2018-01-28

các rối loạn tâm thần thường gặp trong nhiễm HIV/ AIDS

các rối loạn tâm thần thường gặp trong nhiễm HIV/ AIDS
ThS. BS. Lê Thị Thu Hà

đại cương
* Các RLTT ở người nhiễm HIV/AIDS liên quan đến phản ứng tâm lý, là hậu quả của tổn thương thần kinh trung ương hoặc do RL hoạt động của hệ thần kinh ở một số bệnh nhiễm trùng cơ hội.
* Biểu hiện khá phức tạp, đa dạng và khác nhau về mức độ ở các GĐ nhiễm HIV/AIDS: từ GĐ sơ nhiễm, GĐ nhiễm HIV chưa có triệu chứng và có triệu chứng sớm, đến GĐ có triệu chứng AIDS rõ rệt.
* Các RLTT liên quan đến HIV cũng có thể biểu hiện ở những người không bị nhiễm HIV.

dịch tễ
- Hayman J, Brubrich N (1994): 80% số BN có triệu chứng RLTT ở một số GĐ trong quá trình nhiễm HIV. Trong đó: RL trầm cảm 50%, RL lo âu 40% trong giai đoạn sơ nhiễm, 70% RL lo âu và trầm cảm trong giai đoạn nhiễm HIV sau khi có xét nghiệm dương tính và có tr/c sớm của bệnh AISD.
- 27% - 38% người nhiễm HIV có ý tưởng tự sát (Heckman, Kalichman, 2002).
- Sadock B.J (2007): 50 - 70% BN mất trí do nhiễm HIV có nhễm trùng thần kinh trung ương chết trong vòng 6 tháng; trong số bệnh nhân AIDS gặp 5% suy giảm trí tuệ, kèm theo tật chứng nhận thức nặng, và các RL hành vi vận động.

các RLTT ở giai đoạn sơ nhiễm
- HIV xâm nhập vào cơ thể, qua hàng rào máu não tác động lên hệ TKTW. Các tr/c trong thời kỳ này là sốt, uể oải, đau cơ, đau đầu, dễ bị kích thích, thay đổi khí sắc, đôi khi có mê sảng.
- Về mặt tâm lý, thời gian làm thử nghiệm kháng thể và xác định kết quả dương tính là một SCTL mạnh. Ở người bệnh sẽ xuất hiện mối lo sợ lớn về bệnh đe doạ đến cuộc sống, cảm giác bị xã hội miệt thị và sợ truyền bệnh cho người khác. Các phản ứng tâm lý trong giai đoạn này: sốc, tức giận, từ chối, buồn phiền. Các tr/c trầm cảm, lo âu, RL giấc ngủ là phổ biến. BN mặc cảm, tự ti, cảm thấy mình bị xã hội ruồng bỏ, bất lực trước cuộc sống, không còn thấy có ý nghĩa gì trong tương lai. Điều này đẩy một số BN đến ý tưởng và hành vi tự sát. Người bệnh có thể trở lại bình thường sau từ 2 tuần đến 6 tháng mà không cần phải dùng thuốc. Ở một số BN có phản ứng thích nghi tích cực, họ đương đầu và vượt qua được SCTL này.

