ThS.BSNT. Lê Công Thiện
* Nội dung:
- RL cảm
giác - tri giác
- RL cảm
xúc
- RL chú ý
- RL trí nhớ
- RL trí tuệ
* các phần trình bày:
- Khái niệm về Tâm thần học và sức khoẻ tâm thần.
- Lịch sử phát triển Tâm thần học.
- Các nguyên nhân gây bệnh và phân loại bệnh tâm thần.
- Điều trị và dự phòng bệnh tâm thần
* Hoạt động tâm thần
Cảm giác (cảm
tính) => tri giác (biểu
tượng, lý tính) => thao tác tư duy (phân tích, tổng
hợp) => trí tuệ, trí nhớ, ý thức, ngôn ngữ, cảm xúc (thái độ), hành vi.
* khái niệm Tâm thần học: Psychiatry
(tiếng Hylạp ≈ 200 năm).
- Là ngành riêng biệt trong y học chung.
- Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên bệnh sinh các rối loạn, bệnh tâm thần.
- Nghiên cứu điều trị và dự phòng các bệnh tâm thần.
* khái niệm Sức khoẻ tâm thần
(mental health)
- Sức khoẻ con người: Cơ thể - Tâm thần - Xã hội
- Là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả Tâm thần học, vệ sinh tâm thần.
- Là trạng thái không bệnh, không tật về tâm thần.
- Là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm thần, xã hội.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội học.
* Tỉ lệ mắc các bệnh, rối loạn tâm thần.
- Điều tra dịch tễ học của Mỹ 1980:
+ RLTT trong 1
tháng: 15,4% dân số.
+ RLTT trong 6
tháng: 19,1% dân số.
+ RLTT cả đời: 32,2% dân số.
- Tổ chức Y tế thế giới (2003): các
rối loạn tâm thần chiếm 17% gánh nặng
về bệnh tật chung của khu vực Tây
Thái Bình Dương.
- Australia (1998):
RLTT chung: > 22% dân số/năm8
- Hàn Quốc (2001):
RLTT/1năm: 19.0%, RLTT
cả đời: 30,9%.
- Việt Nam: Chương
trình quốc gia SKTT (2001) với 10 bệnh
thường gặp tỉ lệ là 14% (cả đời)
- Theo WHO:
+ 80% bệnh nhân trầm
cảm sống ở các nước đang phát triển.
+ Chỉ có 5% nhận được
sự điều trị thoả đáng.
+ Tỉ lệ tương tự với
các rối loạn tâm thần khác.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
TÂM THẦN HỌC
- Thời thượng cổ và
trung cổ:
. Được xem xét theo quan điểm tôn giáo thần bí.
. Hypocrate: Bệnh tâm thần là bệnh của bộ não, mô tả
một số hội chứng tâm thần.
- Cuối thế kỷ 18 - đầu
thế kỷ 19:
. Quan điểm duy vật
về bệnh tâm thần bắt đầu chiếm ưu
thế.
. 1792: Philipe Pinel (Pháp): Biến trại giam thành bệnh
viện tâm thần.
. Esquirol: Sơ bộ phân
loại bệnh tâm thần mô tả nhiều
bệnh cảnh lâm sàng.
- Cuối thế kỷ 19:
+ Morel: Nghiên cứu
căn nguyên bệnh tâm thần (nhấn mạnh thoái hoá di truyền)
+ Conolly (Anh): Bỏ
áo trói đối với bệnh nhân tâm thần.
+ Kraepelin,
Griesinger, Kahlbaun (Đức):
. Hoạt động tâm thần là một hoạt động phản xạ của bộ não
. Nêu quy luật tiến
triển lâm sàng của nhiều bệnh tâm
thần chủ yếu.
. Phân loại bệnh tâm thần thành các thể riêng biệt để chẩn đoán và điều trị.
+ Paplop, Korsacop (Nga):
. Cơ
sở sinh lý cho hoạt động tâm thần với học thuyết phản xạ.
. Chứng
minh bệnh tâm thần là bệnh của não và cơ thể.
. Thực
hiện phân loại bệnh trong tâm thần.
- Từ đầu thế kỷ 20 đến nay:
+ Các bệnh viện tâm
thần hiện đại, mở cửa, mạng lưới điều trị ngoại trú.
+ Các thuốc ngày
càng nhiều, có hiệu quả => vai trò quyết định.
+ Phát triển các hệ thống phân loại bệnh.
