Chỉ đề cập đến tiết túc liên quan y học
(gây bệnh/truyền bệnh)
Tiết túc là những động vật đa bào, không
xương sống, chiếm đa số, chân nhiều đốt, cấu tạo đối xứng, có vỏ kytin cứng
nhưng không liên tục. Vỏ kytin có tính đàn hồi nên tiết túc có thể lớn lên
trong đó, tuy nhiên mức độ đàn hồi hạn chế nên đến một mức độ nào đó sẽ có hiện
thượng lột xác
Cơ thể tiết túc có 3 phần: đầu, ngực, bụng:
-
Đầu có mắt, pan (xúc biện) giúp
giữ thăng bằng, ăng ten (râu) giúp định hướng, bộ phận Haller như một cơ quan
khứu giác, miệng. Đối với nhện là đầu giả, chỉ giúp bám và lấy thức ăn.
-
Ngực có 3 phần trước-giữa-sau,
thường mang chân, cánh
-
Bụng chứa nội tạng, gồm nhiều đốt,
những đốt cuối trở thành bộ phận sinh dục ngoài
Chu kì chung có 4 giai đoạn: trứng - ấu
trùng giai đoạn 1 (thiếu trùng) - ấu trùng giai đoạn 2 (thanh trùng) - con trưởng
thành
Tiết túc phát triển phụ thuộc vào môi trường,
chúng có khả năng đề kháng với hóa chất, mật độ tiết túc càng cao thì khả năng
nhiễm bệnh càng nhiều. Tiết túc khuếch tán rộng thì bệnh sẽ lan rộng, có thể
khuếch tán chủ động (tự di chuyển) hoặc thụ động dựa vào các yếu tố tự nhiên.
Tiết túc hút máu người thì bệnh sẽ lây truyền
trong cộng đồng người, nếu hút máu cả người và động vật thì nguy hiểm hơn vì có
thêm khả năng nhiễm bệnh từ động vật.
Phương thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng
truyền bệnh. Vd : ruồi khi ăn bài tiết, cọ sát chân cánh nên gieo rắc nhiều mầm
bệnh, muỗi hút no máu thì đậu nghỉ -->tiếp xúc với hóa chất được phun trên
tường nhà.
Những tiết túc có tuổi thọ dài nguy hiểm vì
tạo được nhiều thế hệ, đủ thời gian để kst hoàn thành giai đoạn chu kỳ trong tiết
túc.
Phân
loại sơ bộ:
-
Ngành phụ thở bằng mang: tôm
cua, ốc --> giun sán
-
Ngành phụ thở bằng khí quản: lớp
nhện (con trưởng thành có 8 chân), lớp côn trùng (con trưởng thành có 6 chân),
lớp côn trùng lại phân ra nhóm có chu kỳ phát triển biến thái hoàn toàn/không
hoàn toàn.
Vai
trò:
Tiết túc gây bệnh: Sarcoptes scabiei gây bệnh
ghẻ, Dematobia hominis gây bệnh giòi
ruồi (Myiasis),…
Tiết túc là vật chủ trung gian: tôm cua nước
ngọt là vctg của sán lá phổi
Tiết túc là vector truyền bệnh:
-
muỗi truyền sốt rét, giun chỉ,
sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B,…
-
bọ chét truyền bệnh dịch hạch
-
ve truyền Rickettsia, viêm não châu Âu
-
muỗi cát truyền bệnh Leishmania
-
ruồi, gián truyền các bệnh kst
đường tiêu hóa
Phương
thức truyền bệnh của tiết túc:
Đa số hút máu nhưng truyền bệnh bằng nhiều
cách:
-
qua nước bọt: truyền Trypanosoma, Rickettsia, kst sốt rét,…
-
qua chất bài tiết: Triatoma (một giống bọ xít hút máu) truyền
bệnh Chagas, Pediculus truyền bệnh sốt
hồi quy chấy rận…
-
truyền qua dịch coxa: một số
loài ve mềm có tuyến coxa ở vùng háng chứa nhiều xoắn trùng: sốt hồi quy do vi
khuẩn thuộc giống Borrelia.
-
Do tắc nghẽn tiền phòng (phần
trước của dạ dày): bọ chét truyền bệnh dịch hạch, muỗi cát truyền Leishmania…
-
Phóng thích mầm bệnh trên da:
muỗi truyền giun chỉ bạch huyết…
-
Do tiết túc bị giập nát: chấy rận
truyền Rickettsia.
