2019-05-15

forceps - ventouse


forceps và giác hút sản khoa

FORCEPS SẢN KHOA
Forceps là một loại dụng cụ dùng để đưa vào âm đạo, giữ chắc đầu thai nhi và kéo ra ngoài theo cơ chế gần giống với tự nhiên.

Cấu tạo forceps:
 

Forceps Simpson:
Forceps Tucker-McLane:
Cành không có cửa sổ và cán rất nhỏ

 

Forceps Kielland


Các loại forceps:

1. Chỉ định
1.1. Về phía mẹ
- Mẹ không còn sức rặn hoặc rặn không hiệu quả.
- Các trường hợp mẹ không được rặn: do mẹ mắc bệnh nội khoa (bệnh tim, phổi, thận,...), mẹ có sẹo mổ cũ ở tử cung, sản giật và tiền sản giật.
1.2. Về phía con
- Thai suy.

2. Điều kiện
- Đầu đã lọt thấp trong tiểu khung.
- Cổ tử cung mở hết.
- Thai sống.
- Ối vỡ hoặc bấm ối trước khi làm thủ thuật.
- Không bất tương xứng thai và khung chậu

3. Chuẩn bị
3.1. Thầy thuốc thành thạo kỹ thuật
Thăm khám xác định lại rõ ngôi thế, kiểu thế, độ lọt và các điều kiện.
3.2. Sản phụ
- Được giải thích đầy đủ lý do làm thủ thuật.
- Giảm đau: an thần, gây tê tại chỗ.
- Thông tiểu.
- Nếu chỉ định vì lý do bệnh tim, huyết áp cao, tiền sản giật, phải cho thuốc điều trị bệnh cho mẹ trước.
- Nếu thai suy cho mẹ thở oxy.
3.3. Dụng cụ
- Bộ forceps.
- Bộ dụng cụ đỡ đẻ: pince, kéo cắt TSM, cắt rốn.
- Bộ dụng cụ hồi sức thai.
- Bộ cắt khâu tầng sinh môn.
- Bộ kiểm tra cổ tử cung.
- Vải hấp để trải cho sản phụ.
- Găng tay vô khuẩn.
- Thông tiểu vô khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn.

4. Kỹ thuật
4.1. Đặt cành (ngôi chỏm chẩm vệ, CCTT)
4.1.1. Đặt cành trái trước
Tay trái cầm cành trái như kiểu cầm bút
Tay phải đưa 2 ngón tay vào âm đạo, để bảo vệ và hướng cho cành forceps đi theo hướng chẩm cằm của thai.
Cành forceps lúc đầu để đứng, ôm lấy chẩm, lách cho thìa đi vào giữa đầu thai và các ngón tay bên thành trái âm đạo, vừa đưa thìa vào vừa hạ cán xuống cho cửa sổ của forceps áp vào vùng tai của thai nhi.
Đầu thìa luôn đi sát đầu thai nhi.
Vị trí của cành trái ở phía 3 giờ.
Giao cho người phụ giữ cố định cành trái.

Tay trái cầm cành trái. Cành forceps đưa vào bên trái tiểu khung giữa đầu thai nhi và các ngón tay phải:
Tiếp tục đưa cành trái vào trong tiểu khung. Vòng cung quay của tay cầm khi đưa forceps vào tiểu khung:

4.1.2. Đặt cành phải
Thao tác giống như cành trái nhưng đổi tay.
Vị trí của cành phải ở 9 giờ.
4.1.3. Lắp cành
Nếu đặt đúng thì cành sẽ khớp dễ dàng.

4.2. Kiểm tra
Cành không hở (phần cửa sổ của thìa được che lấp gần hết).
Hai cành forceps phải song song với đường khớp giữa.
Không kẹp phải phần mềm.

Đặt cành phải, tay phải càm cành phải, đưa cành vào bên phải khung chậu giữa đầu thai và các ngón tay trái:
4.3. Kéo
Kéo bằng lực của cẳng tay.
Kéo từ từ theo cơ chế đẻ.
Cắt TSM nếu cần thiết, cắt giữa hai cành forceps.

4.4. Tháo cành
Khi lưỡng đỉnh qua âm hộ thì ngừng kéo và tháo cành.
Tháo cành phải trước, vuốt cành theo chiều cong của đầu, nâng cành từ vị trí nằm ngang lên thẳng đứng và ngả sang phía đùi trái (đối diện). Giữ TSM khi tháo cành.
Tháo cành trái sau tương tự như tháo cành phải.
Đỡ đẻ tiếp tục như đẻ thường.