các RLTT ở giai đoạn nhiễm HIV chưa có tr/c và có tr/c sớm của AIDS
RL tâm lý rõ rệt xảy ra ở người có huyết thanh dương tính, biểu hiện: lo âu, trầm cảm, hoặc cả hai xuất hiện trong suốt thời kỳ không có tr/c.
* Rối loạn sự điều chỉnh
- Xảy ra ở bất cứ GĐ nào của bệnh, được xác định như những phản ứng kém thích nghi với SCTL
- Những RL liên quan đến trầm cảm và lo âu biểu hiện ở trên 70% BN nhiễm HIV có triệu chứng (Hayman J 1994).
- Môi trường tâm lý không tốt như thiếu sự quan tâm, săn sóc của người thân, sự chế diễu, xa lánh của những người xung quanh đã làm gia tăng tác dụng của chấn thương tâm lý đối với người bệnh. Đôi khi SCTL làm xuất hiện những RL lo âu và khí sắc ở một vài BN sẵn có tiền sử RLTT.
- Một số người có khả năng tự điều chỉnh để áp ứng đối với SCTL. Một số người khác có thể có những RL hành vi kém thích nghi như hoạt động tình dục không an toàn, lạm dụng thuốc, tức giận...
- Triệu chứng hay gặp ở BN nhiễm HIV là trầm cảm:
o RL sự thích ứng với khí sắc trầm, có thể hiểu điều đó như trầm cảm phản ứng. Đây là loại phổ biến nhất. Mức độ các tr/c có thể từ nhẹ đến nặng và sẽ được cải thiện qua thời gian mà không cần phải dùng thuốc.
o RLTC nặng có tr/c cơ thể, RL giấc ngủ, cảm xúc bị ức chế kéo dài, thường nặng lên nhiều về sáng; buồn rầu vì sợ mắc bệnh và khả năng truyền bệnh cho người khác.
o RLCX thực tổn thường đi kèm với suy giảm nhận thức. Nguyên nhân là do tác động trực tiếp của HIV lên hệ thống TKTW, cũng như do ảnh hưởng của thuốc, hoặc bệnh hệ thống và chuyển hoá.
- Trong thời kỳ đầu lo âu là tr/c hay gặp, có thể là lo âu lan toả, hay các cơn hoảng sợ; các tr/c xung động ám ảnh có thể được thấy trong bất cứ GĐ nào của bệnh, hoặc là tiên phát, hoặc là thứ phát sau trầm cảm.
- Một số người nhiễm HIV tr/c trầm cảm và lo âu có kèm theo trí nhớ bị suy giảm. Sự suy giảm trí nhớ này mang tính chất chủ quan, tạm thời do RLCX.
* Tự sát:
Tự sát xảy ra ở hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên khi phản ứng huyết thanh dương tính được xác nhận. Tự sát xảy ra như một phản ứng xung động trên nền RLCX do tác động tâm lý mạnh.
- Giai đoạn thứ hai (GĐ cuối) khi có nhiều biến chứng thần kinh tâm thần của AIDS. Bao gồm: suy giảm nhận thức, RLCX thực tổn, mê sảng, trạng thái hoang tưởng. Sự suy giảm tư duy trên nền tảng của RL sinh hoá não cũng góp phần vào nguyên nhân tự sát.
- Một số yếu tố khác tham gia vào nguy cơ tự sát:
o Có RL khí sắc trước khi bị bệnh.
o Bệnh hệ thống hoặc bệnh tâm thần đang có.
o Các tác động tâm lý - xã hội khác.
o Lạm dụng thuốc.
o Tham vấn trước và sau thử nghiệm liên quan đến HIV không đầy đủ.

