2018-01-28

Trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis)

Trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Cầu trực khuẩn nhỏ, 0.2-0.5 x 0.5-1mcm, Gr(-)
Không có lông, có các sợi ngưng kết hồng cầu (filamentous hemaglutinin - FHA) chứa protein, trông giống như các pili, giúp vk bám vào tế bào có lông chuyển của biểu mô hô hấp.
Khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối
Khuẩn lạc nhỏ, hình vòm, mặt nhẵn bóng, sáng như một giọt thuỷ ngân
Khi cấy chuyển nhiều lần, B.pertussis trải qua 4 pha: I-II-III-IV
-         Pha I: khuẩn lạc nhỏ, nhẵn, có độc tố, có ngưng kết nguyên và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu
-         Pha II, III: trung gian giữa pha I, IV
-         Pha IV: là giai đoạn cuối cùng của thoái hoá tự phát, khuẩn lạc xù xì, mọc được trên mt nuôi cấy thông thường, không độc, không có các kháng nguyên ở pha I.
Sự biến đổi pha có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất vaccin: vaccin ho gà chỉ có hiệu lực khi chọn đúng vk đang ở pha I.
Tính chất hoá sinh: không lên men đường, mà chuyển hoá theo kiểu hô hấp, phân giải một số aa theo kiểu oxh, sinh amoniac và CO2.
Đề kháng: yếu, ra khỏi cơ thể chết rất nhanh
Độc lực: độc tố ho gà (PT-pertussis toxin), adenylcyclase (AC), độc tố tế bào khí quản (tracheal cytotoxin)
Dựa vào hoạt tính sinh học PT được gọi là:
-         LPF- Yếu tố tăng lympho bào- lymphocytosis promoting factor
-         IAP- protein hoạt hoá vùng đảo tuỵ- islet activating protein
-         HSF- yếu tố nhạy cảm với histamin- histamin sensitizing factor
Kháng nguyên: PT, FHA là những KN mạnh và q.trọng, còn có KN thân chịu nhiệt gọi là sinh ngưng kết nguyên (agglutinogen) O.
Miễn dịch: trẻ sơ sinh không mắc ho gà vì có kháng thể từ mẹ, trẻ 1-5 tuổi dễ mắc nhất, sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ có miễn dịch lâu dài.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp (người là vật chủ duy nhất), bám vào các tb có lông chuyển bằng sợi ngưng kết hồng cầu, không vào sâu trong niêm mạc, không vào máu. Tại chỗ bám vk tiết các yếu tố độc lực (chủ yếu là PT) --> tb bị hoại tử, histamin được giải phóng trong khi niêm mạc đang nhạy cảm với histamin (nhờ HSF) --> đường hô hấp bị kích thích cực độ dẫn đến những cơn hho không tự kiềm chế được. LPF gây hiện tượng tăng lympho bào điển hình ở máu ngoại vi. Những đảo Langerhans của tuỵ được hoạt hoá (do IAP) làm tăng sx insulin, gây hạ đường huyết có thể gây tổn thương não.
Đường hô hấp bị tổn thương --> bội nhiễm vk, viêm phổi.
CHẨN ĐOÁN VSV
Nhuộm soi = DFA -md hq trực tiếp, nhanh nhưng không nhậy cao.
Nuôi cấy với bệnh phẩm họng mũi (cấy ngay tại giường hoặc hứng trực tiếp
Tìm các thành phần hoá học trong bệnh phẩm: dùng KT đơn dòng tìm LPF, FHA
Dùng PCR tìm đoạn ADN đặc trưng.
Chẩn đoán gián tiếp: tìm KT kháng PT và FHA trong huyết thanh BN.
PHÒNG BỆNH
Cách ly khi nghi ngờ
Vaccin chết từ vk pha I, được phối hợp với giải độc tố bạch hầu và uốn ván thành một vaccin “3 trong 1”. Tiêm bắp cho trẻ lúc 2,3,4 tháng tuổi, nhắc lại 2 lần vào lúc 6-12 tháng tuổi và 4-6 tuổi. vaccin này có công hiệu 80-100%
ĐIỀU TRỊ
Duy trì đủ dinh dưỡng và dịch cần thiết
Dùng Erythromycin --> cắt được nhiễm trùng sau 4-7 ngày, nhưng phải dùng kéo dài 2 tuần phòng tái phát.