+ Nhiều chuyên
ngành liên quan phát triển: Sinh hoá não,
điện sinh lý thần kinh…
+ Đại biểu trường
phái duy tâm (Freud), duy vật (Paplop)
CÁC NGUYÊN NHÂN và PHÂN
LOẠI BỆNH TÂM THẦN
* Các nguyên nhân gây bệnh tâm thần
- Thực tổn TK
– NK (1)
- RI liên quan chất tác động tâm thần (2)
- RLLQ stress (3)
- Nội sinh (4)
- Rối loạn nhân cách (5)
- Chậm phát
triển tâm thần (6)
- Các rối
loạn hành vi khác (7)
* Cơ chế bệnh nguyên bệnh
sinh bệnh tâm thần
- Chủ yếu còn là giả
thuyết
+ Phân tâm
+ Di truyền học, miễn
dịch học
+ Nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương…
- Thành tựu nổi bật:
+ Sinh hoá não, dẫn truyền thần kinh
+ Chẩn đoán hình ảnh
hiện đại: MRI,PET…
* Phân loại bệnh tâm thần: ICD 10 – DSM4
- Theo ICD 10: Rối loạn tâm thần ở chương F
+ Bao gồm F.0 → F9
+ Tổng cộng 100 mục 300
rối loạn, bệnh tâm thần
+ 27 rối loạn thường
gặp ở cộng đồng.
* Đặc điểm bệnh tâm thần
- Biểu hiện triệu chứng có
sắc thái văn hoá, dân tộc, thời
đại… (chán ăn tâm thần, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn Posttraumatic Stress
Disorders – PTSD, tia vũ trụ…)
- một số bệnh biểu hiện hoàn toàn khác nhau giữa các bệnh
nhân (tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc…)
-
Các Rối loạn liên quan stress, lạm dụng chất… ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển
- Psychosomatic (bệnh
tâm thể):
+ Do căn nguyên tâm
lý
+ Biểu hiện bằng
các triệu chứng cơ thể (chức năng,
thực tổn)
* Đặc điểm bệnh nhân tâm thần
- Phủ định bệnh, không chịu điều trị (điều trị cưỡng bức)
- Yếu tố Stigma: xấu hổ, giấu bệnh kỳ thị,
phân biệt đối xử (chậm trễ trong
điều trị: 2-3 năm)
- Khó phát hiện bệnh
cơ thể đi kèm: Bệnh nhân tâm thần tử
vong sớm hơn 10-25 năm so với quần thể dân số chung.
* Chẩn đoán bệnh tâm thần
- Dựa vào lâm sàng
là chính
+ Các triệu chứng
chủ quan là chủ yếu.
+ Các triệu chứng
khách quan ít, không đặc hiệu.
+ 1 hội chứng có
các sắc thái khác nhau cho từng bệnh,
rối loạn.
- Chẩn đoán bệnh trước hết là loại trừ
- Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn
+ ICD-10…
+ DSM – IV…
- Cận lâm sàng (chẩn đoán hình ảnh, trắc nghiệm tâm lý…): trợ giúp chẩn đoán
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
TRỊ TRONG TÂM THẦN
* Phân loại các phương thức điều trị:
. Điều trị căn nguyên: 1, 2, 3…
. Điều trị triệu chứng: 3, 4…
. Điều trị dự phòng:
+ 5, 6…
+ Vệ sinh tâm thần…
+ Phát hiện sớm,
can thiệp sớm: 4
+ Điều trị dự phòng
tái phát: 4…
* Điều trị theo nguyên nhân
- Thực tổn TK – NK (1)
- RI liên quan chất tác động tâm thần (2)
- RLLQ stress (3)
- Nội sinh (4)
- Rối loạn nhân cách (5)
- Chậm phát triển tâm thần (6)
- Các rối loạn hành vi khác (7)
* Điều trị đặc thù trong tâm thần
- Điều trị sinh học
(Biological therapy):
+ Hoá dược tâm thần (4)
(Psychopharmacotherapy).
+ Các liệu pháp gây
sốc (4): sốc điện
(Electroconvulsive therapy).
+ Phẫu thuật tâm thần
(Psychosurgery)
- Liệu Pháp tâm lý
(3) (Psychotherapy)
- Tái thích ứng lao động
và xã hội (4,5,6…) (Rehalibitation)
- Giáo dục đặc thù
(5,6,7…) (Special Education…)23
* Hoá dược tâm thần
- Bắt đầu từ 1952 bằng chlopromazin
- Hiện nay: Thuốc an thần kinh (ATK),
chống trầm cảm (CTC), bình thần (BT), chỉnh khí sắc, DDTK…
- Dựa trên cơ sở các thành tựu sinh hoá não.
- Khác biệt với dược lý chung (dung nạp, tác dụng, tác dụng phụ…)
- Thay đổi bộ mặt tâm thần học
- Kiến trúc bệnh viện, quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân
- Hệ thống điều trị ngoại trú, tại cộng đồng.