MỘT
SỐ TIẾT TÚC CHỦ YẾU TRUYỀN BỆNH VÀ GÂY BỆNH
1.
Họ mạt (Gamasoidae)
Thuộc lớp nhện, 1mm, chủ yếu
ký sinh ở gia cầm, gặm nhấm, bất thường ký sinh ở người
-
Dermanyssus gallinae (mạt gà): gây bệnh toi gà (gà chết nhanh trong 24h do
ngộ độc với nước bọt của mạt), bệnh viêm não - màng não cho ngựa, người
-
Dermanyssus sanguineus: ký sinh ở gặm nhấm,
truyền cho người một số bệnh kiểu thủy đậu (Rickettsia
pox)
-
Dermatophagoides (mạt bụi nhà): thường sống
ở các đồ đạc trong nhà (thảm, gối, quần áo, đồ chơi), chúng ăn các mảnh vụn hữu
cơ (vẩy da, mảnh gầu tóc..), việc hít phải các sản phẩm của nó gây dị ứng đường
hô hấp (suyễn, viêm niêm mạc mũi)
2.
Họ ve (Ixodoidae)
Thuộc lớp nhện, vừa ký
sinh, vừa là vật chủ trung gian truyền bệnh, tất cả các giai đoạn đều hút máu
-
Ixodidae (ve cứng): có mai, đầu giả nhô
ra trước
Bệnh virus:
·
Truyền virus gây viêm màng não
- não: Ixodes persulcatus, Ixodes ricinus
·
Bệnh Louping thường ở cừu đôi
khi sang người do ve Ixodes ricinus
·
Bệnh sốt Colorado: do ve
Dermacentor andersoni
·
Bệnh sốt xuất huyết
Crimean-Congo (cấp tính, nặng, có thể gây tử vong)
·
Bệnh xuất huyết Omsk (Tây Nam
Siberia)
·
Bệnh rừng Kyasanur (Ấn Độ)
Truyền Rickettsia gây sốt phát ban.
Truyền một số bệnh vi khuẩn:
bệnh tularemia do vk Francisella
tularensis, bệnh Lymp (hồng ban mạn tính) do xoắn khuẩn Borrelia burgdorfrei được truyền bởi ve Ixodes dammini.
*khi ve đốt người, độc tố
từ nước bọt của ve có thể gây liệt sau 5-7 ngày, hay gặp ở trẻ, chết do liệt cơ
hô hấp.
*ngoài ra ve hút máu nhiều
có thể gây thiếu máu.
-
Argasidae (ve mềm): không có mai, đầu giả
nằm ở phía mặt bụng
Truyền bệnh sốt hồi quy do
vk thuộc giống Borrelia được truyền
qua nước bọt, dịch coxa của ve mềm Ornithodoros
Truyền Rickettsia, vi khuẩn, virus, giun
sán…trong thú y.
Gây tê liệt.
3.
Họ mò (Thrombidoidae)
Thuộc lớp nhện, 1-2mm, gây
viêm da, ngứa loét tại vị trí đốt, có thể truyền bệnh sốt mò (sốt phát ban bụi
rậm), các bụi rậm là nơi mò rất ưa thích.
4.
Ghẻ (Sarcoptoidae)
Thuộc lớp nhện, thở qua
da. Chỉ có Sarcoptes scabiei gây bệnh
ghẻ ở người, lây qua tiếp xúc giữa người với người, qua quần áo. Ghẻ đực thụ
tinh xong thì chết, ghẻ cái đào đường hầm trong da (nơi da mỏng, gấp nếp). Bệnh
xảy ra ở nơi chật chôi, thiếu vệ sinh.
Người bị ghẻ có thể ngứa,
mụn nước ở các đầu đường hầm, nếu bôi mực sẽ phát hiện đường hầm của cái ghẻ.
Điều trị phải tập thể, tổng
vệ sinh, thuốc điều trị là dung dịch DEP, benzyl benzoat (dạng nhũ tương)
5.
Chấy rận (Anoplura)
Thuộc lớp côn trùng, hút
máu, ký sinh hoàn toàn trên vật chủ, vài mm.