Các RLTT ở giai đoạn có triệu chứng và có triệu chứng bệnh AIDS rõ rệt
*Mê sảng
Mê sảng được đề cập đến như một h/c não thực tổn cấp tính. Trạng thái mê sảng thường được thấy trong GĐ muộn của nhiễm HIV/AIDS ở các BN nằm viện.
- Những biểu hiện của mê sảng:
o Khởi phát nhanh, trạng thái bàng hoàng, lo âu, sợ hãi. Đây là triệu chứng sớm quan trọng; sau đó tiến triển thành lú lẫn mất định hướng, mù mờ ý thức, giảm khả năng tập trung, chú ý thay đổi .
o Các biến đổi tâm thần - vận động thường gặp, đặc biệt là kích động tiến triển dao động trong 24 giờ.
o Tri giác nhầm, ảo giácCác RLTT ở giai đoạn có triệu chứng và có triệu chứng bệnh AIDS rõ rệt
- Các yếu tố làm tăng thêm trạng thái sảng:
o Tật chứng về nhận thức liên quan đến HIV nằm dưới.
o Nhiễm trùng hệ thống.
o Giảm ôxy máu, do hậu quả của viêm phổi.
o Các RL chuyển hoá, do tiêu chảy có thể gây ra mất cân bằng điện giải.
o Tăng áp lực nội sọ, do tổn thương não lan rộng, u não, áp xe não.
o Lạm dụng chất hay h/c cai, đặc biệt trong bối cảnh lệ thuộc rượu.Các RLTT ở giai đoạn có triệu chứng và có triệu chứng bệnh AIDS rõ rệt
* Phức hợp nhận thức - vận động liên quan đến HIV (phức hợp mất trí do bệnh AIDS)
- Suy giảm trí tuệ, kèm theo các RL hành vi vận động. Những bệnh nhân AIDS có tật chứng thần kinh tâm thần nặng. Phức hợp nhận thức vận động liên quan đến HIV biểu hiện trầm trọng bằng mất trí, chủ yếu là mức độ tật chứng vận động đối với đời sống hàng ngày.
- Không giống bệnh Alzheimer- mất trí vỏ não, mất trí ở người nhiễm HIV/AIDS là mất trí dưới vỏ. Những biến đổi LS chủ yếu xảy ra ở hệ viền và các đường liên lạc của thuỳ trán. Các cấu trúc này có tầm quan trọng trong việc điều chỉnh khí sắc và hành vi, nên các biến chứng tâm thần, thần kinh có thể xảy ra khi các cấu trúc đó bị tổn thương.
Sự thay đổi nhân cách thực tổn
- Sự thay đổi nhân cách thực tổn có thể xảy ra theo nhiều cách và tạo thành h/c nhân cách thực tổn. Đặc trưng bởi sự biến đổi đáng kể các mô hình hành vi quen thuộc đối với BN trước khi bị bệnh.
- BN có biến đổi cảm xúc và hành vi, tăng các nét nhân cách tiền bệnh lý dẫn đến hành vi giải ức chế, dễ bị kích thích có thể gây hại cho người khác; đôi khi giống h/c hưng cảm nhẹ.
- Ở những người mất trí do bệnh AIDS có thể có sự thoái hoá nhân cách. Các tr/c vô cảm, mất động cơ và mất sáng kiến phản ánh tổn thương thuỳ trán và các đường liên lạc của chúng.
- Một số trường hợp biểu hiện sự suy giảm hoạt động nhận thức, bao gồm suy giảm trí nhớ, khó tập trung suy nghĩ.Các RLTT ở giai đoạn có triệu chứng và có triệu chứng bệnh AIDS rõ rệt
Trầm cảm thực tổn
- Trầm cảm có thể biểu hiệnbằng các tr/c giống như mất trí liên quan đến HIV, cần phân biệt với vô cảm. Sự chậm chạp tâm thần vận động và sự né tránh các nhiệm vụ phức tạp là đặc trưng của bệnh não thực tổn. Khí sắc trầm, tự ti và cảm giác tội lỗi thuộc về trầm cảm tiên phát.
- Các tr/c mất ngủ, kém tập trung, chán ăn, giảm trọng lượng và giảm dục năng là những biểu hiện thường gặp trong nhiễm HIV tiến triển, có thể làm khó phân biệt với các RL thực vật trong trầm cảm nội sinh.
- Trầm cảm Δ nhầm với quá trình mất trí. Trong trường hợp giả mất trí do trầm cảm thì lấy việc điều trị trầm cảm có kết quả để xác định Δ.
- Trầm cảm và mất trí cùng tồn tại, đặc biệt ở GĐ biến đổi của tật chứng nhận thức. Khi đó biểu lộ một bệnh cảnh LS nặng nề và phức tạp hơn.Các RLTT ở giai đoạn có triệu chứng và có triệu chứng bệnh AIDS rõ rệt
Các RLTT khác
- Hội chứng khí sắc thực tổn: tăng vận động, HT tự cao, dễ kích thích, giảm nhu cầu ngủ, mất sáng tạo, ảnh hưởng đến lao động xã hội.
- Bệnh cảnh loạn thần:
o Các RL hoang tưởng thực tổn, HT bị hại, BN đinh ninh rằng cho họ nằm viện là để thực hiện âm mưu lấy cắp tài sản hoặc đầu độc họ.
o Các RL tri giác thực tổn, thường gặp là ảo giác thính giác, ảo giác thị giác.
Các RL này khó phân biệt với loạn thần chức năng xảy ra ở những người không bị nhiễm HIV; nếu không có tiền sử về gia đình, thì cần phải xem xét nguyên nhân thực tổn để Δ phân biệt.

Các rối loạn tâm thần liên quan đến HIV ở những người không bị nhiễm HIV
*Nhóm coi thường bệnh
*Nhóm nghi bệnh
*Nhóm loạn thần

Chẩn đoán
- Bằng chứng người bệnh có nhiễm HIV/AIDS (quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, phơi nhiễm trực tiếp trong môi trường, hoàn cảnh đặc biệt: tiếp xúc với máu do truyền máu…).
- Các RLTT đáp ứng tiêu chuẩn Δ lâm sàng đặc trưng liên quan đến nhiễm HIV/AIDS, trong khi không có bệnh lý hoặc RL khác đi kèm ngoài nhiễm HIV/AIDS. Nhiễm HIV/AIDS liên quan trực tiếp đến quá trình phát sinh các tr/c, h/c loạn thần ở các GĐ khác nhau.
- Tìm thấy mối liên quan về thời gian giữa sự phát triển của nhiễm HIV/AIDS với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng RLTT đặc trưng.
- Không có bằng chứng về nguyên nhân của h/c tâm thần (như bệnh TTPL, chấn thương sọ não, bệnh cơ thể hoặc bệnh do sang chấn tâm lý – xã hội thúc đẩy).

ĐIỀU TRỊ
*Liệu pháp hóa dược
-Thuốc chống loạn thần
-Thuốc chống trầm cảm
-Thuốc giải lo âu
-Thuốc điều trị AIDS
*Liệu pháp tâm lý
-LPTL cá nhân: đóng vai trò quan trọng
-LPTL nhóm
-LPTL gia đình