hCG
- Alpha và
beta
- Chế tiết
rất sớm, đơn bào nuôi và hợp bào nuôi, sau đó chủ yếu bởi hợp bào nuôi.
- hCG trong
huyết tương hoặc nước tiểu của thai phụ vào ngày thứ 8-9 sau khi thụ tinh.
- Gấp đôi
sau mỗi 48h và đạt đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ 60-70 của thai kỳ.
- Sau đó,
giảm dần tới điểm nhất vào khoảng ngày thứ 100-130 của thai kỳ.
Ý nghĩa của hCG:
- Duy trì
hoàng thể: progesteron
- Kích
thích tế bào leydig của thai nhi nam sản xuất ra testosteron, phối hợp với hCG
có tác dụng gián tiếp lên sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài của thai nhi
nam.
- Xét nghiệm
hCG để phát hiện và theo dõi thai nghén.
- hCG cao:
đa thai hoặc bệnh nguyên bào nuôi.
- Theo dõi
sau chửa trứng va theo dõi điều trị bệnh u nguyên bào nuôi.
- hCG được
sử dụng trong lâm sàng để gây phóng noãn do tính chất giống như LH.
- hCG có một
số hoạt tính giống như TSH.
Kích nhũ tố rau thai (hPL)
Nguồn gốc:
- hPL được
sản xuất ra bởi rau thai từ rất sớm, khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh và được
phát hiện trong huyết thanh của mẹ vào khoảng từ 6 tuần. Nó mất đi nhanh chóng
sau khi đẻ. Thời gian bán hủy khoảng 30 phút.
- Có 3 nguồn
cung cấp chính trong khi có thai:
+ Thùy trước tuyến yên của bà mẹ
+ Thùy trước tuyến yên của thai nhi
+ Tổ chức màng rụng của tử cung.
- Prolactin
chuẩn bị cho tuyến vú để chế tiết sữa.
- Prolactin
trong nước ối giúp cho điều hòa chuyển hóa muối và nước đối với thai nhi.
- Nồng độ
prolactin của người phụ nữ có thai cao hơn so với người không có thai, đó là do
sinh lý chứ không phải do u tuyến yên.
Progesteron:
Nguồn gốc:
- Khi không
có thai progesteron đực sản xuất bởi buồng trứng, tinh hoàn, tuyến vỏ thượng thận.
- Khi có
thai, progesteron được sản sinh bởi hai ngồn chính: bởi hoàng thể thai nghén đến
tuần thứ 7-8, sau đó được sản xuất bởi rau thai cho đến tận lúc đẻ.
Ý nghĩa:
Progesteron
có những đặc tính sau:
- Chuẩn bị
nội mạc tử cung để cho trứng làm tổ.
- Duy trì nội
mạc tử cung
- Làm giãn
cơ tử cung.
- Phòng
tránh cơn co tử cung.
- Có tác dụng
lợi tiểu, kích thích tăng chế tiết aldosteron trong khi có thai.
- Là nguồn
cung cấp steroid cho thai.
Estrogen:
Nguồn gốc:
- Sự sản xuất
estriol phụ thuộc vào sự chuyển hóa
- Estriol
chiếm tới 90% thành phần của estrogen đi vào trong tuần hoàn của bà mẹ.
- Sự tạo
thành estriol có sự đóng góp của bà mẹ, thai nhi, rau thai.
Ý nghĩa của estrogen:
- Estriol
là chỉ số để chỉ ra hoạt động bình thường của rau thai
- Khi nồng
độ estriol giảm dưới ngưỡng bình thường, hoặc không tăng lên khi có thai, để đánh
giá tình trạng thai và rau cần có những biện pháp thăm dò khác như siêu âm,
monitoring, xét nghiệm nước ối.
* Thay đổi giải phẫu sinh lý ở bộ phận sinh dục
nữ:
Thay đổi ở thân tử cung:
Trọng lượng:
- Tử cung
khi có thai nặng 50-60g → 1000g
- Chiều sâu
6-8 cm → 32 cm
- Chiều
dày: 1 cm → 2.5 cm → 0.5 - 1 cm
Mât độ:
- Mềm, dễ nắn
lún xuống.
- Dấu hiệu
Hegar: eo tử cung có thể nắn không thấy và khối thân tử cung tách rời khỏi khối
cổ tử cung.
