2018-07-15

07 chuyển hóa glucid và rối loạn


07 chuyển hóa glucid và rối loạn
Ths. Ngọc lan

MỤC TIÊU
Trình bày được:
1. quá trình đường phân, số phận của pyruvat trong điều kiện yếm khí và ái khí
2. chu trình pentose
3. quá trình thoái hóa các monosaccarid khác
4. quá trình tân tạo glucose
5. quá trình tổng hợp và thoái hóa Glycogen

1. TỔNG QUÁT VỀ CHUYỂN HÓA GLUCID
- Nguồn gốc: từ thực vật (tinh bột, đường mía, trái cây), từ động vật (lactose, glycogen)
- Tiêu hóa glucid:
Maltose === Maltase ===> glucose + glucose
Lactose === Lactase ===> galactose + glucose
Saccarose === Saccarase ===> fructose + glucose
Isomaltose === Isomaltase ===> glucose + glucose

• Hấp thụ monosaccarid ở ruột non: Glucose (phần lớn), fructose, galactose, pentose
Cơ chế: glucose, galactose: vận chuyển tích cực, cần năng lượng với Protein vận chuyển, đồng vận chuyển với Na+
• Sau đó vào máu nhờ cơ chế khuếch tán tăng cường

* Chuyển hóa trung gian của glucid trong tế bào
* Cơ chất của chuyển hóa Glucid: Glucose tự do và glucose kết hợp trong glycogen
* Mốc chuyển hóa quan trọng: G6P – dạng hoạt hóa glucose

* Vai trò của chuyển hóa Glucid:
+ Tạo năng lượng: cung cấp 60% năng lượng của cơ thể (HDP - hexose diphosphate)
+ Tạo hình: cung cấp ribose của Acid nucleuc; glucose, galactose trong polysaccarid tạp…
+ Lên men: chuyển hóa ở điều kiện yếm khí (không O2)
+ Đường phân: thoái hóa glucose => pyruvat
+ HDP (hexose diphosphate), HMP (hexose monophosphate): 2 con đường thoái hóa glucid
+ Thoái hóa glucid ở điều kiện có O2 => sự hô hấp
+ Glycogen phân: phân giải glycogen => glucose => CO2, H2O
+ Tổng hợp glycogen: từ glucose, Monosaccharid khác
+ Tân tạo glucid: tổng hợp glucose và Glycogen từ chất không phải là glucid (pyruvat, lactat, acid amin, glycerol)

2. THOÁI HÓA GLUCOSE

2.1. Con đường đường phân
* 1 phân tử glucose => 2 phân tử 3C: pyruvat, năng lượng =ATP và NADH.
* Con đường chuyển hóa đầu tiên, được hiểu rõ nhất
* Xảy ra ở bào tương, 2 giai đoạn: 10 phản ứng.
+ Giai đoạn hoạt hóa: 5 phản ứng
+ Giai đoạn oxy hóa sinh năng lượng: 5 phản ứng

         
Đặc điểm
Hexokinase
glucokinase
Phân bố
Đa số các mô
Gan, tế bào beta tụy
Km
Thấp
Cao
Vmax
Thấp
Cao
ức chế bởi G6P
Không



*phản ứng không thuận nghịch
*là khâu giới hạn tốc độ đường phân
* PFK-1: enzym dị lập thể
+ Ức chế bởi: nồng độ ATP, citrat cao
+ Hoạt hóa bởi: nồng độ AMP cao, F2,6DP

* Tóm lại:
+ quá trình hoạt hóa => hexosediphosphat dễ phân giải
+ Cần dùng 2ATP
+ 2 enzym tham gia kiểm soát: hexokinase và đặc biệt PFK-1





Tổng hợp và thoái hóa 2,3 DPG trong hồng cầu

2,3-DPG: trung tâm của Hb tỷ lệ 1:1
Liên kết muối với 2 chuỗi β

* Đường phân ảnh hưởng đến vận chuyển oxy
* Hồng cầu: 2,3DPG nồng độ cao (5mM)
* Bệnh BS: thiếu hụt hexokinase, pyruvat kinase ảnh hưởng đến đường cong bão hòa oxy


Enolase bị ức chế bởi F- => kỹ thuật định lượng glucose huyết dùng: NaF
Ngăn chặn quá trình đường phân

Phản ứng không thuận nghịch
Pyruvat kinase được hoat hóa = F1,6DP

Phản ứng tổng quát của đường phân (glycolysis)
* Glucose + 2 NAD+ + 2 ADP + 2 Pi → 2 pyruvat + 2 NADH + 2H+ + 2 ATP + 2 H2O

2.2. Sự thoái hóa tiếp theo của pyruvat

Ở mô động vật trong điều kiện yếm khí:
•Pư số 11 của con đường đường phân
•Chiều phản ứng phụ thuộc: nồng độ pyruvat, lactat, tỷ số NADH, H+/NAD+
•ở gan, tim: tỷ lệ này thấp => chiều phản ứng tạo thành pyruvat => oxy hóa tiếp


