- áp lực của dịch.
- Xét nghiệm: tế bào,
sinh hóa, vi khuẩn.
1.2.
Để điều trị.
- Dùng dung dịch NaCl
0,9% để bơm rửa sạch các khoang trên.
- Bơm thuốc hoặc hơi
theo y lệnh để điều trị tại chỗ, đặc biệt còn bơm thuốc cản quang hoặc hơi để
chụp não hoặc tủy sống.
- Chọc tháo bớt dịch
để điều trị hội chứng chèn ép hoặc làm giảm bớt áp lực.
Khi hút số lượng dịch
ít gọi là chọc dò, khi hút số lượng dịch nhiều gọi là chọc tháo.
Các thủ thuật trên do
bác sĩ trực tiếp làm còn điều dưỡng viên là người chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ
và phụ giúp bác sĩ trong khi tiến hành thủ thuật.
2. NGUYÊN TắC KHI TRợ
GIúP.
Người điều dưỡng khi
phụ giúp bác sĩ tiến hành các thủ thuật trên phải tuân thủ đầy đủ các nguyên
tấc sau:
2.1.
Đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn.
- Bàn tay bác sĩ, mũ
áo, khẩu trang vô khuẩn đầy đủ.
- Bàn tay người điều
dưỡng, trang phục phải vô khuẩn.
- Các dụng cụ được hấp
tiệt khuẩn.
- Chú ý vô khuẩn trong
các kỹ thuật.
- Vùng chọc phải sát
khuẩn đẩy đủ.
2.2.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hồ sơ, các xét nghiệm, thuốc và phương tiện phòng chống
tai biến.
2.3.
Chuẩn bị địa điểm: tiến hành tại phòng thủ thuật có đủ thuốc và
phương tiện cấp cứu, thường làm ở phòng mổ.
2.4.
Giải thích động viên cho bệnh nhân yên tâm, tin tưởng cùng phối hợp
để tiến hành thủ thuật được tốt.
2.5.
Trong khi phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật người điều dưỡng luôn luôn theo
dõi bệnh nhân để kịp thời phát hiện tai biến.
2.6.
Người điều dưỡng cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để tiến hành thủ thuật
đúng quy trình kỹ thuật.
2.7.
Sau khi tiến hành thủ thuật xong người điều dưỡng đưa bệnh nhân về giường và
theo dõi sát để phòng và xử trí kịp thời các tai biến sau khi chọc dò.
3. CáC Kỹ THUậT CHọC
Dò.
3.1.
Chọc dò màng tim.
3.1.1.
Kỹ thuật trợ giúp.
a)
Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích và động
viên để bệnh nhân yên tâm. Đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân không tỉnh, phải giải
thích cho gia đình bệnh nhân.
- Lấy mạch, nhịp thở,
huyết áp.
Vệ sinh vùng chọc bằng
xà phòng và nước ấm. Theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng thuốc cho bệnh
nhân theo chỉ định cửa bác sĩ.
Chuyển bệnh nhân sang
phòng thủ thuật.
b)
Chuẩn bị dụng cụ:
Điều dưỡng viên mặc
áo, đội mũ, đeo khẩu trang và rửa tay.
* Dụng cụ vô khuẩn: Để
trong khay vô khuẩn có phủ khǎn vô khuẩn.
- 1 kim chọc dò: Dài
5-8cm, đường kính 2mm.
- 1 bơm tiêm 5ml và
kim để gây tê.
- 1 bơm tiêm 20ml hoặc
50ml.
- 1 khǎn có lỗ và 2
kìm kẹp khǎn.
- 1 ống thông màng
ngoài tim có khóa. Dùng dẫn dịch trong trường hợp nhiều dịch.
- 1 kìm Kocher
- 1 cốc con và gạc củ
ấu
- Vài miếng gạc vuông.
- 1 đôi gǎng. Nếu để
gǎng trong túi thì để riêng.
* Dụng cụ sạch và
thuốc:
- Lọ cồn iod 1%, cồn
70o
- Thuốc tê: Novocain,
Xylocain 1-2%
- Bǎng dính, kéo cắt
bǎng
- Giá đựng 3 ống
nghiệm có dán nhãn (trong đó 1 ống vô khuẩn). Ghi rõ họ tên, tuổi, khoa, phòng.
- Phiếu xét nghiệm, hồ
sơ bênh án.
