2018-01-28

cấp cứu một số tai nạn đường hô hấp

36 cấp cứu một số tai nạn đường hô hấp
1. ngạt
Ngạt là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong vì khi bị ngạt thì các tổ chức tế bào không được cấp đủ oxy. Khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn nếu nhiệt độ trung tâm của cơ thể thấp hơn bình thường. Ví dụ như trong trường hợp ngâm trong nước lạnh. Do vậy khi bị ngạt phải được tiến hành cấp cứu ngay.
1.1. Nguyên nhân gây ngạt
1.1.1 Do đường thớ và phổi bị ảnh hưởng.
Đường thở bị tắc nghẽn do tụt lưỡi ở một nạn nhân bất tỉnh, hoặc do thức ǎn, chất nôn, hoặc dị vật khác lọt vào đường thở, hoặc do sự sưng nề các tổ chức ở hầu họng vì bị nhiễm khuẩn, bỏng, dị ứng, nhiễm độc.
Nghẹt thở vì đường hô hấp bị bịt kín do gối mềm, túi nhựa, vùi lấp.
- Dịch ở trong đường dẫn khí.
- Chèn ép khí quản do treo cổ hoặc thắt cổ
- Chèn ép lồng ngực do bị đất hoặc cát chèn, bị chèn ép vào tường, rào chắn hoặc sức ép từ một đám đông.
- Tổn thương thành ngực như trong trường hợp chính thức có mảng sườn di động
- Co giật làm cho hô hấp không đủ.
1.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới não hoặc thần kinh điều khiển hô hấp
- Điện giật
- Ngộ độc
- Liệt do tai biến mạch máu não hoặc tổn thương tủy sống.
1.1.3. Nguyên nhân làm ảnh hưởng lượng oxy trong máu
- Thiếu oxy trong không khí thở vào: Loại này thường gặp khi trong phòng chứa đầy khói khí đốt, hoặc trong các đường hầm, hầm nhỏ.
- Sự thay đổi áp suất khí quyển: khi lên cao hoặc lặn sâu.
1.1.4. Nguyên nhân làm cản trở sự vận chuyển và sử dụng oxy trong cơ thể.
Nguyên nhân cản trở sự vận chuyển oxy: Trong trường hợp ngộ độc oxyd carbon (CO).
Nguyên nhân cản trở sự sử dụng oxy: Trong trường hợp ngộ độc Cyanide.
1.2. Dấu hiệu và triệu chứng chung.
- Khó thở: Tǎng về tần số và biên độ
- Thở dốc
- Có thể có bọt màu hồng ở miệng
- Tím tái môi và móng tay
- ý thức lú lẫn
- Có thể bất tỉnh
- Có thể ngừng thở
1.3. Xử lý cấp cứu
Mục đích: phục hồi và duy trì sự hô hấp bằng cách nhanh chóng làm mất nguyên nhân gây ngạt hoặc di chuyển nạn nhân thoát khỏi nguyên nhân gây ngạt. Tiến hành hô hấp nhân tạo và chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế nếu cần thiết.
Hành động cấp cứu:
- Làm mất nguyên nhân gây ngạt và mở thông đường thở
- Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay nếu nạn nhân ngừng thở
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục khi tuần hoàn và hô hấp đã hồi phục trở lại.
- Kiểm tra tần số hô hấp, mạch và mức độ tỉnh táo 10 phút 1 lần.
- Chuyển nạn nhân lên cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
2. CấP CứU NGHẹT THở.
Nghẹt thở xảy ra khi có sự cản trở hay tắc nghẽn ở bên ngoài ngǎn không cho không khí đi vào đường hô hấp như trong trường hợp trẻ con còn bé, người bất tỉnh hoặc liệt toàn thân bị một chiếc túi nhựa áp vào mặt hoặc bị úp mặt trên một chiếc túi nhựa hay gối mềm hoặc trong trường hợp bị đất cát sụt lở vùi lấp.