* Phòng bệnh tâm thần
- Cấp I: Bảo vệ bà mẹ, trẻ em, giảm tai nạn chấn thương sọ, dinh dưỡng…
- Cấp II: Phát hiện sớm, can thiệp sớm…
- Cấp III: Điều trị duy trì, giúp tái hoà nhập, lao động …
* Hướng phát triển tâm thần học
- Hiện đại hoá ở
trung ương
+ Nghiên cứu cơ chế
bệnh sinh các bệnh tâm thần.
+ Chẩn đoán sớm,
can thiệp sớm
+ Dược lý hiện đại
+ Liệu pháp tâm lý
- Tâm thần học cộng đồng
+ Đào tạo bác sĩ đa
khoa trong hệ thống lồng ghép.
+ Nâng cao kiến thức
cộng đồng về bệnh và sức khoẻ tâm
thần.
+ Phát triển các dịch
vụ CSSK tâm thần cộng đồng
====================
RỐI LOẠN CẢM GIÁC - TRI GIÁC
* khái niệm tâm lý học về tri giác
- Cảm giác: đặc tính riêng lẻ của sự vật thông qua các giác quan.
- Tri giác: khả năng tổng hợp các đặc tính riêng lẻ của sự vật → nhận thức toàn bộ, thống
nhất các sự vật.
* các RL về cảm giác và tri giác:
- Tăng cảm giác (hyperesthesia)
- Giảm cảm giác (hypoesthesia)
- Loạn cảm giác bản thể (cenestopathia)
- Ảo tưởng (illusion)
- Ảo giác (hallucination)
* Ảo tưởng (illusion)
- Khái niệm: tri giác sai hoàn toàn về sự vật có thật
- Phân loại: theo giác quan
- Phân loại theo ý nghĩa bệnh lý
+ Ảo tưởng cảm xúc
+ Ảo tưởng lời nói
+ Ảo ảnh kỳ lạ
(pareidolia)
* Ảo giác (hallucination)
- Khái niệm: tri giác như thật về các sự vật không có thật
- Phân loại :
+ Theo kết cấu: thô
sơ/phức tạp
+ Theo giác quan:
+ Nhận thức thái độ:
thật/giả
* các loại ảo giác thật
- Đặc điểm chung: bên ngoài/mô tả rõ/coi như sự vật thật/không có cảm giác bị chi phối
- Ảo thanh:
- Ảo thị:
- Ảo vị và ảo khứu:
- Ảo giác xúc giác:
- Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể:
- Các ảo giác đặc biệt: Ảo thanh chức năng, Ảo giác lúc giờ
thức giấc ngủ
* các loại ảo giác giả
- Đặc điểm chung: bên trong/mô tả mơ hồ/ không coi như sự vật thật/cảm giác bị chi phối
- Ảo thị giả
- Ảo thanh giả
- Ảo giác giả vận động
* các rối loạn tâm lý - giác quan
- Tri giác sai thực tại :
+ Cảm giác biến
hình
+ Cảm giác loạn
hình
- Giải thể nhân cách
====================
RỐI LOẠN TƯ DUY
* hoang tưởng
- Khái niệm
+ Suy nghĩ sai: so
với thực tế (hoặc không có)
+ Bệnh nhân không
biết sai:
+ Giải thích + chứng minh không hết
+ Ảnh hưởng đến cảm
xúc, hành vi của bệnh nhân
- Quá trình hình thành hoang tưởng: 05
- Phân biệt hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ
* ý tưởng ám ảnh
- Suy nghĩ sai: so với thực tế (hoặc không có)
- Bệnh nhân biết sai
- Xuất hiện với tính chất cưỡng bức
- Ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của bệnh nhân
- Là thành phần chính của Hội chứng ám ảnh (cảm xúc - lo sợ ám ảnh; tư
duy:ý tưởng ám ảnh; hành vi ám ảnh:
nghi thức)
* định kiến
- Suy nghĩ quá mức, sai (bắt nguồn từ sự kiện thật)
- không biết sai
- Giải thích
- chứng minh thì hết
- Ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của bệnh nhân
* các hội chứng RL tư duy
- HC ảo giác -
paranoid:
+ các loại hoang tưởng
không hệ thống
+ Ảo giác
+ Hc tâm thần tự động
- HC Paranoia: hoang tưởng hệ thống
- HC Paraphrenia: hoang tưởng tự cao kỳ quái
- Hc nghi bệnh
====================
RỐI LOẠN CẢM XÚC
* khái niệm tâm lý học về cảm xúc
- Cảm xúc: thái độ đối với những kích thích, đối với những biểu tượng và ý niệm thuộc phạm
vi xã hội cũng như phạm vi thế giới
vật lý
- Cơ sở giải phẫu: phần lớn ở vùng dưới vỏ, chủ yếu vùng gian não (cảm xúc sơ đẳng, bản
năng). Phần nhỏ hơn ở vỏ não: vỏ