- Huyết áp kế, ống
nghe, đồng hồ bấm giây.
* Dụng cụ khác
- 1 khay quả đậu đựng
bông bẩn.
- 1 chậu đựng dung
dịch sát khuẩn (nếu có)
- Các dụng cụ cấp cứu.
Máy sốc điện, bóng hô hấp, oxy, mặt nạ thở oxy.
- Máy theo dõi điện
tim.
c)
Tiến hành:
- Đưa dụng cụ đến nơi
làm thủ thuật.
- Đặt bệnh nhân nằm tư
thế thoải mái, đầu cao, để lộ vùng chọc.
Nâng đầu giường lên
cao một góc 60o, cởi cúc áo, kéo vạt áo sang hai bên.
- Mở khay dụng cụ vô
khuẩn.
- Chuẩn bị gǎng để bác
sĩ đi gǎng.
- Đổ cồn vào cốc con
có gạc củ ấu để bác sĩ sát khuẩn.
- Chuẩn bị thuốc tê để
bác sĩ gây tê.
- Giữ bệnh nhân, quan
sát sắc mặt bệnh nhân, theo dõi điện tâm đồ và dặn bệnh nhân không lược ho
trong khi bác sĩ đâm kim.
- Hứng dịch vào 3 ống
nghiệm.
Trường hợp có nhiều
dịch, bác sĩ luồn ống dẫn dịch qua kim chọc và lưu ống này trong khoang màng
ngoài tim, ống được nối với 1 túi hoặc chai dẫn lưu vô khuẩn.
- Sát khuẩn lại và
bǎng vết chọc sau khi bác sĩ rút kim.
- Cho bệnh nhân nằm tư
thế thoải mái.
Dặn bệnh nhân nghỉ
ngơi tại giường, nếu thấy tức ngực, khó chịu, hồi hộp, khó thở, thì báo ngay.
- Theo dõi mạch, huyết
áp, nhịp thở của bệnh nhân.
Sau chọc hút dịch màng
ngoài tim, phải theo dõi sát: huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung tâm
(nếu có điều kiện), theo dõi tiếng tim để đề phòng tràn dịch trở lại, khi thấy
những dấu hiệu bất thường phải báo ngay để bác sĩ xử lý
+ 30 phút/1 lần trong
2 giờ đầu sau khi chọc.
+ 3 giờ/1 lần trong 24
giờ tiếp theo.
- Gửi bệnh phẩm đi xét
nghiệm
d)
Thu dọn và bảo quản dụng cụ.
- Đem dụng cụ về phòng
cọ rửa và xử lý dụng cụ theo quy định.
- Sắp xếp dụng cụ và
máy móc khác về vị trí cũ.
e)
Ghi hồ sơ:
- Ngày giờ làm thủ
thuật
- Số lượng, màu sắc, tính chất dịch hút ra.
- Mẫu bệnh phẩm đã gửi
xét nghiệm
- Tình trạng và các
diễn biến của bệnh nhân
- Tên thủ thuật viên
và người phụ.
3.1.2.
Tai biến và chǎm sóc:
a)
Ngất: Do phản xạ khi chọc kim hoặc bệnh nhân sợ, hoặc đau, hoặc phản
ứng của thuốc tê (đề phòng: tiêm thuốc trước khi chọc 30 phút, giải thích cho
bệnh nhân trước khi chọc).
Biểu hiện: Bệnh nhân
ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ khó bắt.
Xử trí: Cho bệnh nhân
nằm tại chỗ, thở oxy, ủ ấm, truyền thuốc vận mạch nâng huyết áp nếu huyết áp
tụt.
b)
Chảy máu: Do chọc vào mạch máu hoặc chọc sâu vào cơ tim.
Tiến hành kỹ thuật
thận trọng, đúng quy trình.
c)
Nhiễm khuẩn: Bội nhiễm do dụng cụ hoặc thao tác không vô khuẩn. 2-3 ngày sau
chọc bệnh nhân sốt, tǎng bạch cầu (phòng: dụng cụ vô khuẩn, kỹ thuật đúng quy
trình, dùng kháng sinh).
d)
Ngừng tim.
3.2.
Chọc dò màng phổi.
3.2.1.
Kỹ thuật trợ giúp.
a)
Chuẩn bị bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh
nhân biết việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm: Đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân không
tỉnh, phải giải thích cho gia đình.