Nghẹt thở cũng xảy ra khi bị nhốt hoặc bị kẹt một nơi kín.
2.1. Dấu hiệu và triệu chứng.
- Dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt
- Có bằng chứng các nguyên nhân gây ngạt, ví dụ đồ vật bịt kín mũi miệng...
2.2. Xử trí cấp cứu
2.2.1. Mục đích: Phục hồi sự cung cấp khí cho nạn nhân, hô hấp nhân tạo nếu cần thiết và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
2.2.2. Hành động
- Nhanh chóng vứt bỏ vật gây cản trở hô hấp hoặc chuyểnnạn nhân tới nơi không khí trong lành.
- Nếu nạn nhân tỉnh táo và thở bình thường thì phải động viên an ủi làm cho nạn nhân tin tưởng và theo dõi sát nạn nhân.
- Đặt nạn nhân nằm tư thế hồi phục nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường.
- Nếu nạn nhân khó thở hoặc ngừng thở thì tiến hành hô hấp nhântạo ngay.
- Thu xếp chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị nếu nghi ngờ về tình trạng nạn nhân.
3. cấp cứu thắt cổ và bóp cổ
áp lực đè lên phía bên ngoài của cổ do thắt cổ hoặc bóp cổ ép đường thở lại chặn đường thở lại và chặn đường không khí vào phổi. Đường thở bị ép lại có thể là do chủ ý (tự tử) hoặc do người khác hoặc do tai nạn như trường hợp cravat bị cuốn vào máy.
3.1. Triệu chứng và dấu hiệu
- Triệu chứng và dấu hiệu chung của ngạt
- Cổ và mặt bị ứ máu, tĩnh mạch nổi phồng.
- Nhìn rõ tang vật (dây treo cổ, cravat vẫn còn cuốn quanh cổ) hoặc tang vật bị lẫn trong các nếp da ở cổ (trường hợp dây thắt cổ là dây kim loại mảnh).
- Còn dấu vết quanh họng hoặc cổ nếu vật thắt đã được lấy đi.
Hình 187. Người vẫn còn đang bị treo
Hình 188. Cravat cuốn quanh cổ
3.2. Xử trí cấp cứu
3.2.1. Mục đích: Nhanh chóng tháo bỏ nguyênnhân gây thắt đường thở ngay cả khi không còn dấu hiệu của sự sống. Tiến hành cấp cứu hồi sinh ngay nếu cần thiết. Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị.
Hình 189. Đỡ nạn nhân và cắt dây
3.2.2. Hành động
- Cắt bỏ ngay vật gây thắt quanh cổ. Nâng đỡ cơ thể nếu vẫn còn đang bị treo lơ lửng. Khi cắt dây thắt phải cắt ở phía đuôi của nút thắt để giữ lại nút thắt, đây là một bằng chứng có ích.
- Đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường.
- Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân khó thở hoặc ngừng thở và tiến hành hồi sinh tim phổi nếu nạn nhân ngừng tim.
- Chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị.
4. CấP CứU CHếT đuối
Chết đuối gây ngạt do nước tràn vào phổi hoặc do nước làm cho họng bị co thắt do đó chít hẹp đường dẫn khí (chết đuối khô) khi cấp cứu chết đuối không được để mất thời gian vào việc lấy nước ra khỏi phổi nạn nhân.
Tình trạng sung huyết phổi có thể xảy ra rất nhanh chóng nhưng tình trạng này có thể kéo dài vài giờ trước khi nhìn thấy rõ ràng (ho ra bọt màu hồng). Do vậy tất cả các trường hợp chết đuối sau khi sơ cứu xong đều phải chuyển ngay đến bệnh viện dù cho tình trạng nạn nhân có vẻ gần như bình thường.
Nếu nạn nhân đã bị ngâm lâu trong nước lạnh thì rất có thể bị hạ thân nhiệt, do đo trong trường hợp này phải chú ý giữ ấm cho nạn nhân.