Chỉ sống ở tóc, thường ở
trẻ em, hút máu, lây qua tiếp xúc (chung giường, lược)
-
Pediculus humanus corporis (rận)
Thường sống bám vào quần
áo (quần áo lót, cạp quần, nách, vòng thắt lưng, cổ, vai). Thường gặp ở những
nơi người quá chật chội thiếu vệ sinh, chiến hào…dùng chung chăn màn, quần áo,
ngồi ghế đệm có rận cũng nhiễm rận.
*chấy rận đóng vai trò
trung gian truyền một số bệnh sau:
+sốt hồi quy chấy rận: do
xoắn khuẩn Borrelia recurrentis được
giải phóng khi chấy rận bị giập nát, rồi qua vết xước, niêm mạc.
+sốt phát ban chấy rận: do
vk Rickettsia prowazekii, là bệnh cấp
tính
+ sốt chiến hào: do vk Rochalimaea quintana (Rickettsia quintana)
-
Phthirius pubis (rận bẹn)
Sống ở vùng lông của mu
(pubis), có thể gặp ở lông ngực, lông nách, lông mày, râu. Lây truyền chủ yếu
qua đường tình dục, hiếm khi qua giường chiếu hay vật dụng khác.
Rận bẹn gây ngứa ngáy khó
chịu, nhưng không truyền bệnh.
6.
Rệp (Hemiptera)
Là côn trùng
-
Họ Cimicidae (rệp):
Rệp Cimex lectularius (rệp giường) hoạt động về đêm, hút máu. Rệp nói
chung đốt chỉ gây ngứa, dị ứng, không có vai trò truyền bệnh.
-
Họ Reduviidae, có họ phụ Triatominae
hút máu (bọ xít hay rệp có cánh), có giống Triatoma
và Rhodnius có vai trò truyền bệnh
cho người, chúng sống trong khe đá, kẽ tường, mái nhà tranh, hút máu ban đêm,
bài tiết ngay sau khi hút máu. Chúng có thể truyền bệnh Chagas do Trypanosoma cruzi.
7.
Bọ chét (Siphonaptera)
Là côn trùng hút máu, biến
thái hoàn toàn, chuyển động nhảy, quan trọng là bọ chét chuột, mèo, người.
-
Truyền bệnh dịch hạch do vk Yersinia pestis có độc lực cao gây ra, bọ
chét Xenopsylla cheopis (ký sinh ở
chuột Rattus rattus) từ chuột sang
người, bọ chét Pulex irritans từ người
sang người.
-
Truyền bệnh sốt phát ban do Rickettsia mooseri (R.typhi) xảy ra ở
các đàn chuột (sốt phát ban chuột) qua trung gian là bọ chét X.cheopis, người bị lây nhiễm từ phân
khô và xác bọ chét do môi trường bị ô nhiễm
-
Truyền các bệnh sán do nuốt phải
bọ chét có chứa ấu trùng sán
-
Bọ chét gây viêm loét và áp xe
da do bọ chét cái Tunga penetrans
8.
Ruồi Brachycera
-
Nhóm trực liệt (con trưởng
thành phá vỏ nhộng ra ngoài theo một khe hình chữ T), nhóm này có họ Tabanidae (ruồi trâu). Con đực không hút
máu, con cái hút máu gia súc lớn và người, hút vào ban ngày ngoài trời nhiều nắng,
không bay vào nhà để đốt. Truyền giun chỉ Loa
loa (bệnh giun chỉ dưới da) ở châu Phi. Truyền Trypanosoma ở động vật.
-
Nhóm hoàn liệt (con trưởng
thành phá vỡ vỏ nhộng ra ngoài theo một nắp)
·
Ruồi hút máu: Glossina (ruồi Tse-tse), truyền bệnh ngủ châu Phi do Trypanosoma gambiense và Trypanosoma
rhodensiense.
·
Ruồi không hút máu:
Ruồi nhà (Musca
domestica, Musca vicina), nhặng
xanh (Lucilia sericata, Lucilia caesar). Giòi của chúng phải
chui xuống đất mới biến thành nhộng. Khi ăn, ruồi bài tiết luôn, rũ chân rũ
cánh -->gieo rắc mầm bệnh
*Ruồi chuyên chở mầm bệnh, chủ yếu là các bệnh nhiễm
trùng đường ruột (thương hàn, tả, lỵ, trực khuẩn. lỵ amip, tiêu chảy, giun
sán), ngoài ra còn có bệnh than, lao, bại liệt, nhiễm trùng mắt, mắt hột, mụn
cóc, nấm.