Kéo ngang:

Kéo lên trên:

Tháo cành forceps và đỡ đầu. Thủ thuật Ritgen (mũi tên) để cho đầu sổ ra ngoài:

5. Kiểm tra sau thủ thuật
5.1. Mẹ
Rách TSM, ÂĐ, CTC, vỡ TC, dò BQ - ÂĐ khi đặt forceps khó.
5.2. Con
Các sang chấn: liệt thần kinh mặt, sang chấn não, chảy máu màng não, sang chấn mắt.
5.3. Xử trí các biến cố
5.3.1. Mẹ
Khâu vết rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn.
Nếu vỡ tử cung phải mổ cấp cứu.
5.3.2. Con
Xử trí các biến chứng xảy ra cho sơ sinh.

Đặt không đúng. Kiểu đặt chẩm - trán:

Forceps chẩm cùng:

Ngôi mặt cằm trước:

====================
Figure 27-4. Introduction of left blade (left blade, left hand, left side of pelvis). The handle is held with the fingers and thumb, not clenched in the hand. The handle is held vertically. The blade is guided with the fingers of the right hand. Placement of blade is completed by swinging the handle down to the horizontal plane.
====================
Figure 27-7. Traction on forceps. Some operators prefer to place the fingers of their right hand in the crotch of the instrument to facilitate traction. If heavier traction is needed, no more force should be used than can be exerted by flexed forearms.
====================
Figure 27-10. Manual rotation. Left: Head grasped by whole right hand and rotated to anterior position. Left hand (upper arrow) pushes shoulder toward woman's left, aiding rotation. Right: Anterior rotation complete. Right hand maintains head in anterior position while left blade of forceps is applied. (Redrawn and reproduced, with permission, from Danforth WC: The treatment of occiput posterior with special reference to manual rotation. Am J Obstet Gynecol 1932;23:360.)
====================
Figure 27-12. Forceps rotation of head in occiput posterior position. A: Tucker-McLane forceps are applied accurately to the head. The head is elevated in the axis of the birth canal. B and C: The handles are elevated and rotated to the right. According to this technique, the head is rotated only through a short arc (during which it advances slightly), elevated again, and so rotated through short arcs until the anterior position is reached. D: Rotation complete, handles pointing downward. Forceps are then removed (leaving one blade in place) and replaced by DeLee-Simpson forceps for delivery. (Redrawn and reproduced, with permission, from Danforth DN: A method of forceps rotation in persistent occiput posterior. Am J Obstet Gynecol 1953;65:120.)
====================
Figure 27-13. Classic application of Kielland forceps. A: Introduction of first blade (in this case, left blade, since position is right OT). B: Concavity of blade looks upward, and the tip of the blade is rotated toward the patient's right (as shown by arrow) through an arc of 180 degrees until the blade lies in contact with the head. C: Instrument applied, right blade having been introduced posteriorly. Note that the buttons point toward the occiput. (Redrawn and reproduced, with permission, from Danforth WC: In: Curtis AH [editor]: Obstetrics and Gynecology. Saunders, 1933.)
====================
Figure 27-14. Application of Barton forceps for advancement of the head in the transverse position. A: Introduction of anterior hinged blade posteriorly, behind the head. B: Anterior blade has been wandered to position over anterior parietal bone. C: Posterior blade introduced, forceps locked. The traction bar, as shown in Figure 27-2, is now affixed to facilitate traction in the proper pelvic diameter. (Redrawn and reproduced, with permission, from Barton LJ, Caldwell WE, Studdiford WE: A new obstetric forceps. Am J Obstet Gynecol 1928;15:16.)
====================
Phân biệt bướu huyết thanh xuất huyết dưới màng xương
====================
GIÁC HÚT SẢN KHOA
Giác hút là một thủ thuật dùng bầu giác tạo ra áp lực âm bám chắc vào đầu thai nhi, để hỗ trợ cho sản phụ rặn, giúp cho thai sổ ra theo cơ chế đẻ.

Giác hút Malmstrom:
1. Chỉ định
Mẹ rặn yếu.
Mẹ rặn không chuyển
(con so trên 45 phút, con rạ trên 30 phút).

2. Chống chỉ định
Những trường hợp không được rặn ( Tăng HA, dọa vỡ TC, bệnh tim mạch, sẹo mổ cũ ở TC).
Thai non tháng.
Bướu huyết thanh lớn.
Suy thai.