4.1. Dấu hiệu và triệu chứng
- Có dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt.
- Có bọt màu hồng quanh môi, miệng và lỗ mũi.
4.2. Xử trí cấp cứu
Nhanh chóng lấy những vật gây cản trở hô hấp từ miệng nạn nhân ví dụ như rong rêu và tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. Ngay cả khi còn ở dưới nước nước thì cũng có thể tiến hành hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
Kỹ thuật tiến hành như sau:
Nếu nước nông không ngập đầu người cứu: người cứu luồn một tay dưới lưng nạn nhân để nâng nạn nhân lên. Dùng tay kia đỡ đầu và bóp mũi nạn nhân rồi tiến hành hô hấp miệng – miệng.
- Khi đã có thể đặt nạn nhân trên một mặt phẳng chắc chắn, hãy kiểm tra lại hô hấp và nhịp tim của nạn nhân. Tiếp tục hồi sinh tim phổi hoặc hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục ngay sau khi nạn nhân bắt đầu thở trở lại.
- Giữ ấm cho nạn nhân, nếu có điều kiện thì tháo bỏ quần áo ướt rồi lau khô và mặc quần áo khô hoặc đắp chǎn hay khǎn cho nạn nhân. Xử trí nếu có hạ thân nhiệt xảy ra (xem bài cấp cứu hạ thân nhiệt).
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Phải coi đây là trường hợp cấp cứu ưu tiên và phải theo dõi sát trong quá trình vận chuyển.
5. CấP CứU NGộ ĐộC OXYD CARBON.
Oxyd carbon là một khí không màu, không mùi, là một khí độc vì khi oxyd carbon được hấp thụ vào máu nó sẽ chiếm chỗ của oxy trong máu mà oxyd carbon được hấp thụ vào máu lại nhanh hơn nhiều so với oxy. Khí oxyd carbon đã được hấp thụ vào máu nó nhanh chóng gắn với hemoglobin của hồng cầu và tạo thành cacboxyhemoglobin là một hợp chất rất bền vững do vậy khi cấp cứu những nạn nhân bị ngộ độc oxyd carbon phải rất kiên trì vì phải hô hấp nhân tạo rất lâu mới đẩy được hết oxyd carbon ra khỏi cơ thể. Oxyd carbon được sinh ra chủ yếu từ sự đốt cháy dầu không hoàn toàn và từ ống xả của các động cơ chạy bằng xǎng dầu. Sự nguy hiểm sẽ tǎng lên nếu hệ thống ống xả bị hư hỏng hoặc khi để động cơ hoạt dộng trong một chỗ kín.
Chỉ vào một phòng đầy khí để cấp cứu nạn nhân khi biết chắc rằng không có sự nguy hiểm cho người cứu nữa và có thể thoát ra khỏi nơi đó một cách dễ dàng. Phải đảm bảo chắc chắn rằng người cứu có sự hỗ trợ từ phía sau để có thể thoát ra ngoài nhanh chóng khi cần thiết (dùng dây dài buộc một đầu vào lưng người cứu, đầu kia buộc vào bên ngoài hoặc do một người bên ngoài giữ. Trong những trường hợp có người ở bên ngoài giữ đầu dây thì phải quy định tín hiệu cấp cứu với người ở bên ngoài để khi người này nhận được tín hiệu cấp cứu theo quy định thì sẽ kéo dây để đưa người cứu ra khỏi phòng được nhanh).
5.1. Dấu hiệu và triệu chứng:
Dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt
- Người bị nạn có thể kêu nhức đầu
- Da có thể bình thường nhưng sẽ hồng rực lên (như màu hoa anh đào) khi nồng độ oxyd carbon trong máu tǎng lên.
- Người bị nạn có thể rối loạn ý thức (lú lẫn, lộn xộn) và mất khả nǎng hợp tác.
- Có thể tiến triển dần đến bất tỉnh.