*bệnh giòi ruồi do ấu trùng ruồi (giòi) gây nên
9.
Ruồi vàng (Simulidae)
Là côn trùng mang nhiều đặc
tính của muỗi, có giống Simulium liên
quan nhiều đến y học. Khi hút máu, Simulium
tiết độc tố gây tê liệt hoặc chết gia súc và người, đặc biệt là trẻ em. Ngoài
ra Simulium còn truyền bệnh giun chỉ Onchocera volvulus, có thể gây biến chứng
mù lòa (hay gặp ở châu Phi)
10. Dĩn (dãn) (Chironomidae)
Rất giống muỗi nhưng nhỏ
hơn, vòi ngắn, không có vẩy, 1.5mm. Ấu trùng sống dưới nước hoặc ở gỗ mục. Dĩn
sống thành đàn ở bờ sông, suối, nơi chứa nước. Chỉ dĩn cái mới hút máu (máu người
hoặc muỗi).
Do vòi ngắn nên dĩn không
thể đốt qua quần áo, nó đốt bất kỳ lúc nào, đốt vào những vùng da hở. Vì kích
thước nhỏ nên dĩn qua được màn dễ dàng
Dĩn truyền một số loài
giun chỉ (ở châu Phi), nơi đốt có thể gây ngứa, khó chịu, viêm.
11. Muỗi cát (Psychodidae)
Rất giống muỗi nhưng cánh
hình mác, nhiều lông, không có vẩy trên đường sống của cánh, có giống Phlebotomus liên quan y học (muỗi cát),
2-4mm. Muỗi cát ưa khô và nóng, ở Việt Nam có thể gặp ở vùng núi đá trơ trọi, hải
đảo, ven biển.
Muỗi cát là trung gian
truyền một số bệnh:
+bệnh Leishmania ở nội tạng (bệnh Kala - azar) do Leishmania donovani
+bệnh Leishmania ở da và niêm mạc (bệnh mụn phương đông) do Leishmania tropica.
+bệnh mụn Pê-ru (bệnh
Carrion)
+bệnh sốt Papatacci (bệnh
sốt 3 ngày)
12. Muỗi (Culicidae)
Côn trùng biến thái hoàn
toàn, ấu trùng nhất thiết phải phát triển dưới nước. 5-20mm. Ấu trùng là bọ gậy,
thanh trùng là quăng.
Trứng muỗi (0.5mm) có hình
thuẫn, được đẻ ở mặt nước, nổi trên mặt nước nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có
phao. Trứng Anopheles có phao ở 2
bên, đứng riêng rẽ. Trứng muỗi Culex
thường dinh với nhau thành bè.
Bọ gậy Anophelinae có lỗ thở, nằm song song với
mặt nước (muỗi trưởng thành khi đốt tạo góc 45độ). Bọ gậy Culicinae có ống thở, nằm nghiêng với mặt nước (muỗi trưởng thành
khi đốt song song với bề mặt da). 2 loại này bám vào mặt nước để thở.
Bọ gậy của muỗi Mansonia thường cắm ổng thở vào thực vật
thủy sinh (rễ bèo) để thở.
Muỗi có nhiều ở vùng nhiệt
đới và phó nhiệt đới, thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
Dựa vào mối quan hệ với
người, muỗi được chia thành 3 nhóm: thuần dưỡng (chủ yếu sống trong nhà), bán
thuần dưỡng (sống ngoài nhà nhưng vào nhà để hút máu), hoang dại (chỉ sống
ngoài nhà)
Chỉ muỗi cái hút máu, muỗi
đực hút dịch thực vật
Tính tuổi (thường áp dụng cho muỗi Anophelinae)
+tuổi sinh lý = P = số lần
muỗi đã đẻ (phương pháp Detinova thường được dùng: mỗi lần muỗi đẻ để lại một nốt
sần trên dây dẫn trứng (nút Polovodova), chỉ cần đếm số nút đó.