não chi phối chủ yếu các tình cảm
cao cấp
* các cách phân loại cảm xúc
- Cách 1:
+ Cảm xúc cao
+ Cảm xúc thấp
- Cách 2: dương/âm tính
+ Cảm xúc dương
tính
+ Cảm xúc âm tính
- Cách 3: theo cường độ
+ Khí sắc
+ Ham thích
+ Xung cảm
* các triệu chứng về rối loạn cảm xúc
1. Giảm và mất cảm
xúc
- Giảm khí sắc: khí/sắc
- Cảm xúc bàng quan
- Cảm xúc tàn lụi
- Mất cảm giác tâm thần
2.Tăng cảm xúc
- Cảm xúc không ổn định
- Khoái cảm
- Cảm xúc xay đắm hay ngẩn ngơ
* các hội chứng về rối
loạn cảm xúc
1. Hội chứng trầm cảm
- Biểu hiện: (chủ quan/khách
quan)
+ Cảm xúc bị ức chế
+ Tư duy bị ức chế:
tư ti; bị tội; bế tắc; ý tưởng tự sát
+ Hoạt động bị ức chế: giảm-ít-không
- Không điển hình: kích thích,
vật vã
- Gặp trong: giai đoạn trầm cảm, RLCX lưỡng cực…
2. Hội chứng hưng cảm
- Biểu hiện (chủ quan/khách
quan)
+ Cảm xúc hưng phấn:
vui vẻ quá mức
+ Tư duy hưng phấn:
tự cao/phát minh
+ Hoạt đông hưng phấn:
hảo tâm, shopping...
- Không điển hình: kèm hoang tưởng…
- Gặp trong: giai đoạn hưng cảm, RLCX lưỡng cực…
3. Hội chứng loạn cảm
- Biểu hiện:
+ Khí sắc u sầu, hằn
học, bất mãn
+ Tăng cảm giác, dễ
bị kích thích
+ Khuynh hướng bạo
động, giận giữ, tấn công người
khác
- Gặp trong: động kinh; tổn thương não; nhân cách bệnh
====================
RỐI LOẠN Ý THỨC
* Khái niệm ý thức
- Theo nghĩa rộng:
Ý thức là một hoạt động tổng hợp của các quá trình tâm thần khác nhau có đặc tính phản ánh ở mức
cao nhất, toàn diện và chính xác
nhất hiện thực khách quan.
- Theo lâm sàng:
ý thức là mức độ sáng sủa, tỉnh táo của tâm thần, thể hiện mức độ nhận thức của bệnh nhân về bản
thân mình và mối liên hệ giữa bản
thân mình với môi trường xung quanh.
- Cơ sở hình thành ý thức:
+ Cấu trúc tinh vi
và toàn vẹn của não bộ
+ Không phải bẩm
sinh mà cần có điều kiện
phát triển của các điều kiện của đời
sống xã hội
* phân loại RL ý thức
- hội chứng ý thức bị
loại trừ
1. HC ý thức u ám
2. Hội chứng ngủ gà
3. Hội chứng bán hôn mê
4. Hội chứng hôn mê
- hội chứng ý thức bị
mù mờ
1. Hội chứng mê sảng
2. Hội chứng mê mộng
3. Hội chứng lú lẫn
4. Hội chứng hoàng hôn
* đặc điểm của rối loạn ý
thức bị loại trừ
- 4 hội chứng thể hiện 4 mức độ mất ý thức
- Nguyên nhân: tổn thương não, bệnh cơ thể ảnh hưởng đến não
- Triệu chứng thực thể nổi trội hơn các triệu chứng loạn thần
- Thường quên những gì xảy ra trong cơn.
* đặc điểm của rối loạn ý
thức kiểu mù mờ
- Là 4 hội chứng riêng biệt, gặp ở những bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.
- Nguyên nhân: các nguyên nhân làm rối loạn chức năng não – gặp nhiều
trong các bệnh lý tâm thần.
- Các triệu chứng loạn thần thường rất phong phú
- Trí nhớ trong cơn: nhớ từng mảng, quên từng phần
* các bước khám
* mô tả hội chứng rối loạn ý
thức kiểu mù mờ
1. Năng lực định hướng
- Định hướng không gian: biết đang ở đâu, bệnh viện cách nhà
bao xa…
- Định hướng thời gian: biết ngày tháng hiện tại, biết tính
thời gian …
- Định hướng bản thân: biết mình là ai…
- Định hướng về những người xung quanh: hiểu nhiệm vụ của những
người trong buồng bệnh: y tá, hộ lý, bác sỹ…
2. RL tri giác: ảo giác, ...
3. RL tư duy: hoang tưởng, định kiến...
4. Cảm xúc
5. Hành vi tác phong
6. Trí nhớ trong cơn
7. Tính thường gặp
* hội chứng mê sảng
1. Định hướng: định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng. Định hướng không gian và thời
gian cũng bị lệch lạc. Định hướng
về bản thân còn duy trì.
