2019-05-15

Tính chất thai nhi đủ tháng và phần phụ của thai


Tính chất thai nhi đủ tháng và phần phụ của thai
Mr. Nguyễn Thành Khiêm

1. Tính chất thai nhi đủ tháng
- Có đặc điểm gần giống người lớn
- Cân nặng từ 3000gr - 3500gr
- Chiều dài trung bình khoảng 50cm
- Trong bụng mẹ thai có tư thế nằm gập người

Đầu thai nhi:
- Là phần rắn nhất, to nhất của thai - là phần dễ dây đẻ khó do thai.
- Gồm 2 phần: sọ và mặt
- Mặt: không có đặc điểm gì đặc biệt
- Sọ: đỉnh sọ và đáy sọ
   + Đáy sọ:
      o Là phần không thu hẹp được của đầu thai nhi
      o Gồm các xương: một phần các xương trán, xương thái dương, xương bướm, xương sàng và chẩm.
   + Đỉnh sọ:
      o Là phần có thể thu hẹp được của đầu thai nhi
      o Gồm các xương: 2 xương trán, 2 xương đỉnh, xương chẩm
      o Các khớp màng nằm giữa các xương
      o Các khớp tạo thành các thóp
      o Thóp trước: hình thoi - tạo bởi 2 xương trán và 2 xương đỉnh.
      o Thóp sau: hình tam giác - tạo bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm.
      o Thóp để chẩn đoán kiểu thế của thai.

- Các đường kính trước sau của đầu:
   + Hạ chẩm - thóp trước: 9.5 cm
   + Hạ chẩm - trán: 11 cm
   + Chẩm - trán: 11.5 cm
   + Chẩm - cằm: 13 cm
   + Thượng chẩm - cằm: 13.5 cm

   + Đường kính trên dưới: hạ cằm - thóp trước: 9.5 cm trong ngôi mặt
   + Đường kính ngang đầu:
      o Đường kính lưỡng đỉnh: 9.5 cm
      o Lưỡng thái dương: 8 cm

- Vòng đầu thai nhi:
   + Vòng đầu to: qua thượng chẩm và cằm 38 cm
   + Vòng đầu nhỏ: qua hạ chẩm và thóp trước 33 cm

Thân thai nhi:

- Đường kính lưỡng mỏm vai: 12 cm, có thể thu hẹp lại còn 9 cm
- Lưỡng ụ đùi: 9 cm
- Cùng chày: 11 cm thu hẹp còn 9 cm

Tuần hoàn thai nhi đủ tháng:
- Tim có 4 buồng
- Hai tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal
- Động mạch chủ thông động mạch phổi bởi ống thông động mạch: máu pha trộn.
- Máu chưa được lưu thông ở phổi nhiều
- Động mạch rốn: 2, xuất phát từ động mạch chậu trong.

Hô hấp:
- Phổi chưa hoạt động - oxy được cung cấp qua trao đổi chất tại bánh rau.
- Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai có oxy - máu đỏ.
- Máu từ thai nhi về mẹ qua động mạch rốn là máu đen - nhiều CO2.
- Sự trao đổi oxy và CO2 là do chênh lệch nồng độ.
- Thai nhi sử dụng ít oxy hơn mẹ
- Nồng độ oxy bão hòa trong máu thai 75%
- Khi thai nhi thiếu oxy:
   + Toan chuyển hóa
   + Tập trung oxy vào các cơ quan trọng yếu → xuất hiệnp phân su trong nước ối.

Tiêu hóa, bài tiêt:
- Thai nhận chất dinh dưỡng từ mẹ - hệ tiêu hóa chưa hoạt động.
- Thành phần phân su: nhầy của niêm mạc ruột, mật, nước ối, tế bào đường tiêu hóa.
- Da bài tiết chất nhờn từ tháng thứ 5.
- Thận hoạt động từ khi là bào thai.

2. Tính chất phần phụ của thai:
- Màng rau gồm 3 lá: ngoại sản mạc, trung sản mạc và nội sản mạc.
- Bánh rau bao gồm nhiều tế bào gai rau, có các hồ huyết nằm trong bánh rau.
- Dây rốn: là phần kết nối giữa bánh rau và thai nhi.
- Nước ối: là thành phần quan trọng, giúp bảo vệ thai nhi, trao đổi chất.