- Hướng dẫn bệnh nhân
những điều cần thiết: đại, tiểu tiện trước khi làm thủ thuật...
- Lấy mạch, đo huyết áp,
nhịp thở.
- Vệ sinh vùng chọc
bằng xà phòng và nước ấm.
+ Chọc hút dịch thường chọc ở khoang liên sườn
8-9 (bờ trên của xương sườn dưới) đường nách sau.
+ Chọc hút khí thường chọc ở khoang liên sườn 1-2 đường giữa xương đòn.
- Chuyển bệnh nhân
sang phòng thủ thuật: Nếu làm tại giường, phải có bình phong che để không ảnh
hưởng đến bệnh nhân khác.
b)
Chuẩn bị dụng cụ: điều dưỡng viên đội mũ, đeo khẩu trang, rửa
tay.
* Dụng cụ vô khuẩn: để
trong khay có phủ khǎn vô khuẩn.
- 2 kim chọc dò có
thông nòng: dài 5-8cm, đường kính 1-2mm.
- 1 bơm tiêm 20ml hoặc
50ml.
- 1 đoạn ống cao su có
khóa điều chỉnh (hoặc khóa chữ T có 3 đường) để nối đầu ǎm bu của bơm tiêm với
đốc kim chọc.
- 1 bơm tiêm 5ml; 2
kim tiêm để gây tê.
- 1 khǎn có lỗ, 3 kìm
kẹp khǎn.
- 1 cốc con, gạc củ
ấu.
- Vài miếng gạc vuông.
- 1 kìm Kocher
- 2 khay quả đậu để
khi cần rửa màng phổi.
- 1 đôi gǎng nếu gǎng
để trong túi thì để riêng.
* Dụng cụ sạch: thuốc
chống sốc
- Cồn iod 1%, cồn 70o.
- Thuốc gây tê:
Novocain hoặc xylocain 1-2%
- 1 cốc thủy tinh đựng
100ml nước cất: trường hợp cần thử phản ứng Rivalta.
- Một lọ acid acetic
có bầu nhỏ giọt.
- Bǎng dính, kéo cắt
bǎng
~ Giá đựng 3 ống
nghiệm có dán nhãn (có 1 ống vô khuẩn) ghi rõ họ tên, tuổi bệnh nhân, khoa,
phòng.
- Giấy xét nghiệm.
- Huyết áp kế, ống
nghe, đồng hồ bấm giây.
* Dụng cụ khác
- Khay quả đậu hoặc
túi giấy để đựng bông, gạc bẩn
- 1 tấm nylon
- 1 cốc đong
- 1 bô chứa dịch
- 1 ống pipet
d)
Tiến hành:
- Mang dụng cụ đến nơi làm thủ
thuật
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm hoặc
ngồi theo chỉ định của bác sĩ, để lộ vùng chọc.
- Tư thế nằm: bệnh nhân nằm
thẳng, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, cánh tay bên phổi
chọc đưa cao lên đầu.
- Tư thế ngồi: Bệnh nhân ngồi
trên ghế tựa, mặt quay về phía vai ghế, 2 chận giang ra 2 bên, 2 tay
khoanh phía trước mặt lên vai ghế, ngực tì vào vai ghế có đệm một gối mềm.
- Mở khǎn vô khuẩn
- Đổ cồn vào vào cốc có gạc củ ấu
để bác sĩ sát khuẩn vị trí chọc.
- Chuẩn bị gǎng để bác sĩ đi
gǎng.
- Chuẩn bị thuốc tê, sát khuẩn và
cưa ống thuốc để bác sĩ lấy thuốc tê.
- Giữ bệnh nhân khi bác sĩ đâm
kim. Quan sát sắc mặt bệnh nhân, dặn bệnh nhân nín ho và không cử động.
- Hứng dịch vào 3 ống nghiệm,
phối hợp với bác sĩ đóng, mở khóa khi bác sĩ tháo và lắp bơm tiêm để đề
phòng khí tràn vào khoang màng phổi.
- Khi bác sĩ rút kim, điều dưỡng
viên sát khuẩn vết chọc và bǎng lại.
- Đặt bệnh nhân nằm tư thế
Fowler.
+ Nghiêng về bên lành sau khi chọc.
+ Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, tránh đi
lại, vận động trong vài giờ đầu sau khi chọc.
- Đo lại mạch, huyết
áp, nhịp thở.
