2018-01-28

Vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc

Vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc
Gồm: Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma.
Giống vk: có ADN+ARN, có ribosom và nguyên sinh chất, sinh sản = phân đôi, có vách (trừ Mycoplasma)
Khác vk: ký sinh nội bào (Mycoplasma có thể sống ở ngoài tb), hệ enzym không hoàn chỉnh, chịu tác dụng của một số kháng sinh (kháng sinh phải thấm vào t.bào)
Rickettsia
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Đa hình thái, nhỏ 0.5-1mcm, không bắt màu Gr, phải nhuộm bằng Giemsa.
Nuôi cấy = tế bào sống (khó)
Sức đề kháng rất yếu
Độc tố: độc tố hoà tan gây tan máu và hoại tử (rất yếu), enzym gây tan huyết.
Kháng nguyên: 1 KN hoà tan đặc hiệu nhóm và 1 KN chéo (cấu trúc gần giống với KN của Proteus vulgaris - là polysaccharid) --> ứng dụng: nuôi cấy Proteus (dễ hơn nuôi cấy Rickettsia) để tạo KN chéo này, dùng cho phản ứng không đặc hiệu tìm kháng thể chống Rickettsia., chú ý Coxiella (gây sốt Q) không có KN chung với Proteus nên không thể dùng phản ứng không đặc hiệu này.
**Phân loại:
Chia thành 6 nhóm, trong đó 5 nhóm gây bệnh cho người, 1 nhóm gây bệnh cho động vật:
1.     Nhóm sốt phát ban dịch tễ:
-         Sốt phát ban dịch tễ (sốt pb do rận): do R.prowaseki, môi giới là rận, ổ chứa là người bệnh.
-         Sốt phát ban chuột (sốt pb địa phương): do R.mooseri, môi giới là bọ/rận/chuột/ve chuột, ổ chứa là chuột cống, chuột nhắt.
2.     Nhóm sốt do ve truyền: do Dermacentroxenus, môi giới là ve
3.     Nhóm do mò đỏ truyền (sốt mò/ sốt pb rừng rú): do R.orientalis (R.tsutsugamushi), môi giới là nhiều loại mò đỏ khác nhau (Trombicula), ổ chứa là mò đỏ, gặm nhấm (chuột), ở nước ta, bệnh này gặp khá nhiều ở trung du và miền núi. Mò thường đốt ở nách, bẹn.
4.     Nhóm gây bệnh sốt “Q” (Query): nhóm này thường gây tổn thương ở phổi, hay gặp ở châu Úc, châu Mỹ, châu Âu, mầm bệnh là R.burnetii (Coxiella burnetii/R.diapoprica), môi giới phong phú : Ixodidae (họ ve cứng), Argasidae (họ ve mềm), Gamasoidae (họ mạt). Ổ chứa chủ yếu là Ixodidae.
5.     Nhóm gây bệnh sốt hầm hào (Trench fever)
-         Sốt hầm hào: sốt từng đợt cách nhau 4 ngày, mầm bệnh là R.quintana, môi giới là rận, ổ chứa là người.
-         Bệnh sốt cực độ do ve truyền: do Rickettsia hay Dermacentroxenus, môi giới là ve Ixodes ricinus và chuột đồng.
6.     Nhóm gây bệnh cho súc vật (dê, cừu, chó), mầm bệnh là R.ruminantium --> tràn dịch màng tim.
Trong sốt phát ban, Rickettsia vào qua da, niêm mạc khi bị đốt (phân, nước bọt của tiết túc đã đốt chứa Rickettsia)
Trong sốt Q, Coxiella vào bằng đường hít bụi có Coxiella --> viêm phổi không điển hình.
**Cơ chế gây bệnh: Rickettsia vào máu --> mạch máu nhỏ --> tiết yếu tố tiền đông huyết tương --> cục máu đông làm tổn thương mạch máu, tắc mạch.
**Miễn dịch: bền vững       
CHẦN ĐOÁN VI SINH VẬT
Phân lập để xác định mầm bệnh (máu khi sốt, chọc hạch khi có viêm hạch, nước não tuỷ hay mảnh tổ chức của tử thi…)
Tìm hiệu giá KT
Xác định hiện tượng dị ứng da
PHÒNG BỆNH
Không đặc hiệu: Xua đuổi, tiêu diệt côn trùng, Cách ly BN khi có sốt phát ban, Cho những người có nguy cơ uống hoá dược dự phòng.
Đặc hiệu: vaccin
ĐIỀU TRỊ
Kháng sinh thấm tốt: chloramphenicol, tetracyclin, aureomycin, biomycin, lincomycin, fluoroquinolon…đối với trẻ em và phụ nữ mang thai thì dùng rovamycin (nhóm macrolide).
Chlamydia
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Rất nhỏ 0.3mcm (nhỏ nhất trong các vi khuẩn), nhuộm xanh methylen hoặc Macchiavello.
Nuôi cấy = bào thai gà/chuột nhắt
Đề kháng rất yếu
MỘT SỐ LOẠI
*C.trachomatis
-->bệnh mắt hột (4 giai đoạn, có thể gây mù loà do loét sẹo giác mạc)
-->bệnh nhiễm trùng sinh dục tiết niệu (hoa liễu): ở nữ gây viêm đường sinh dục và phần phụ --> vô sinh, ở nam gây viêm niệu đạo có mủ (viêm niệu đạo không do lậu), trẻ sơ sinh có thể nhiễm từ mẹ và bị viêm kết mạc sơ sinh.
*C.psittaci --> sốt vẹt, sốt chim (lây qua hô hấp, gây sốt và viêm phổi không điển hình, ở phụ nữ có thai thì gây sảy thai)
CHẨN ĐOÁN
Trực tiếp (ít dùng): bệnh phẩm là nang nạo (mắt hột),  mủ/dịch niệu đạo/cổ tử cung (hoa liễu), đờm/nước súc họng (sốt vẹt)
Gián tiếp--> tìm KT
PCR --> nhạy, đặc hiệu cao
PHÒNG BỆNH
Chưa có vaccin
Đảm bảo vệ sinh, chú ý kiểm tra chim vẹt
ĐIỀU TRỊ
Nhóm tetracyclin (doxycyclin), macrolide (erythromycin, rovamycin)
Mycoplasma
Là vi khuẩn duy nhất không có vách
Có thể sống ngoài tế bào nhưng môi trường nuôi cấy phải thật giàu dinh dưỡng, khuẩn lạc như trứng rán còn lòng đỏ
Đề kháng với beta-lactam (nhóm ksinh ức chế tổng hợp vách)
Đa hình thái (do không có vách)
Gây bệnh đường hô hấp (viêm phổi không điển hình), đường sinh dục tiết niệu (viêm niệu đạo không do lậu cầu, giống Clamydia), bệnh hay gặp ở trẻ em.
Một số loài thuộc vi hệ -->gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
Chẩn đoán: gián tiếp (tìm KT, kĩ thuật PCR), trực tiếp ít dùng (dịch ngoáy họng, dịch mủ đường s.dục-t.niệu
Phòng bệnh: có vaccin bất hoạt, cách ly..
Điều trị: trước đây (tetracyclin, chloramphenicol, spiramycin), ngày nay (doxycyclin, cefalotin, cefotaxim)