Khả năng co rút và co bóp:
- Tăng lên
rất lớn
Hình thể:
- Trong 3
tháng đầu, tử cung tròn như quả bóng
- Phần dưới
phình to, có thể nắn thấy qua cùng đồ âm đạo (dấu hiệu Noble).
- Vào 3
tháng giữa, tử cung hình quả trứng.
Vị trí:
- Tiểu
khung → ổ bụng
Tuổi thai
(tháng) = chiều cao tử cung (cm) : 4 + 1
Cấu trúc:
- Khi chưa
có thai, tử cung chia làm 3 phần: thân, eo và cổ.
- Thành tử
cung có 3 phần: phúc mạc, cơ và niêm mạc.
- Phúc mạc ở
đoạn dưới của tử cung, phúc mạc có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ → mổ
lấy thai.
- Thân tử
cung có 3 lớp cơ: lớp cơ ngoài, lớp cơ trong và lớp cơ đan ở giữa.
Thay đổi ở eo tử cung (đoạn dưới tử cung):
- Trước khi
có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, chiều cao chỉ 0.5 - 1 cm. → Khi chuyển
dạ, đoạn dưới tử cung dài khoảng 10 cm.
- Cấu trúc
đoạn dưới chỉ có 2 lớp, không có lớp cơ đan ở giữa → đoạn dưới tử cung là phần
dễ vỡ nhất trong cuộc đẻ, dễ chảy máu nhất khi có rau bám thấp.
Thay đổi ở cổ tử cung:
- Cổ tử
cung thay đổi ít hơn thân tử cung.
- Khi có
thai, cổ tử cung mềm ra.
- Trong khi
có thai, biểu mô của ống cổ tử cung có mầu tím do các mạch máu ở phía dưới bị
cương tụ, đây là dấu hiệu Chadwick được bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6-8 của
thai nghén.
Thay đổi ở âm đạo, âm hộ:
- Nhưng
trong khi đó âm đạo dài ra và dễ giãn. Biểu mô âm đạo dầy lên, các nụ âm đạo
phù mọng, nhiều tĩnh mạch giãn nở làm cho âm đạo có màu tím.
- Chất dịch
trong âm đạo đã toan hơn
- Các môi lớn
và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng, âm vật cũng có màu tím.
Thay đổi ở buồng trứng:
- Trong ba
tháng đầu, hoàng thể tiếp tục phát triển.
- Có thai
trên 3 tháng, hoàng thể dần thoái triển.
Thay đổi ở vòi trứng:
- Trong khi
có thai, vòi trứng không làm nhiệm vụ gì. Tuy thế có thể có hiện tượng xung huyết
và mềm.
* Thay đổi sinh lý và giải phẫu ngoài bộ phận
sinh dục:
Thay đổi ở vú:
- Tuyến sữa
và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và căng lên. Người phụ nữ có cảm giác cương
vú. Tuần hoàn tăng, tĩnh mạch phồng, núm vú to, quầng vú sẫm màu, nụ Montgomery
nổi. Có thể ra sữa loãng khi nắn, nhất là vào những tháng cuối.
Thay đổi ở hệ thống xương:
- Đặc biệt
là khi khớp mềm và giãn, nhất là ở những khớp khung chậu. Các khớp mu, khớp
cùng - cụt đã giãn và mềm.
Thay đổi ở da:
- Vết rám mặt,
gò má, ở đường giữa.
- Thành bụng
giãn nở đột ngột nên bị rạn nứt ra. Sau đẻ, các vết rạn không mất đi nhưng nhạt
màu dần, để lại màu trắng xà cừ.
Thay đổi trong hệ tuần hoàn:
- Khối lượng
máu:
+ Trong khi có thai, khối lượng máu tăng lên
khoảng 1500ml
+ Tăng nhiều huyết tương hơn là huyết cầu.
+ RBC trong máu hơi giảm, Hb giảm
+ Thiếu máu nhược sắc, và giảm áp suất thẩm
thấu.
- Tim:
+ Cơ hoành bị đẩy lên cao, tư thế của tim
cũng thay đổi. Tim bè ngang, bề cao giảm nhưng diện tim không thay đổi.
+ Cung lượng tim tăng 50%
+ Nhịp tim tăng lên. Tiếng thổi tâm thu sinh
lý.