Lên men rượu ở nấm:

Tạo oxaloacetat:
Oxaloacetat cần cho sự tái tạo chu trình acid citric

Số phận pyruvat trong điều kiện ái khí:


Trong điều kiện ái khí:
* Pyruvat vào ty thể => khử carboxyl oxy hóa => acetyl CoA
* Acetyl CoA => Chu trình acid citric => oxy hóa => CO2 và H2O.
* Bilan năng lượng:
Glucose => 2 pyruvat: 2 ATP
2 NADH (ở phản ứng 6): 6 ATP
2 Pyruvat => 2 Acetyl CoA: 6 ATP
2 Acetyl CoA: 24 ATP
Tổng: 38 ATP (hoặc 36 ATP)

Con thoi malat- aspartat:

Con thoi glycerol 3-phosphat:

Tổng kết con đường hexosediphosphat:

Tổng kết con đường HDP (hexose diphosphate)
Ý nghĩa:
- HDP trong điều kiện ái khí: cung cấp năng lượng
- HDP điều kiện yếm khí: cung cấp năng lượng ít nhưng có giá trị trong điều kiện: thiếu O2, cơ hoạt động mạnh, mô có ít hoặc không có ty thể (hồng cầu, bạch cầu, tủy thượng thận…)

3. Chuyển hóa của các monosaccharide khác
* monosaccharid và sản phẩm thủy phân disaccarid: fructose, galactose, mannose
* Sau khi tiêu hóa => máu => sản phẩm trung gian của con đường đường phân

3.1. Chuyển hóa fructose
Hấp thụ ở niêm mạc ruột: không nhanh bằng glucose.
Chuyển hóa nhanh hơn

3.2. chuyển hóa galactose

4. chu trình pentosephosphat (hexomonophosphat - HMP)
* Hexose (Glucose) oxy hóa 1 lần => G6P
* Xảy ra tại bào tương
* diễn ra song song với đường phân, tỷ lệ 7-11%
* Quan trọng ở tế bào phân chia nhanh: tủy xương, da, niêm mạc ruột (tổng hợp RNA và DNA).
* Quan trọng ở tế bào cần NADPH để bảo vệ chống lại tác nhân oxy hóa (hồng cầu, võng mạc…) và quá trình sinh tổng hợp acid béo (mô mỡ, gan), cholesterol (gan, tuyến sinh dục, vỏ thượng thận).
* 2 giai đoạn

4.1. Giai đoạn 1: oxy hóa G6P => pentose P
* Có 2 phản ứng oxy hóa, tạo NADPH, H+
* phản ứng tổng quát:
G6P + H2O + 2NADP+ => pentose 5P + CO2 + 2NADPH, H+





4.2. Chu trình pentose
* Ở các tế bào nhu cầu chủ yếu là NADPH, các phân tử đường 5C sẽ đi tiếp vào giai đoạn 2
* 6 phân tử đường 5 carbon phosphat trao đổi với nhau các mẩu 2 và 3 C để tái tạo lại thành 5 phân tử glucose 6-phosphat.

Số phận G6-P phụ thuộc vào nhu cầu của tế bào và vào nồng độ tương đối của NADP+/NADPH:

* Sử dụng NADPH, H+
- phản ứng tổng hợp khử hóa (gắn 2C): AB…
- Phản ứng chống OXH:

5. tân tạo glucose (gluconeogenesis)
* Sự tạo thành glucose từ các sản phẩm chuyển hóa của glucid, lipid, protein; không phải từ các monosaccharid khác.
* Là quá trình đi ngược lại con đường đường phân, trừ 3 phản ứng không thuận nghịch đòi hỏi các phản ứng khác thay thế.







5. Tân tạo glucose (Gluconeogenesis)
* Tốn kém cho tế bào, cho cơ thể.
* Để tạo 1 phân tử glucose tiêu tốn mất 4ATP và 2GTP và oxy hóa 2NADH thành NAD+.
* Xảy ra khi đói và cạn kiệt glycogen
* Chủ yếu ở gan, 10% ở cơ
* Cung cấp năng lượng cho cơ quan não, hồng cầu

Chu trình Cori:


Chu trình glucose - alanin:

Đường phân và tân tạo đường:
* Cơ thể không thể đồng thời vừa xảy ra hai quá trình trên đồng thời với tốc độ cao. Kết quả sẽ là tiêu tốn nhiều ATP và sinh ra quá nhiều nhiệt
* Hai quá trình trên được điều hòa tương hỗ và phối hợp sao cho một quá trình tăng lên thì quá trình kia giảm đi và ngược lại.