5.2. Xử trí cấp cứu
5.2.1. Mục đích
Cắt đứt nguồn thải ra khí và/hoặc cố gắng đưa nạn nhân ra khỏi nơi đó nếu không nguy hiểm cho người cứu. Tiến hành hồi sinh ngay nếu cần thiết thu xếp và chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.
5.2.2. Hành động
- Mở các cửa ra vào và kéo nạn nhân tới nơi an toàn.
- Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường.
- Nếu nạn nhân khó thở hoặc ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
- Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng 10 phút một lần.
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
6. cấp cứu sặc
Sặc thường xảy ra do nuốt phải một vật dẹt, rộng bản gây bịt kín một phần hay toàn bộ đường thở hoặc khi một vật gì lọt vào đường khí quản. Sặc còn có thể do sự co thắt cơ gây ra.
Sặc thường xảy ra ở người lớn do nuốt vội thức ǎn chưa được nhai kỹ. Còn đối với trẻ em sặc thường xảy ra vì trẻ hay đút các vật nhỏ vào miệng như đồng xu, hạt lạc... Đối với trẻ còn bé nhiều khỉ bị sặc là do bột, thuốc viên...
Khi bị sặc hầu hết mọi người đều có khả nǎng ho bật dị vật ra ngoài ngay. Tuy nhiên cũng có trường hợp không thể tự ho bật ra được mà cần phải có sự hỗ trợ. Khi bị sặc nạn nhân phải được tiến hành cấp cứu ngay nếu không tình trạng ngạt sẽ xảy ra rất nhanh.
6.1. Triệu chứng và dấu hiệu.
Dấu hiệu và triệu chứng của ngạt:
- Nạn nhân không nói được, không thở được tay đang túm chặt cổ.
- Mặt và cổ bị sung huyết, các tĩnh mạch nổi phồng. Tím môi và miệng.
- Có thể bị bất tỉnh.
6.2. Xử trí cấp cứu
6.2.1. Mục đích
Lấy dị vật ra ngoài, nếu không lấy được thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc nếu sặc kéo dài hoặc sự hồi phục không hoàn toàn thì phải chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.
6.2.2. Hành động
Không được cố dùng tay để moi dị vật ra vì làm như vậy chỉ đẩy dị vật xuống sâu hơn mà thôi. Có hai cách để làm bật di vật ra ngoài.
a) Phương pháp vỗ vào lưng.
Đối với trẻ sơ sinh trẻ con bé:
Người cứu cầm chắc 2 chân trẻ rồi dốc ngược trẻ sau đó khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.
Hoặc đặt trẻ em nằm sấp đầu dốc, ngực và bụng ở trên cẳng tay người cứu. Người cứu khom lòng bàn tay kia vỗ nhẹ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.
Hình 191. Cấp cứu với trẻ nhỏ
Hình 192. Cấp cứu sặc ở trẻ em
Cấp cứu ở trẻ em:
Người cứu ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân đặt trẻ trên đầu gối, đầu dốc xuống. Dùng một tay đỡ ngực trẻ, tay kia khum lại rồi vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai 1-4 lần.
Hoặc có thể đặt trẻ nằm. sấp vắt ngang qua một cẳng tay hoặc đùi rồi khum lòng bàn tay vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.
Hình 193. Cấp cứu đối với trẻ lớn hơn
Cấp cứu người lớn: Trường hợp nạn nhân còn tỉnh.
Người cứu đứng phía sau nạn nhân. Giúp nạn nhân cúi người về phía trước đầu thấp hơn ngực. Một tay người cứu đỡ ngực nạn nhân. Dùng gốc bàn tay đập mạnh vào phần giữa 2 xương bả vai 1-4 lần. Mỗi lần đập phải đủ mạnh để làm bật dị vật ra ngoài. Hoặc có thể cho nạn nhân cúi người bụng dựa trên thành ghế tựa, hai tay bám lấy mặt ghế. Người cứu đứng phía sau dùng gốc bàn tay đập mạnh vào phần giữa 2 xương bả vai từ 1-4 lần.