2. Rất nhiều rối loạn tri giác: ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo
giác. Thường là những ảo giác sinh
động, rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê
sợ.
3. Tư duy: Có thể có hoang tưởng cảm thụ (hoang tưởng nhận
nhầm)
4. Hành vi tác phong: phần lớn bị ảo tưởng, ảo giác chi phối
nên thường mang tính chất kích động
nguy hiểm (tự vệ hay tấn công). Tác phong phản ứng tương xứng với nội dung ảo giác.
5. Cảm xúc: không ổn định, thường là căng thẳng, hoảng hốt,
lo âu.
6. Trí nhớ: Sau mê sảng, về cảnh mê sảng và cảnh thực, bệnh
nhân nhớ rời rạc, từng mảng, không
đều, (những lúc ý thức sáng sủa thì nhớ đầy đủ hơn).
7. Tính thường gặp: Trạng thái cai, nhiễm độc và nhiễm khuẩn.
* hội chứng mê mộng
1. Định hướng
về bản thân bị rối loạn nhiều hơn so với mê sảng. Trong mê sảng, bệnh nhân chỉ là khán giả của các ảo
giác; trong mơ mộng, bệnh nhân vừa là
khán giả, vừa là diễn viên, nghĩa là cùng tham gia hoạt động với ảo giác.
2. Ảo giác: là những cảnh tượng kỳ quái, khuếch đại rất đa dạng:
bệnh nhân như sống ở những cảnh xa
lạ, thần tiên, hoang đường, sống những cảnh
trong truyện cổ tích, thần thoại, v.v…
3. Tư duy: hoang tưởng cảm thụ.
4. Tác phong: không ăn khớp với nội dung cảnh mộng: bệnh
nhân sống say mê, hoạt động cùng ảo
giác nhưng bề ngoài thường ít cử động hay bất động.
5. Cảm xúc: Nét mặt không lo âu, căng thẳng như trong mê sảng.
6. Trí nhớ: Sau mê mộng, bệnh nhân nhớ rất chi tiết cảnh mộng,
còn cảnh thực xen kẽ vào, thì nhớ
rất ít hay không nhớ gì cả.
7. nguyên
nhân: Tâm thần phân liệt
tiến triển chu kỳ, động kinh, bệnh thực thể nặng ở não, v.v…
* hội chứng lú lẫn
- Hội chứng rối loạn ý thức nặng nhất trong các hội chứng ý
thức mù mờ.
- Định hướng:
ngơ ngác, rối loạn trầm trọng về định hướng xung quanh và bản thân => không tiếp xúc được.
- RL
tri giác: tri giác những đối tượng lẻ tẻ bên ngoài, không thể tổng hợp lại được, và không thể tổng hợp được những cảm giác bên trong.
- Cảm xúc: không ổn định: khi cười, khi khóc, khi bàng quan,
khi trầm cảm. Thường thì bàng
hoàng ngơ ngác, bất lực trước mọi vấn đề.
- Tư duy: từ rời rạc, không liên quan với nhau, khó hiểu. Ảo
giác và hoang tưởng lẻ tẻ, rời rạc, thường xuất hiện về đêm. Lú
lẫn nặng có thể chuyển sang trạng thái giống
căng trương lực
- Hành vi: kích động trong phạm vi giường nằm, động tác cũng
rời rạc, vô nghĩa. Về đêm, kích động
giống mê sảng (phản ứng trước ảo thị).
- Trí nhớ: bệnh nhân quên tất cả.
- Gặp trong: các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, và trong các bệnh
thực thể ở não.
* hội chứng hoàng hôn
Đó là trạng thái ý thức bị thu hẹp, nửa tối, nửa sáng, mờ mờ.
1. Định hướng: Hội chứng xuất hiện đột ngột, bệnh nhân đang
bình thường bỗng trở nên mất định
hướng ngay.
2. Cảm xúc: căng thẳng, thường hỗn hợp giữa cảm xúc buồn rầu,
lo lắng và hung dữ.
3. Hành vi: động tác thường có tính kế tục, người ngoài
không biết bệnh nhân đang ở trạng
thái hoàng hôn mà cảnh giác đề phòng.
