1. chào-hỏi tên-giới
thiệu-mục đích-đề nghị đồng ý và hợp tác
2. hướng dẫn BN tư thế
khám
Nằm ngửa thoải mái, duỗi thẳng chân.
3. tư thế của BS
Đứng bên phải BN, cạnh khớp gối.
4. bộc lộ khớp gối
hai bên, khám lần lượt từng bên
Tối thiểu cách bờ trên khớp gối 10cm
*Quan sát khớp gối
hai bên:
-.trục khớp gối: chân vòng kiềng (khớp gối hình chữ O), chân
chữ bát (khớp gối hình chữ X), khớp gối lệch ra trước/sau.
-.da vùng khớp: màu sắc, bất thường (vết mổ, chày xước, lỗ
dò, vết tiêm chích…)
-.phát hiện khớp sưng: mất các hốc tự nhiên, da vùng khớp mất
nhăn, chu vi khớp tăng hơn bình thường.
-.teo cơ, phì đại cơ.
-.tăng sinh mạch.
-.kén Baker (ở phía sau, nhìn thấy khi BN đứng hoặc nằm sấp)
Kén Baker hay u nang bao hoạt dịch khoeo là tình trạng thoát
vị của bao hoạt dịch khớp gối ra khu sau khoeo chân.
*sờ:
-. Xác định nhiệt độ
vùng khớp và cạnh khớp:
Dùng mặt mu của ngón II, III, áp lên da tại khớp gối sau đó
là ngoài khớp gối cùng bên rồi so sánh. Sau đó so sánh 2 khớp ở 2 bên với nhau.
-. Xác định điểm đau tại
khớp và cạnh khớp:
Sử dụng mô mềm đầu ngón tay cái ấn thẳng góc với lực vừa phải
(không day).
Các điểm đau tại khớp: khe đùi chày trong và ngoài, khe đùi
chè.
Các điểm đau cạnh khớp: lồi cầu trong/ngoài xương đùi, mâm
chày trong và ngoài, đầu trên xương mác, lồi củ trước xương chày.
5. khám vận động
khớp gối:
-. Vận động chủ động khớp gối:
Yêu cầu BN tự gấp/duỗi khớp gối từng bên ở mức tối đa theo
khả năng. Đo góc vận động gấp duỗi của khớp gối, khoảng cách mông gót.
-. Vận động thụ động:
BS đặt tay phải ở cổ chân BN, tay trái ở đùi BN ngay phía
trên khớp gối. Gấp/duỗi khớp tối đa theo khả năng của BN (2 bên). Đo khoảng
cách mông gót (lúc gấp), đo góc gấp/duỗi khớp gối.
Bình thường: khoảng cách mông gót = 0cm, góc gấp khớp gối =
135-145 độ, duỗi cố: 10-15 độ.
Một số nguyên nhân gây hạn chế vận động thụ động khớp gối:
viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính khớp,… ,Thoái hoá khớp gối.
Chú ý: nếu vđ thụ động có góc bằng vđ chủ động thì nguyên
nhân là do khớp. Nếu vđ thụ động có góc lớn hơn thì nguyên nhân là do thần
kinh.
Khi đánh giá thì phải nhận xét cả sự linh hoạt của vận động.
-. Vận động đối kháng: để phát hiện tình trạng yếu cơ kín
đáo.
Làm các nghiệm pháp:
6. khám dấu hiệu bập
bềnh xương bánh chè:
Tay trái dồn dịch vào túi cùng ở phía trên khớp gối. Tay phải
để xuống phía dưới xương bánh chè và đặt ngón trỏ lên tâm xương bánh chè. Ấn
ngón trỏ vuông góc, dứt khoát, từ từ nhấc lên nhưng không nhấc khỏi mặt da.
Có cảm giác “bập bềnh” (có tràn dịch) --> dương tính.
Nguyên nhân: viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính khớp,
thoái hoá khớp có phản ứng viêm..
7. khám dấu hiệu bào
gỗ:
Hai ngón cái đặt ở đầu trên, hai ngón trỏ ở đầu dưới xương
bánh chè, cố định xương bánh chè, rồi di chuyển xương bánh chè lên trên và xuống
dưới theo trục của chi.
Có cảm giác “lạo xạo” khi di chuyển xương bánh chè -->
dương tính.
Nguyên nhân: thoái hoá khớp gối nguyên phát hoặc sau viêm
(viêm khớp dạng thấp, gút, viêm khớp nhiễm khuẩn…). Lớp sụn đầu xương bị tiêu
đi, hai bề mặt xương trực tiếp cọ xát với nhau.
8.khám dấu hiệu rút
ngăn kéo:
BN nằm ngửa, gấp khớp gối 90 độ.
BS ngồi phía cuối để chặn chân BN. Dùng hai ngón tay cái đặt
ở đầu dưới xương bánh chè (lồi củ chày), các ngón còn lại đặt ở vùng cẳng chân
dưới khoeo BN.
Kéo cẳng chân BN về phía trước. Nếu dịch chuyển được thì dấu
hiệu rút ngăn kéo trước dương tính (liên quan dây chằng chéo trước).
Đẩy cẳng chân BN ra phía sau. Nếu dịch chuyển được thì dấu
hiệu rút ngăn kéo sau dương tính (liên quan dây chằng chéo sau).
9. đánh giá kết quả,
thông báo kết quả khám cho BN.
10. giúp BN về tư thế
ban đầu, chào và cảm ơn BN.
11. trình bày kết quả
sau khi khám cho giảng viên.
12. trình bày thêm một
số nguyên nhân: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hoá khớp,
gút, chấn thương…