Các màng rau:
- Ngoại sản mạc (màng rụng): nằm ở ngoài nhất
   + Do nội mạc tử cung chuyển thành
   + Gồm 3 phần: ngoại sản mạc tử cung, nsm trứng và nsm tử cung rau.
   + Ngoại sản mạc phát triển không đều, phần dày nhất là ngoại sản mạc tử cung rau.
   + Ngoại sản mạc có tính chất giòn, dễ rách.

- Trung sản mạc: lớp màng ở giữa
   + Phát triển không đều, một phần phát triển mạnh thành gai rau các bánh
rau
   + Nằm bao bọc bên ngoài nội sản mạc
   + Ít thấm nước nhưng dễ rách

- Nội sản mạc:
   + Là lớp màng mỏng bao bọc bên trong buồng ối
   + Không có mạch máu hay thần kinh
   + Dễ thấm nước nhưng dai, khó rách - ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập.

Bánh rau:
- Đường kính 16 - 20 cm, dầy 2 - 3 cm
- Nặng khoảng 500 gr
- 2 mặt:
   + Mặt phía buồng ối nhẵn, được bao phủ bởi nội sản mạc
   + Mặt bám vào tử cung, nhiều múi rau, các múi rau ngăn cách bởi các rãnh nhỏ.
- Bánh rau là do ngoại sản mạc và trung sản mạc kết hợp lại.
   + Ngoại sản mạc: lớp đáy, xốp, đặc (có các sản bào, hồ huyết)
   + Trung sản mạc: giai rau phát triển trong các hồ huyết.
- 2 loại gai rau:
   + Gai rau lơ lửng: nhiệm vụ dinh dưỡng
   + Gai rau bám vào vách hay nóc hồ huyết.

Chức năng của bánh rau:

- Trao đổi chất:
   + Trao đổi chất thuận lợi và tốt hay không phụ thuộc vào cấu trúc, tình trạng gai rau.
   + Trao đổi chất qua lớp hội bào của gai rau.
   + Máu mẹ và thai nhi không thông trực tiếp.
   + Chênh lệch nồng độ, khuếch tán gia tăng, vận chuyển thụ động, hiện tượng thực bào

- Đảm bảo cho thai sống phát triển.

- Vai trò nội tiết giúp cơ thể mẹ phù hợp với thai nghén.

- Vai trò hô hấp:
   + Nhận oxy và thải CO2 trong hồ huyết.
   + Áp lực máu mẹ thấp hơn
   + Chênh lệch nồng độ
   + Hemoglobin máu con có đặc tính thu nhận oxy cao
   + Cấu trúc gai rau tăng diện trao đổi mẹ con.

- Vai trò bảo vệ:
   + Một số kháng nguyên, kháng thể có tể qua rau thai.
   + Một số chất có hại qua được rau thai: virus, thuốc.

- Các hormon của bánh rau:
   + hCG: từ đơn bào nuôi
   + hPL (human placenta lactogen)
   + Estrogen, progesteron

Cuống rốn:

- Dài khoảng 40 - 60 cm
- Bao bọc bên ngoài bởi nội sản mạc
- 1 tĩnh mạch và 2 động mạch - giữa là lớp thạch Wharton
- Không có mạch máu nuôi dưỡng riêng.
- Tĩnh mạch rốn mang máu chứa dinh dưỡng và oxy nuôi thai
-  Động mạch rốn mang máu chứa CO2 và chất thải về bánh rau.

Nước ối:

- Là môi trường nhiều dinh dưỡng
- Lượng nước ối 500 - 1000 ml
- Màu trắng lờ lờ, nhớt, mùi tanh, tính hơi kiềm.
- Có các tế bào thượng bì của da thai nhi.
- Thành phần: protein, các chất khoáng, điện giải…
- Tiêu nước ối: thai nhi uống - từ tuần thứ 20
- Tuần hoàn nước ối: thay đổi 3h/lần - trao đổi 4 - 8l mỗi ngày.
- Chức năng bảo vệ thai nhi tránh các sang chấn, nhiễm trùng.
- Giúp ngôi thai bình chỉnh tốt.
- Ngăn cản chèn ép giữa thai và dây rốn, giữ dây rốn không bị khô.
- Xuất hiện từ ngày 12 sau thụ tinh
- Nước ối được sản sinh từ:
   + Thai nhi: da có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu, từ tháng thứ 4, thận đóng vai trò chính.
   + Nội sản mạc
   + Từ máu mẹ