4: tri giác, tư duy: Thường có ảo thị ghê rợn và hoang tưởng
cảm thụ cấp. Chính ảo giác, hoang
tưởng và cảm xúc lo âu, giận dữ là những nhân tố làm cho bệnh nhân trong trạng thái hoàng hôn có những hành vi
hết sức nguy hiểm (phá hoại, giết
người, v.v…).
5. Trí nhớ: Sau cơn, thường bệnh nhân quên tất cả những sự
việc xảy ra trong cơn. Đôi khi
ngay sau khi vừa tỉnh lại, bệnh nhân có thể nhớ một số sự việc lẻ tẻ, nhưng sau đó lại quên.
6. Tính thường gặp: động kinh, các bệnh thực thể nặng của
não.
====================
RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG
- hoạt động có ý chí:
+ Là một quá trình hoạt động tâm thần có mục đích và phương
hướng rõ ràng.
+ Chỉ xuất hiện ở
người không có ở súc vật (Vì ngoài các nhu cầu sinh vật ra, con người còn có những nhu cầu cao cấp về luân lý, xã hội,
thẩm mỹ, v.v… Các nhu cầu này có
khả năng chế ngự các nhu cầu bản năng).
+ Con người không
những chỉ thích nghi với các điều kiện của thực tại,
mà còn phải biến đổi thực tại cho phù hợp với xã hội loài
người, phải
suy nghĩ và quyết định hành vi của mình.
- hoạt động bản năng
Là một hoạt động không có ý thức, xuất hiện như những phản xạ
không điều kiện bẩm sinh. Các quá
trình thần kinh chi phối bản năng chủ yếu
xuất hiện ở các trung khu dưới vỏ và hệ thần kinh thực vật.
* các khâu của hoạt động có ý chí
Hoạt động có ý chí gồm nhiều khâu phức tạp kế tiếp như sau:
1. Xung động: xảy ra xu hướng đạt đến một mục đích nhất định.
2. Nguyện vọng: ý muốn thực hiện xung động đã phát sinh.
3. Nhận thức một số khả năng có thể đạt được mục đích.
4. Xuất hiện động cơ: củng cố, hoặc loại trừ các khả năng
trên.
5. Đấu tranh giữa các động cơ.
6. Quyết định: nhận một trong những khả năng thực hiện mục
đích, lường trước các hậu quả.
7. Thực hiện quyết định: hành động có ý chí.
CÁC HỘI CHỨNG HƯNG PHẤN TÂM
LÝ - VẬN ĐỘNG (kích động)
1. Hội chứng kích động
căng trương lực:
Hội chứng căng trương lực gồm có hai trạng thái: kích động và bất động. Hội chứng
kích động căng trương lực có những đặc điểm sau đây:
- Xuất
hiện đột ngột, từng đợt xen kẽ với trạng thái bất động.
- Chủ
yếu là những động tác dị thường, vô ý nghĩa, không mục đích, thường có tính chất định hình, đơn điệu:
+ Rung đùi, lắc người
nhịp nhàng, v.v…
+ Động tác định
hình, trợn mắt trừng trừng, đập tay vào vai, vỗ vai, v.v…
+ Nhại lại, nhại cử
chỉ, nhại nét mặt.
Trạng thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, thường
có những trạng thái sau đây kế tiếp
nhau: lúc đầu kích động có tính chất bàng hoàng, kịch tính, rồi chuyển
sang kích động si dại, lố bịch rối đến kích động kiểu xung động, cuối cùng là kích động im lặng.
2. Hội chứng kích động
thanh xuân:
- Kích động xuất hiện ở những bệnh nhân phân liệt trẻ tuổi, và mang tính chất dữ dội, mãnh liệt
(thanh xuân).
- Thường là những động tác si dại, lố bịch, vô nghĩa, thiếu
tự nhiên: cười hô hố, đùa cợt thô
bạo, nhăn nhó mặt mày, luôn luôn
nhảy nhót, gào thét, đập phá, nằm ngồi theo những tư thế dị kỳ , v.v…Tác phong bừa bãi, thiếu vệ sinh: ăn bốc, tiểu tiện ra giữa nhà, v.v…
3. Hội chứng kích động
hưng cảm
4. Hội chứng kích động
- động kinh
5. Hội chứng kích động
kiểu hysteria
6. Hội chứng kích động
kiểu nhân cách bệnh
CÁC HỘI CHỨNG ỨC CHẾ
TÂM LÝ - VẬN ĐỘNG (bất động)
1. Hội chứng bất động
căng trương lực:
- Bắt đầu bằng trạng thái bán bất động: ngày càng ít nói,
luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn.
- Rồi đến hiện tượng giữ nguyên dáng: đặt tay, chân đầu ở tư
thế nào thì giữ nguyên tư thế nào
thì giữ nguyên tư thế ấy trong một thời gian
tương đối dài.