- Gửi bệnh phẩm đi xét
nghiệm.
d)
Thu dọn và bảo quản dụng cụ:
- Đưa toàn bộ dụng cụ
bẩn về phòng cọ rửa và xứ lý theo quy định (xem bài khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng
cụ).
- Xếp đặt các dụng cụ khác về vị trí cũ.
e)
Ghi hồ sơ:
- Ngày, giờ tiến hành
thủ thuật.
- Số lượng dịch hút ra, màu sắc, tính chất.
- Loại xét nghiệm đã
gửi đi.
- Tình trạng bệnh
nhân, mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Họ tên bác sĩ và
điều dưỡng viên.
g)
Chǎm sóc bệnh nhân sau khi chọc:
Trong vài giờ đầu sau
khi chọc, để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường tránh vận động mạnh và đi lại.
Luôn theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân Nếu thấy bệnh nhân khó thở hoặc có
những diễn biến bất thường như ho nhiều, đau tức ngực, tím tái, mạch nhanh,
huyết áp hạ, thân nhiệt tǎng hoặc giảm thì phải báo cáo ngay cho bác sĩ biết để
kịp thời xử trí.
3.2.2.
Một số tai biến thường gặp trong và sau khi chọc, cách chǎm sóc xử trí
a)
Ngất: Do bệnh nhân quá sợ hãi, do sự thay đổi áp lực đột ngột của màng
phổi.
Biểu hiện: tím tái,
ngừng thở, ngừng tim
Xử trí và chǎm sóc:
Làm thông đường hô hấp
Cho bệnh nhân nằm đấu
thấp
Tiến hành hồi sinh hô
hấp tuần hoàn (nếu cần)
Cho mời bác sĩ ngay.
b)
Tràn khí màng phổi: Do không đảm bảo kín nên khí từ bên ngoài lọt
vào khoang màng phổi hoặc do đâm kim thủng lá tạng vào nhu mô phổi.
Biểu hiện: ho rũ rượi,
khó thở, mạch nhanh, tím tái, gõ trong.
Xử trí và chǎm sóc:
Cho bệnh nhân ngồi dậy, động viên an ủi bệnh nhân và mời bác sĩ ngay.
Nếu cần phải hút khí
ra và cho thở O2.
c)
Phù phổi cấp: Do hút quá nhiều và quá nhanh dịch trong khoang màng phổi (lượng
dịch hút ra trên l00ml) gây nên sự thay đổi áp lực đột ngột trong khoang màng
phổi.
Biểu hiện: Khó thở,
tím tái, ho khạc ra bọt màu hồng, mạch nhanh, huyết áp hạ...
Xử
trí và chǎm sóc:
- Nhanh chóng chuyển
bệnh nhân ra phòng cấp cứu
- Cho bệnh nhân ngồi
dậy hoặc nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi giúp bệnh nhân dễ thở.
- Động viên an ủi bệnh
nhân.
- Chuẩn bị phương tiện
và thuốc men cấp cứu trước khi làm thủ thuật.
- Thực hiện các bước
cấp cứu ban đầu như: Hút đờm dãi, làm thông đường hô hấp, cho thở oxy, garo
chi.
- Cho mời bác sĩ ngay
và thực hiện y lệnh của bác sĩ.
d)
Mủ màng phổi: Do dụng cụ không vô khuẩn hoặc do không đảm bảo kỹ thuật vô
khuẩn khi làm thủ thuật.
Biểu hiện: Sốt cao,
khó thở, mạch nhanh, gõ vùng phổi đục.
Xử trí và chǎm sóc:
Giúp bệnh nhân dễ thở
Chườm lạnh
Báo cáo cho bác sĩ
biết và thực hiện các y lệnh.
Thường phải cho kháng
sinh và chọc rửa khoang màng phổi.
e)
Tổn thương tế bào phổi: do đâm kim to, quá sâu vào nhu mô phổi. Trong
trường hợp này bệnh nhân thường có biểu hiện ho và khạc đờm có máu. Người điều
dưỡng phải động viên an ủi bệnh nhân và báo cáo ngay cho bác sĩ biết.
3.3. chọc dò màng bụng
3.3.1.
Kỹ thuật trợ giúp.
a)
Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh
nhân biết thủ thuật sắp làm và động viên để bệnh nhân yên tâm. Đối với trẻ nhỏ,
bệnh nhân không tỉnh, cần phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân
những điều cần thiết. Nhắc bệnh nhân đi đại, tiểu tiện...