6. chuyển hóa glycogen:

6.1. Thoái hóa glycogen:
* Cấu trúc của glycogen:

Glycogen phosphorylase:

Enzym cắt nhánh (glycogen debranching enzym):

Phosphoglucose mutase:
Glucose–1–P <==> Glucose–6–P

* Kết quả: Thoái hóa glycogen khoảng 90% sản phẩm là Glucose-1-phosphat, 10% là glucose tự do

6.2. Tổng hợp glycogen:
* Xảy ra ở tất cả các mô, nhưng chủ yếu ở gan và cơ
* Xảy ra ở bào tương của tế bào
* Nguyên liệu là glucose
* Tổng hợp mạch thẳng và mạch nhánh

UDP-Glucose Pyrophosphorylase:

Glycogen Synthase:

Tổng hợp mạch nhánh Glycogen Branching Enzym:

7. Điều hòa chuyển hóa glucid
* Điều hòa hoạt tính enzym:
- Thay đổi tốc độ sinh tổng hợp & thoái hóa
- Điều hòa dị lập thể hoặc hóa học
. Điều hòa nhanh (tính bằng giây hoặc nhanh hơn) ở mức độ trong tế bào thường là dị lập thể
. Tác động của các hormon thường chậm hơn (giây đến giờ) thường là sự thay đổi hóa học hoặc thay đổi tổng hợp enzym

* Điều hòa tương hỗ đường phân & tân tạo đường

+ 3E của con đường đường phân được điều hòa dị lập thể: Hexokinase, PFK-1, Pyruvat kinase
- Hexokinase ở được giữ trong nhân tế bào gan, giải phóng khi glucose bào tương tăng
- PFK-1 : ức chế dị lập thể bởi ATP, citrat. Hoạt hóa bởi fructose 2,6-diphosphat.
- Pyruvat kinase: ức chế dị lập thể bởi ATP

+ Tân tạo đường: được điều hòa ở pyruvat carboxylase (acetyl-CoA hoạt hóa) và fructose1,6-diphosphatase (F2,6 diphosphat và AMP ức chế)

+ Hai quá trình được điều hòa tương hỗ dị lập thể chủ yếu ở tác dụng đối lập của F 2,6-diphosphat trên PFK-1 và Fructose1,6-diphosphatase

+ Glucagon và epinephrine làm giảm [Fructose 2,6-diphosphat]. Insulin làm tăng [Fructose2,6-diphosphat].

8. Rối loạn chuyển hóa glucid

8.1. Hạ đường huyết (Hypoglycemia)
* là hội chứng, đặc trưng  bởi giảm [Glucose] máu < 2,8mmol/L
* nguyên nhân:
+ Điều trị Insulin quá liều, thuốc
+ Giảm tân tạo glucose do rượu
+ Nhịn ăn, tự phát, tổn thương nhiều cơ quan
+ hạ đường huyết khi đói do u tụy, u ngoài tụy

8.2. Thiếu vitamin B1
* Nguyên nhân: thiếu hụt TPP (thyamin – Vitamin B1)
* Cận lâm sàng: ứ đng pyruvat và α cetoglutarat
* Triệu chứng lâm sàng:
+ Thần kinh: đau tay chân, yếu cơ, tê bì, rối loạn cảm giác
+ Tim to, hoạt động yếu

8.3. Đái tháo đường
* nguyên nhân: thiếu hụt Insulin => Glucose không vào tế bào
=> [Glucose] máu tăng cao, tế bào thiếu năng lượng => thoái hóa Lipid, Protein => tăng sản phẩm chuyển hóa trung gian (thể cetonic) => nhiễm acid chuyển hóa

8.4. Bệnh ứ glycogen bẩm sinh
* Tập hợp các bệnh thiếu hụt enzym của chuyển hóa glycogen

* Typ1: thiếu Glucose 6 phosphatase
+ G6P không => glucose => glucose máu giảm, [glycogen] tăng cao, tăng cetonic, lipid máu
+ Triệu chứng: gan to

* Typ2: thiếu α 1,4-glucosidase
+ Tích lũy lượng quá lớn glycogen trong tế bào
+ Lâm sàng: suy tim, suy hô hấp, tử vong < 1 tuổi

* Typ3: thiếu Amylo 1,6-glucosidase
+ Cấu trúc glycogen không bình thường
+ Glycogen không thoái hóa hoàn toàn => hạ glucose máu
+ Điều trị: Chế độ ăn nhiều Protein
+ …..

8.5. Bệnh galactose máu bẩm sinh
* Thiếu hụt 1/3 Enzym chuyển hóa galactose (đặc biệt là galactose 1 phosphat uridylyl transferase)
* Lâm sàng: còi cọc, nôn mửa sau ăn sữa, galactose niệu, máu tăng, đục thủy tinh thể
* Điều trị: Chế độ ăn không có sữa

8.6. Rối loạn chuyển hóa fructose
* Biểu hiện: không dung nạp fructose, hạ glucose máu
* nguyên nhân: thiếu enzym F1P aldolase, F1,6 diphosphatase, fructosectokinase ở gan