+ Triệu chứng Pavlov: Hỏi to không trả lời, hỏi thầm hay hỏi
bằng giấy thì trả lời chút ít. Đưa
thức ăn không cầm, lấy đi thì giật
lại, v.v…
+ Trạng thái phủ định: Không nói, không ăn. Phủ định thụ động (không làm theo lệnh
thầy thuốc) hay phủ định chủ động
(làm ngược lại lệnh thầy thuốc).
- Bất động hoàn toàn: triệu chứng gối không khí
+ Trong trạng thái bất động có thể có trạng thái định hình:
nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt
như trong kích động căng trương lực.
+ Có thể không rối loạn ý thức hay rối loạn kiểu mê mộng.
2. Hội chứng bất động
trầm cảm
3. Hội chứng bất động
do hoang tưởng, ảo giác
4. Hội chứng bất động
động kinh
5. Hội chứng bất động
sau cảm xúc mạnh
RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG BẢN
NĂNG
* những hành vi xung động
- Là những hành vi xuất hiện đột ngột, không duyên cớ, không có sự đấu tranh bên trong để
kiềm chế lại, những hành vi không
được cân nhắc, suy tính trước.
- Thường gặp nhất là các loại xung động sau này:
1. Xung động phân liệt: thường gặp nhất ở thể kích động căng trương lực: đột nhiên nhảy xuống giường, đánh người xung quanh, la thét, đập phá, xé
quần áo, đột nhiên nuốt ực một lít
dầu, v.v…
2. Xung động động kinh: đột nhiên, trong trạng thái rối loạn ý thức, chạy thẳng ra phía trước,
gặp gì phá nấy, giết người, v.v...
3. Xung động trầm cảm: đột nhiên tự sát hay giết người thân rồi tự sát.
* những xung động bản năng
1. Các rối loạn bản năng ăn uống: Không ăn, Chán ăn, Thèm
uống, Ăn vật bẩn,Thèm ăn, Cơn thèm rượu
2. Cơn đi lang thang (dromomanie)
3. Cơn trộm cắp (kleptomanie)
4. Cơn đốt nhà (pyromanie): cũng xuất hiện từng chu kỳ. Hiếm thấy.
5. Cơn giết người
6. Loạn dục (perversion sexuelle): có rất nhiều hình thức: thủ dâm (masturbation), loạn dục
đồng giới (homosexualité), khổ dục
chủ động (sadisme), khổ dục bị động
(masochisme), loạn dục với trẻ con (pédophilie),
loạn dục với súc vật (zoophilie), v.v…
====================
RỐI LOẠN CHÚ Ý
* khái niệm tâm lý học về chú ý
- Chú ý: Năng lực tập trung cac hoạt đông tâm
thần vào một chủ đề
- Cơ sở
sinh lý: quá trình hưng phấn ở não.
* phân loại chú ý
- Chú ý bị động (tư nhiên, không theo y muốn): đang học quay đầu về phía người nói ở
đằng sau.
- Chú ý chủ động (có mục đích, đòi hỏi cố găng): đếm hồng
cầu.
- Chú ý sau khi chủ động (có mục đích, có cố gắng lúc đầu, về
sau không cần cố gắng nữa):
đọc sách hay, càng về sau càng ít cố gắng mà vẫn tập trung được chú ý.
* các thuộc tính của chú ý
- Sức tập trung
- Tinh ổn định: thời gian duy trì
- Sức phân phối: nhiều chủ đề
- Năng lực
di chuyển
* các rối loạn về chú ý
- Chú ý qua chuyển động
- Chú ý trì trệ: trầm cảm
- Chú ý suy yếu: thưc tổn
====================
RỐI LOẠN TRÍ NHỚ
* khái niệm tâm lý học về trí nhớ
- Trí nhớ: ghi nhận, bảo tồn và hiện lại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng.
* các quá trình của trí nhớ
- Ghi nhận: ý
thức; tập chung chú ý…
- Bảo tồn: thực
tổn
- Quá
trình nhớ lại: thực tổn
+ Nhận lại : thông qua giác quan
+ Hiện lại
- Phân loại:
+ Trí nhớ máy
móc
+ Trí nhớ thông hiểu
* các rối loạn trí nhớ
- Giảm nhớ
- Tăng nhớ
- Mất nhớ hay quên
- Loạn nhớ
* mất nhớ
- Theo sự việc
+ Quên toàn bộ
+ Quên từng phần
- Theo thời gian
+ Quên thuận chiều
+ Quên ngược chiều
+ Quên trong cơn
(congrade amnesia)
+ Quên vừa thuận vừa
ngược chiều
- Theo quá trình cơ bản của trí nhớ
+ Quên do ghi nhận
kém
+ Quên do nhớ lại
kém
- Theo tiến triển
+ Quên cố định:
không tăng, không giảm.