- Kiểm tra mạch, huyết
áp nhịp thở.
- Vệ sinh vùng chọc
bằng xà phòng và nước ấm.
- Chuyển bệnh nhân
sang phòng thủ thuật. Nếu làm tại giường bệnh nhân, phải có bình phong che để
không ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
* Dụng cụ vô khuẩn
- Kim chọc dài 5 - 8cm
đường kính 1mm (khi chọc dò); đường kính 1,5mm-2mm (đối với chọc tháo).
- ống thông polyetylen nhỏ, dài khoảng 1m có ǎm
bu để nối với đốc kim, có khóa để điều chỉnh dịch chảy (có thể dùng kim to nối
với dây truyền dịch không có bầu đếm giọt).
- Bơm tiêm 5ml - 10ml
- 20ml và kim tiêm
- Gǎng tay
- Bông gạc
- Móc bấm + Kìm agraf
- ống nghiệm: 3 ống
- Kìm Kocher: 2 chiếc
* Dụng cụ sạch
- Cồn 70o,
cồn iod
- Kéo
- Bǎng dính
- Mảnh nylon
- Phiếu xét nghiệm
- Một bình thủy tinh
có chia vạch mililit.
- Thuốc gây tê
Novocain 1%
- Thuốc cấp cứu
- Cốc thủy tinh chứa
100ml nước cất đã hòa 2 giọt acid acetic để làm phản ứng.
- Khay quả đậu hoặc
tui giấy đựng dụng cụ bẩn (bông, gạc).
c)
Kỹ thuật tiến hành
- Đem dụng cụ đến
giường bệnh nhân
- Trải nylon lên
giường
- Đặt bệnh nhân nằm
tùy theo yêu cầu của thầy thuốc: thường nằm nghiêng trái sát thành giường.
- Bộc lộ vùng chọc.
- Sát khuẩn vùng chọc:
Vạch một đường nối rốn với gai chậu trước trên, chia đường này thành 3 phần.
Sát khuẩn kỹ điểm 1/3 ngoài. Thường chọc ở bên trái, ít khi chọc bên phải để
tránh chọc vào manh tràng. Đôi khi chọc bên phải theo chỉ định của thầy thuốc
(ví dụ khi lách rất to).
- Trải khǎn có lỗ lên
vùng chọc.
- Đổ cồn 70o để sát khuẩn tay thầy thuốc.
- Đổ cồn iod ra cốc và đưa bông thấm cồn iod để
thầy thuốc sát khuẩn
- Đưa gǎng cho thầy
thuốc.
- Chuẩn bị thuốc gây
tê để thầy thuốc gây tê
- Đưa kim chọc dò (nêu
chọc thǎm dò có thể dùng bơm tiêm và kim tiêm to). Nếu chọc tháo dùng kim có
gắn dây truyền dịch không có bầu đếm giọt.
- Cắt bǎng dính, châm
đèn cồn
- Khi thầy thuốc chọc,
đưa ống đựng kim để thầy thuốc cho thông nòng vào, đặt khay quả đậu hứng vài
giọt dịch đầu tiên bỏ đi.
- Hứng dịch vào ống
nghiệm để xét nghiệm (thường lấy vào 3 ống: tế bào, vi khuẩn và sinh hóa; trong
trường hợp làm phản ứng Rivalta thì nhỏ 2-4 giọt dịch vào cốc đựng l00ml nước
cất và acid acetic).
- Trường hợp chọc tháo
thì nối ống thông vào đốc kim để dẫn dịch chảy vào bình.
- Điều chỉnh dịch chảy
ra nhanh hoặc chậm theo yêu cầu của thầy thuốc.
- Thường xuyên theo
dõi sắc mặt và mạch bệnh nhân trong khi chọc.
- Khi thầy thuốc rút
kim ra, người điều dưỡng sát khuẩn lại nơi chọc, đặt gạc và bǎng lại (nếu thầy
thuốc ủy nhiệm việc rút kim cho điều dưỡng cần đảm bảo vô khuẩn. Tháo dây dẫn ở đốc kim, đặt lại thông kim. Rút kim thật
nhanh. Sát khuẩn đặt gạc và bǎng lại).
