2018-01-28

Campylobacter

Campylobacter
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Trực khuẩn, Gram (-), mảnh, hình cong (dấu phẩy, chữ S, hình cánh chim)
Không có nha bào
Có 1 lông ở 1 đầu, di động như vặn nút chai
Thích hợp với môi trường vi hiếu khí (5% O2, 10% CO2, 85% N2), phát triển được ở 37oC
Oxidase/catalase(+), ure/indol/H2S(-)

42oC
25oC
Gây bệnh
C.jejuni
Mọc được
Không mọc
Tiêu chảy (quan trọng, hay gặp)
C.intestinalis
Không mọc
Mọc được
Nhiễm khuẩn huyết (rất hiếm gặp)
Kháng nguyên: KN thân O là LPS, KN lông H
Đề kháng tự nhiên với cephalotin, nhạy cảm với nalidixic acid.
GÂY BỆNH
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ do viêm đại tràng thường do C.jejuni. C.jejuni có vai trò gây tiêu chảy rất lớn, lớn hơn nhiều tỷ lệ tiêu chảy do Shigella và Samonella. Thường gặp ở lứa tuổi 1-2 tuổi.
Cơ chế gây tiêu chảy chưa rõ nhưng có 2 yếu tố: độc tố ruột như vk tả (nhiều trường hợp phân hoàn toàn nước), yếu tố xâm nhập như vk lỵ (một số trường hợp phân có máu)
Nhiễm khuẩn huyết do C.intestinalis có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn suy giảm đề kháng.
MIỄN DỊCH
Trẻ em có miễn dịch với C.jejuni trong các năm đầu cuộc đời, sau đó IgG giảm dần, IgA tăng lên do bị nhiễm liên tục trong cả cuộc đời
DỊCH TỄ HỌC
ổ chứa là các động vật nuôi trong nhà: chó mèo, gà, trâu bò à lây sang người
có thể lây giữa người với người qua đường phân - miệng, đặc biệt ở trẻ nhỏ
CHẨN ĐOÁN VSV
Tiêu chảy: bệnh phẩm là phânà nuôi cấy
Nhiễm khuẩn huyết: cấy máu
PHÒNG BỆNH
Chưa có vaccin, tốt nhất là xử lý tốt phân, nước, rác.
ĐIỀU TRỊ
Tiêu chảy do C,jejuni thường chọn erythromycin (hoặc gentamicin)
Nhiễm khuẩn huyết do C.intestinalis thường dùng aminoglycosid.