- Mạch máu:
+ Đè vào tĩnh mạch chủ dưới
+ Ứ huyết chi dưới
+ Huyết áp động mạch không thay đổi mặc dầu
cung lượng tim tăng lên, vì các mạch máu đã dài và to ra.
+ Các tĩnh mạch phồng lên ở chi dưới và âm hộ,
trĩ.
Thay đổi về hô hấp:
Tháng cuối,
phụ nữ thở nông và nhanh. Thai to, song thai, đa ối, thường hay có khó thở, thở
nhanh.
Thay đổi về tiêu hóa:
- Trong 3
tháng đầu, thai phụ hay bị nôn, buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ, chua.
- Từ tháng
thứ 4 trở đi, ăn uống trở lại bình thường
- Táo bón,
trĩ do nhu động ruột bị giảm và đại tràng bị chèn ép.
Thay đổi về tiết niệu:
- Niệu quản
giãn, ứ nước tiểu ở bể thận
- Dễ viêm
thận và bể thận do ứ nước tiểu và nhiễm khuẩn.
Thay đổi về thần kinh:
- Trong khi
có thai dễ có những thay đổi về tâm lý, cảm xúc. Người phụ nữ hay cáu gắt, trí
nhớ bị giảm sút, kém ăn, mất ngủ, buồn nôn.
- Do nội tiết.
Thay đổi toàn thân:
Những thay
đổi toàn thân đều xuất phát từ hiện tượng ứ nước.
Hai nguyên
nhân chính:
- Tăng hút
nước và muối trở lại của các ống thận.
- Tăng tiết
aldosteron.
Hậu quả của sự ứ nước:
- Tăng khối
lượng máu làm loãng máu.
- Tăng giữ
nước ngoài tế bào
- Hiện tượng
này gặp trong tất cả các tổ chức và cơ quan.
- Đường
tiêu hóa (chướng bụng và táo bón)
- Bộ phận
tiết niệu (giãn niệu quản và ứ nước tiểu)
- Các thớ sợi
của bao khớp, và các dây chằng khớp, làm cho sự giãn khớp tăng lên, nhất là khớp
mu.
Nhiệt độ:
Trên 37 oC
trong suốt 3 tháng đầu do hoàng thể, nghĩa là tiếp tục nhiệt độ cao nguyên
trong thời kỳ thứ 2 của vòng kinh. Sau đó nhiệt độ giảm xuống dưới 37 oC.
Mạch:
Hơi tăng nhẹ.
Huyết áp:
Huyết áp động
mạch hơi thấp, dưới những trị số gặp ngoài thời kỳ thai nghén. Huyết áp hơi thấp
trong khi thai nghén mới bắt đầu, về sau tăng dần, nhưng vẫn trong giới hạn
bình thường. Nếu huyết áp tren 140/90 mmHg là bệnh lý.
Máu:
-
Hematocrit giảm, đạt 30-40%
- Hồng cầu
thường dưới 4 T/L
- Bạch cầu
từ 8k đến 16k. Công thức bình thường.
- Tiểu cầu
tăng từ 300k đến 400k.
- Protid từ
60-70 g/L
- Calci và
sắt trong huyết thanh hơi giảm.
- Dự trữ kiềm
giảm
- pH máu
hơi cao = 7.6
Trọng lượng cơ thể:
- Tăng
không đều trong quá trình mang thai:
3 tháng đầu
tăng không quá 1.5kg
3 tháng giữa,
trung bình mỗi tuần tăng 0.5kg, tổng cộng khoảng 6kg
3 tháng cuối
tăng 4-5kg.
(!) Đặc biệt
phải theo dõi cân nặng trong 3 tháng giữa. Nếu tăng đột ngột trong giai đoạn
này phải nghi nhiễm độc thai nghén. Trong 3 tháng cuối tăng không đều. Thường
tăng đột ngột 1-1.5kg trong những tuần cuối.
Nước tiểu:
- Lượng nước
tiểu đào thải tăng tùy người. Tỷ trọng nước tiểu thấp.
Các xét nghiệm khác:
- Tốc độ
máu lắng hơi tăng, từ 10 đến 30mm trong những giờ đầu.
- Độ thải lọc
ure, PSP bình thường.
- Số lượng
hồng cầu và bạch cầu bình thường.
- Đường huyết,
thời gian máu chảy, đông máu, tỷ lệ prothrombin bình thường.