Hình 194. Cấp cứu đối với người lớn
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh:
Đặt nạn nhân nằm ngửa, làm thông đường thở và tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu không có kết quả thì lại xoay nạn nhân đối diện với người cứu, ngực dựa vào đùi người cứu, đầu nghiêng hắn về phía người cứu. Làm động tác đập vào lưng như mô tả ở trên.
Chú ý:
Trước khi tiến hành động tác đập vào lưng thì phải kiểm tra miệng nạn nhân. Tháo rǎng giả hoặc móc bất kỳ một thứ gì còn vướng lại trong miệng nạn nhân. Sau mỗi lần đập lại kiểm tra miệng nạn nhân xem dị vật đã bật ra chưa. Nếu dị vật đã bật ra miệng, thì móc dị vật ra ngoài. Nếu chưa thì làm động tác cấp cứu.
Nếu nạn nhân ngừng thở hoặc bị tím tái thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo giữa mỗi lần vỗ hoặc đập vào lưng. Trong một số trường hợp dị vật có thể di chuyển về phía trước (xuống sâu thêm) và lọt vào một nhánh phế quản chính do tác động của hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp này sẽ chỉ có một bên phổi bị tắc và sự hô hấp có thể đảm bảo đầy đủ nhờ phổi bên kia. Nạn nhân sẽ được xử trí lấy dị vật ra tại bệnh viện.
b) Phương pháp ép vào bụng (thủ thuật Heimlich).
Nguyên lý của phương pháp này là sức ép vào phía trên của bụng sẽ đẩy cơ hoành lên trên và ép khí đọng ở trong phổi ra ngoài và như vậy có thể làm bật dị vật ra ngoài bằng "ho nhân tạo".
Hình 195. Vị trí đặt tay để ép vào bụng (điểm đám rối dương)
Đối với người lớn và trẻ lớn:
Người cứu đứng phía sau nạn nhân, xiết chặt 2 tay với nhau ở điểm "đám rối dương" khoảng giữa rốn và mũi ức, điểm X ở hình vẽ. Sau đó kéo mạnh 2 tay lên phía trên và vào trong. Lặp lại động tác vài ba lần.
Chú ý:
Nếu đặt tay sai vị trí có thể gây nên tổn thương các cơ quan ví dụ gan, lách, dạ dày... Nếu nạn nhân bất tỉnh thì cho nạn nhân nằm trên một mặt phẳng chắc chắn, người cứu quỳ ở phía đùi nạn nhân 2 chân dạng ra hai bên và đặt 2 gốc bàn tay chồng lên nhau lên trên điểm đám rối dương, sau người cứu ngả người về phía trước 2 tay vẫn giữ thẳng để ép vào bụng nạn nhân.
Đối với trẻ em (trẻ dưới 6 tuổi):
Người cứu ngồi đặt trẻ ngồi trên lòng nấm một bàn tay lại đặt lên giữa bụng trẻ rồi ép vào phía trong và lên trên bụng trẻ với áp lực nhẹ hơn người lớn. Lặp lại động tác vài ba lần. Nếu trẻ bất tỉnh thì đặt trẻ nằm và làm động tác như người lớn nhưng chỉ dùng một tay và với áp lực nhẹ hơn.
Hình 196. ép bụng ở trẻ em
Hình 197. ép bụng ở trẻ còn bú
Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng chắc chắn, đầu ngửa tối đa. Người cứu đặt 2 đầu ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) vào vùng giữa rốn và mũi xương ức rồi ấn nhanh với góc độ 45o (ấn xuống và về phía trước).
Lặp lại động tác vài ba lần.
Nếu thấy trẻ ho vì sự tắc nghẽn dường như đang di chuyển thì tiếp tục bằng phương pháp vỗ vào lưng.