3. Điều kiện
Ngôi chỏm đã lọt thấp.
Cổ tử cung mở hết.
Ối đã vỡ hay bấm ối.
Thai sống
Không bất tương xứng thai và khung chậu.

4. Chuẩn bị
4.1.Thầy thuốc thành thạo kỹ thuật
Người chính, người phụ, người giúp việc.
Mũ áo khẩu trang, rửa tay, đi găng vô khuẩn.
4.2. Sản phụ
Được giải thích đầy đủ lý do can thiệp
Vệ sinh âm hộ, sát khuẩn, trải khăn vô khuẩn.
Không cần tiêm thuốc giảm đau.
4.3. Dụng cụ
Bầu giác số 5, số 6.
ống nối bầu với máy hút chân không.
Bơm chân không
Bộ cắt khâu TSM, bộ kiểm tra CTC.
Dụng cụ chữa ngạt sơ sinh.
Găng tay 2 đôi.
Thông tiểu vô khuẩn.
Bộ đỡ đẻ.

5. Kỹ thuật tiến hành
5.1. Rửa tay mặc áo, đội mũ đeo găng vô khuẩn.
5.2. Sát khuẩn âm hộ tầng sinh môn.
5.3. Thông tiểu.
5.4. Kiểm tra lại độ lọt, kiểu thế, độ mở CTC
5.5. Lắp tay cầm, dây xích, ống cao su vào bầu giác và lắp vào bộ phận bơm.

5.6. Chọn bầu giác lớn nhất phù hợp với ngôi (thường là bầu giác số 5 - 6).
- Đặt nghiêng cho nửa bầu giác vào trước để giảm đường kính để đặt rồi cho nốt nửa bầu giác còn lại.
- Đặt bầu giác trên nền xương cứng, tránh các thóp.
- Sau đó cho một ngón tay đi vòng quanh miệng bầu giác để chắc chắn không có phần mềm ÂĐ hay CTC của người mẹ lọt vào bầu giác.

5.7. Người phụ bơm từ từ cho áp lực lên đến 0,2 kg/cm2 để bầu giác bám vào da đầu.
5.8. Kiểm tra lại phần mềm, nếu chắc chắn không lọt vào bầu hút thì nâng áp lực chân không lên 0,6 kg/cm2 đến 0,8 kg/cm2. (Nếu là con rạ chỉ cần 0,6 kg/cm2).
5.9. Bơm từ từ cho da đầu có thể giữ tạo thành bướu huyết thanh nhân tạo, bám chắc thành bầu để khi kéo không bị tuột.


5.10. Chờ cơn rặn, kéo bầu giác theo hướng vuông góc với mặt phẳng của bầu, trong khi một tay ngoài kéo, một ngón tay giám sát bên trong xem bầu có bị hở không.
5.11. Kéo giác hút đồng nhịp với cơn rặn, kéo bằng lực của cẳng tay, theo cơ chế đẻ. Giữ TSM khi trán sổ. Cắt TSM nếu cần.
5.12.  Khi lưỡng đỉnh đã sổ ra âm hộ, mở khóa chân không từ từ, và tiếp tục đỡ đẻ như thường.

Kéo giác hút:
Chú ý:
Không kéo bầu giác quá 10 phút.
Nếu kéo không thấy chuyển, cần kiểm tra xem có gì bất thường không.
Nếu bầu giác tuột không làm lại lần 2.

6. Kiểm tra sau sau thủ thuật
Theo dõi mạch, nhiệt độ, HA, toàn trạng của sản phụ.
Kiểm tra thành ÂĐ, CTC, nếu rách khâu cầm máu.
Phát hiện các sang chấn ở sơ sinh như chấn thương sọ não, cần phát hiện sớm để xử trí.
====================
Figure 27-18. After delivery, it is important that the episiotomy be repaired properly. The basic principle is reapproximation of the tissue. A: This is accomplished by starting surgical repair 1 cm above the apex of the incision, thereby suturing and ligating any retracted arterial vessels. The suture is then continued in a running fashion to the area of the hymenal ring, reapproximating the mucosa and submucosal tissue. B: Once the repair has reached the area of the hymenal ring, the underlying tissue should be reapproximated with either interrupted or running sutures. C: After adequate closure of the mucosal, submucosal, and underlying perineal tissue, the perineal skin is reapproximated. This is done by use of subcuticular stitches, although interrupted stitches are occasionally used.