- Nếu dùng kim to, cần
bịt lỗ chọc bằng móc bấm (tùy trường hợp dịch có chảy ra theo lỗ chọc hay
khỏng, do cổ trướng cǎng to).
- Đặt bệnh nhân nằm
nghỉ nghiêng bên không chọc.
- Nhanh chóng gửi bệnh
phẩm đi xét nghiệm
- Thu dọn dụng cụ về
phòng
d)
Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
- Rửa sạch dụng cụ
- Lau khô trả về chỗ
cũ
- Gửi dụng cụ đi tiệt
khuẩn
e)
Ghi hồ sơ.
- Ngày giờ thực hiện
thủ thuật
- Vị trí chọc
- Số lượng, tính chất, màu sắc của dịch và kết quả
của phản ứng Rivalta
- Tình trạng bệnh nhân
- Tên thầy thuốc thực
hiện thủ thuật
g)
Những điểm cần lưu ý:
- Thường xuyên theo
dõi sắc mặt, mạch, huyết áp của bệnh nhân trong suốt thời gian chọc để kịp thời
phát hiện biến chứng.
- Báo ngay với thầy
thuốc nếu màu sắc của dịch bất thường
- Nếu chọc tháo bằng
kim to (Trocart) phải theo dõi các triệu chứng: xuất huyết trong ổ bụng (do giảm áp lực ổ bụng vì lấy dịch quá nhiều và quá nhanh).
3.2.2.
Chǎm sóc, theo dõi bệnh nhân sau khi hút dịch màng bụng
- Đặt bệnh nhân nằm
nghỉ nghiêng về bên không chọc
- ủ ấm cho bệnh nhân
- Thực hiện thuốc theo
y lệnh.
- Theo dõi:
+ Sắc mặt, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
+ Số lượng, tính chất, màu sắc dịch chảy ra
+ Dấu hiệu đau bụng hoặc bụng chướng
+ Ngất
+ Tình trạng nhiễm khuẩn.
3.4.
Chọc dò tủy sống.
3.4.1.
Kỹ thuật phụ giúp:
a)
Chuẩn bị bệnh nhân.
Giải thích, động viên
để bệnh nhân yên tâm. Đối với trẻ nhỏ, bệnh nhá.ri không tỉnh, phải giải thích
cho gia đình bệnh nhân.
Hướng dẫn bệnh nhân
những điều cần thiết, nhắc bệnh nhân đi đại, tiểu tiện...
- Lấy mạch, huyết áp,
nhịp thở.
- Vệ sinh vùng chọc,
vùng chọc thường là vùng thắt lưng (L) III, IV, V hoặc giao điểm giữa đường nối 2 mào chậu với
cột sống.
- Chuyển bệnh nhân
sang phòng thủ thuật. Nếu làm tại giường, phải có bình phong để không ảnh hưởng
tới các bệnh nhân khác.
b)
Chuẩn bị dụng cụ:
* Dụng cụ vô khuẩn:
Để trong khay vô khuẩn
có phủ khǎn vô khuẩn.
- 2 kim chọc dò có
thông nòng, cỡ tùy thuộc vào bệnh nhân: thường dùng kim dài 5-8cm đường kính
0,8-1mm
- 1 khóa chữ T (3 đường) nếu dùng áp kế Claude đo áp lực nước
não tủy.
- 1 khǎn có lỗ, 2 kìm
kẹp khǎn
- 1 bơm tiêm 5ml và
kim để gây tê
- 1 cốc con và gạc củ
ấu.
- Vài miếng gạc vuông
- 1 kìm Kocher
- 1 đôi gǎng tay
- 1 khay quả đậu.
* Dụng cụ sạch:
- Cồn iod, cồn 70o
- Thuốc tê: Novocain
hoặc xylocain 1-2% (nên dùng Kelen để chỗ gây tê không bị phồng lên).
- Giá đựng 3 ống
nghiệm có dán nhãn (có 1 ống vô khuẩn): ghi rõ họ, tên, tuổi, khoa.
- Phiếu xét nghiệm
- Kéo, bǎng dính
- áp kế Claude.
- Đồng hồ bấm giây,
ống nghe, huyết áp kế.
* Dụng cụ khác
- Khay quả đậu đựng
bông bẩn
- Chậu dung dịch sát
khuẩn
c) Tiến hành:
Nhóm thủ thuật gồm 1
bác sĩ và 2 người phụ.