+ Quên thoái triển:
nhớ lại dần.
+ Quên tiến triển:
quên tăng dần, thường theo định luật Ribot
* loạn nhớ
- Nhớ giả (ảo tưởng trí nhớ): có sự kiện thật
- Bịa chuyện (ảo giác tri nhớ): không có sự kiện thật
- Nhớ nhầm
+ Nhớ vơ vào mình
+ Nhớ việc mình
thành việc người
- Nhớ đang sống trong dĩ vãng: kết hợp quên tiến triển
* hội chứng Korsakov:
1887, trong nghiện rượu mạn tính có viêm nhiều dây thần kinh), gồm có:
- Quên thuận chiều
- Loạn nhớ (nhớ giả hay bịa chuyện).
- Các sự việc cũ (trước khi bị bệnh) còn nhớ được tốt.
- Gặp trong: giai đoạn cấp của chấn thương sọ não (có tính chất tạm thời), bệnh
có tổn thươn thực thể ở
não
====================
RỐI LOẠN TRÍ TUỆ
* khái niệm tâm lý học về trí tuệ
- Trí tuệ: tổng hợp nhiều mặt của quá trình hoạt động nhận thức: tri giác, tư duy, ngôn
ngữ....
- Trí tuệ: liên quan với tất cả các quá trình tâm thần khác, nhất là với tư duy (suy luận,
phán đoán, lĩnh hội...)
- Trí tuệ: năng lực sử dụng đến mức tối đa các khả năng tâm thần, các kinh nghiệm và tri
thức đã tích lũy được để hình thành
những nhận thức mới, phán đoán mới
* các hội chứng rối loạn trí tuệ
- Hội chứng chậm phát trển trí tuệ
- Hội chứng sa sút trí tuệ
* các hội chứng chậm phát triển trí tuệ
- Thường bẩm sinh hoặc xuất hiện trong vài năm đầu sau khi sinh. Không xuất hiện sau
18 tuổi.
- Hoạt động chung của trí tuệ: kém phát triển
- Nhiều mức độ khác nhau
- Thấp hơn mức độ trung bình: IQ<70. Trắc nghiệm Weschler áp dụng cho trẻ em
(WISC).
- Giảm sút năng lực thích ứng đối với các đòi hỏi của môi trường sinh hoạt
Gồm:
- CPTTT nhẹ :
+
IQ: 50 – 69 (theo WISC).
+ Có
thể dạy dỗ trong các lớp học riêng, có thể sinh hoạt tự lập, có thể hỗ trợ làm một nghề giản đơn.
- CPTTT vừa :
+
IQ: 35 – 49 (theo WISC).
+ Có
thể tự lập trong một số sinh hoạt, có thể dạy dỗ phần nào, tính cách không ổn định, nhiều khó khăn
trong thích ứng xã hội.
- CPTTT nặng :
+ IQ
20 đến 34 (theo WISC).
+ Chỉ
có ngôn ngữ thô sơ, đơn giản, chỉ có thể dạy dỗ một số việc dễ bắt chước.
- CPTTT trầm trọng:
+
IQ< 20 (theo WISC).
+
Không có ngôn ngữ, không tự chăm sóc bản thân được, hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
* hội chứng sa sút trí tuệ
Hội chứng chung:
- Mất toàn bộ hay một phần năng lực phán đoán.
- Rối loạn trí nhớ : mất toàn bộ hay một phần những kiến thức, những thói quen.
- Nhân cách biến đổi nặng, cố định, không hồi phục (hành vi ứng xử rối loạn nhiều).
- Mất khả năng thích ứng với cuộc sống : không tiếp thu được những kiến thức mới, phương tiện
mới. Không thể giải quyết được những
yêu cầu của cuộc sống.
Phân loại:
- Trí tuệ sa sút toàn
bộ:
+ Các rối loạn về
nhân cách, trí nhớ, trí phán đoán, cảm xúc, đều trầm trọng.
+ Thường gặp trong
bệnh liệt toàn thể tiến triển và các bệnh thực thể nặng ở não.
- Trí tuệ sa sút một
phần:
+ thường rối loạn
trí nhớ trầm trọng, còn các rối loạn khác không nặng.
+ Gặp chủ yếu trong
bệnh xơ cứng mạch não, các bệnh nội tiết nặng, nhiễm độc nặng, chấn thương sọ não.
- Các loại trí tuệ sa
sút thường gặp:
+ Trí tuệ sa sút động
kinh.
+ Trí tuệ sa sút
phân liệt.
+ Trí tuệ sa sút tuổi
già (bệnh Alzheimer thường gặp nhất).