+số ngày cần thiết cho một
lần đẻ = G = =
Trong đó 37 là tổng số nhiệt
độ hữu hiệu cần thiết, t là nhiệt độ trung bình khí tượng của thời gian theo
dõi, 9 là nhiệt độ tối thiểu cần thiết cho chu kỳ phát triển, 1 là thời gian cần
cho muỗi đi đẻ và hút máu (ngày)
+tuổi thật (tuổi sống) = số
ngày mà muỗi đã sống = G*P . Tuổi sống liên quan mật thiết đến dịch tễ học những
bệnh do muỗi truyền, muỗi sống càng dài ngày thì càng nguy hiểm vì tuổi sống
dài đủ cho mầm bệnh phát triển trong cơ thể muỗi, gây nhiễm cho vật chủ mới.
+tuổi nguy hiểm = số chu kỳ
G mà muỗi đã hoàn thành cho đến khi có khả năng truyền bệnh. Vd:
tuổi nguy hiểm của Anophelinae trong sốt rét:
P = thời gian chu kỳ thoa trùng/thời gian chu
kỳ sinh thực =S/G
Với muỗi truyền kst sốt
rét Plasmodium falciparum:
Pf = :
Chu kỳ tiêu sinh:
Mức độ tiêu hóa máu được
phân biệt theo hệ Sella:
Sella 1: muỗi chưa ăn,
bụng lép không có máu
Sella 2: muỗi mới hút
máu, dạ dày chứa đầy máu đỏ tươi
Sella 3: máu chuyển
sang màu đỏ nâu, chỉ đầy 3 đốt bụng
Sella 4: máu có màu nâu
và đầy 2 đốt bụng
Sella 5: máu màu đen và
chỉ đầy 1 đốt bụng
Sella 6: máu còn rất ít
Sella 7: máu tiêu hết,
dạ dày chứa đầy trứng.
Các giai đoạn phát triển
của trứng phân theo hệ Christopher:
Christopher 1: các tế
bào của mầm trứng chưa phát triển, mầm trong
Christopher 2: tế bào
trứng phát triển, chất cấu tạo trứng chiếm gần nửa trứng
Christopher 3: chất cấu
tạo trứng chiếm quá nửa trứng
Christopher 4: chất cấu
tạo trứng chiếm gần hết trứng
Christopher 5: trứng
phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng có thể đẻ
Sự hòa hợp tiêu sinh:
quá trình tiêu máu song song với quá trình phát triển trứng
Sella 1 tương ứng với
Christopher 1
Sella 2 tương ứng với
Christopher 2
Sella 3 tương ứng với
Christopher 3
Sella 4 tương ứng với
Christopher 4
Sella 5 tương ứng với
Christopher 4
Sella 6 tương ứng với
Christopher 5
Sella 7 tương ứng với
Christopher 5
Những giai đoạn, những
thánh muỗi hòa hợp chu kỳ tiêu sinh là mùa muỗi và mùa bệnh do muỗi truyền.
Chênh lệch chu kỳ tiêu
sinh: quá trình phát triển của trứng
không song song với quá trình tiêu hóa máu.
Những nhóm muỗi truyền bệnh chủ yếu:
·
Anophelinae:
Con trưởng thành có xúc biện và có vòi
dài tương đối bằng nhau, trứng có phao ở 2 bên, bọ gậy không có ống thở mà có lỗ
thở ở phía cuối thân.
Vector chủ yếu truyền sốt rét ở vùng rừng
núi Việt Nam có An.minimus và An.dirus
Vector chủ yếu truyền sốt rét ở vùng ven
biển nước lợ có An.subpictus
và An.sundaicus
An.minimus bán thuần dưỡng, hút máu
tối và đêm, đã kháng DDT, nhạy cảm với hóa chất nhóm pyrethroid
An.dirus hoang dại nên khó phòng chống, hút máu tối và đêm, còn nhạy cảm
với hóa chất nhóm pyrethroid, ngủ màn tẩm permethrin rất có hiệu quả
An.subpictus phổ biến ở vùng ven biển nước lợ miến Bắc, thuần dưỡng, hút máu
suốt đêm, có ái tính mạnh với P.vivax
An.sundaicus sống ở các vùng nước lợ từ Phan Thiết trở vào Nam, trong các
ao, ruộng, mương, lạch có độ mặn, thuần dưỡng, hút máu cả ngày và đêm
·
Culicinae:
Xúc biện và vòi không bằng nhau, con đực
có xúc biện dài hơn vòi, con cái xúc biện ngắn hơn vòi. Trứng không có phao. Bọ
gậy có ống thở.