* Người phụ 1
- Đặt bệnh nhân ở tư thế theo chỉ định của bác sĩ, bộc lộ vùng
chọc.
+ Tư thế ngồi: bệnh nhân ngồi trên ghế quay mặt
về phía vai ghế, 2 chân đặt sang 2 bên, 2 tay khoanh vào nhau đặt lên vai ghế,
đầu cúi đặt trên 2 tay. Tư thế ngồi ít được áp dụng vì dễ xảy ra tai biến.
+ Tư thế nằm: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, lưng
sát mép giường quay ra phía bác sĩ, kê 1 gối mỏng dưới đầu, 1 gối giữa 2 chân
(vùng đầu gối) bảo bệnh nhân cong lưng, chân co gập vào bụng 2 tay kẹp lấy đầu
gối hoặc ôm lấy cổ (H.140).
- Giữ bệnh nhân ở tư thế nằm bằng cách 1 tay đặt ở gáy của bệnh nhân, 1 tay đặt ở khoeo chân (hình vẽ trên), luôn có xu thế kéo
vào để lưng bệnh nhân cong tối đa trong khi bác sĩ chọc kim vào ống sống (hoặc
có thể dùng thêm đầu gối đẩy vào bụng bệnh nhân để làm tǎng sự cong của cột
sống).
* Người phụ 2
- Đội mũ, đeo khấu
trang, rửa tay.
- Đưa dụng cụ đến nơi
làm thủ thuật
- Mở khay vô khuẩn
- Chuẩn bị gǎng đề bác
sĩ đi gǎng.
- Đổ cồn vào cốc để bác sĩ sát khuẩn
- Chuẩn bị thuốc tê để
bác sĩ gây tê.
- Kẹp khǎn có lỗ nếu
bác sĩ yêu cầu.
- Trong khi bác sĩ đâm
kim, điều dưỡng viên luôn theo dõi sát sắc mặt bệnh nhân.
- Khi kim đã vào ống
sống, dịch não tủy chảy ra, giúp bệnh nhân duỗi thẳng chân và bảo bệnh nhân thở
đều.
- Đưa áp kế Claude để
bác sĩ nối vào khóa chữ T, ghi nhớ áp lực nước não tủy nếu bác sĩ yêu cầu.
+ Tư thế nằm áp lực = 120mm H2O
+ ở tư thế ngồi = 180mm H2O
- Đếm số giọt nước não
tủy trong một phút đồng thời hứng dịch vào 3 ống nghiệm, mỗi ống từ 2-3ml (xét
nghiệm vi khuẩn chỉ cấn 1ml).
- Khi bác sĩ rút kim,
sát khuẩn lại vết chọc, đặt gạc và bǎng lại.
- Đặt bệnh nhân nằm
sấp, dặn bệnh nhân nằm sấp trong 15 phút sau đó nằm ngửa đầu thấp không gối
trong 1-2 giờ, không được ngồi dậy, ngay cả khi đi đại, tiểu tiện. Nếu thấy:
chóng mặt, đau đầu, người khó chịu thì phải báo ngay.
- Lấy mạch, huyết áp,
nhịp thở và theo dõi sát toàn trạng bệnh nhân để phát hiện kịp thời các biến
chứng có thể xảy ra.
- Gửi mẫu bệnh phẩm đi
xét nghiệm
d)
Thu dọn và bảo quản dụng cụ.
- Đưa dụng cụ bẩn về
phòng cọ rửa và xử lý theo quy định
- Xếp đặt các dụng cụ
khác về vị trí cũ
e)
Ghi hồ sơ
- Ngày giờ làm thủ
thuật
- áp lực nước não tủy, số giọt trong 1 phút.
- Số lượng dịch lấy
ra, tính chất, màu sắc.
- Loại xét nghiệm.
- Tình trạng của bệnh
nhân.
- Tên bác sĩ làm thủ thuật và người phụ.
3.4.2.
Những điểm cần lưu ý.
- Tuyệt đối tuân thủ
chế độ chǎm sóc, theo dõi bệnh nhân trước, trong và sau khi tiến hành thủ
thuật.
- Phát hiện và báo cáo
kịp thời những dấu hiệu bất thường xảy ra sau khi tiến hành thủ thuật, đặc biệt
trong những trường hợp chọc dò ống sống lấy bớt dịch để làm giảm áp lực sọ não.
Bệnh nhân nôn mửa, mạch chậm, co giật...