*Muỗi Masonia
gặp chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nơi nông thôn đồng bằng nhiều ao hồ, trứng được
đẻ trong các ao tù có nhiều thực vật thủy sinh. Bọ dậy Mansonia cắm ống thở vào rễ bèo để lấy oxy. Muỗi Mansonia hoạt động ban đêm, ngoài nhà. Ở
Việt Nam, vector chính truyền bệnh giun chỉ Brugia
malayi là Mansonia annulifera
(loài này hút máu lúc 22h-3h, phù hợp với lúc giun chỉ bạch huyết từ bạch huyết
đi vào tuần hoàn máu.
*Muỗi Culex
có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đẻ trứng ở vùng nước lặng. Loài Culex quinquefasciatus phổ biến nhất và
là vector chính truyền bệnh giun chỉ W.bancrofti.
loài muỗi này có nhiều ở đô thị đông dân, nhiều cống rãnh, ao tù, nước đọng.
*muỗi Aedes
phân bố ở khắp nơi trên thế giới, vector gây dịch sốt Dengue và sốt xuất huyết
Dengue quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Loài này có nhiều ở thành thị, nông thôn ven biển, đồng bằng, thường đẻ trứng ở
dụng cụ chứa nước trong như. Muỗi này hút máu người vào ban ngày.
*muỗi Culex
tritaeniorhynchus và vector chính truyền bệnh viêm não Nhật Bản B. Muỗi này
có ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng nông thôn, ưa nước trong như mương rãnh, ruộng
lúa nước, ưa hút máu súc vật hơn, hút máu vào ban đêm.
PHÒNG
CHỐNG TIẾT TÚC Y HỌC
Nguyên tắc:
-
tiến hành lâu dài và
kiên trì
-
có trọng tâm trọng điểm
-
căn cứ theo sinh thái của
tiết túc để lựa chọn các biện pháp thích hợp, hiệu quả
-
duy trì thường xuyên,
liên tục
-
truyền thông giáo dục
và lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia
phương pháp:
-
phương pháp cơ học (bắt
diệt) và cải tạo môi trường: không gây ô nhiễm, tác dụng bền vững, mang tính chủ
dộng, nhưng đòi hỏi thời gian và sự tham gia của cộng đồng.
-
phương pháp hóa học:
tác dụng nhanh, hiệu lực cao,triển khai được trên diện rộng, tuy nhiên tiết túc
có thể kháng hóa chất, và còn gây ô nhiễm môi trường
-
phương pháp sinh học: sử
dụng thiên địch, động vật ăn mồi tiêu diệt tiết túc, sử dụng virus hay vi khuẩn
gây bệnh cho tiết túc. Phương pháp này không gây ô nhiễm, không độc với người
và gia súc, nhưng hiệu lực chưa cao.
-
Phương pháp di truyền học
làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của tiết túc, hoặc làm mất khả năng truyền
bệnh, gây bệnh bằng cách thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.
Các biện pháp cụ thể:
-
làm giảm sinh sản của
tiết túc:
+giảm thức ăn của tiết
túc = che đậy thức ăn, chống bị đốt.
+triệt nơi sinh đẻ của
tiết túc = xử lý rác tốt, hố xí lát gạch…
+thay đổi môi trường sống
thuận lợi của tiết túc = thanh toán phế liệu (mảnh vỡ, đồ hộp, nước đọng), che
đậy dụng cụ chứa nước.
+biện pháp khác: hóa chất,
tạo giống đực không sinh sản được bằng tia phóng xạ, vô sinh bằng phương pháp
lai ghép.
-
Khống chế sự tiếp thu mầm bệnh
vào tiết túc: phát hiện điều trị sớm, không để tiết túc đốt người bệnh.
-
Khống chế sự xâm nhập mầm bệnh
từ tiết túc vào người (bảo vệ người lành): xua đuổi, nằm màn, mặc quần áo, vệ
sinh…
-
Các biện pháp diệt tiết túc (giống
trong mục phương pháp ở trên)
*một số hóa chất hay dùng là
nhóm pyrethroid (Permethrin, ICON, Fendona, Deltamethrin…)