2019-05-15

suy thai


suy thai

Định nghĩa
Là một quá trình bệnh lý do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung.
Là tình trạng bất ổn của thai nhi bao gồm: giảm thành phần oxy trong máu, oxy trong tổ chức, tình trạng tăng ion hydro trong máu (thai nhi nhiễm toan) biểu hiện với những thay đổi về nhịp tim thai được ghi nhận bằng máy theo dõi nhịp tim thai.
Gây hậu quả ảnh hưởng sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật và chết chu sinh, ảnh hưởng phát triển thể chất và tâm thần vận động.

Phân loại
1. Theo thời gian
- Suy thai mạn tính: tình trạng suy thai xảy ra cho thai từ trong thời kì bào thai.
- Suy thai cấp tính: tình trạng suy thai xảy ra nhanh, đột ngột thường gặp trong quá trình chuyển dạ.

2. Theo cơ chế bệnh sinh
- Giảm tỉ lệ O2 tới bánh rau: giảm tuần hoàn TC-rau trong thai nghén nguy cơ cao; thiếu O2 của người mẹ (bệnh tim phổi); thiếu O2 do dùng thuốc hoặc ức chế
- Giảm lưu lượng máu giữa dây rau và thai: Do rau thai, do dây rau và do thai

SINH LÝ BỆNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Tuần hoàn thai nhi
Một số chỉ số áp lực:
1. Máu mẹ đến hồ huyết: 25 mmHg
2. Máu giữa các gai rau: 10 mmHg
3. Máu tĩnh mạch ra khỏi hồ huyết: 3-8 mmHg

Khi tuần hoàn mẹ - thai gián đoạn
+ thiếu oxy => thai chuyển hóa yếm khí => tạo acid latic => toan chuyển hóa
+ ngưng trệ đào thải CO2 => toan hô hấp
+ Thai sẽ cầm cự bằng hệ đêm Hemoglobin, khi khả năng đệm bão hòa => pH tụt đột ngột
+ Song song tim thai sẽ tăng cung lượng, co mạch ngoại vi để dồn oxy cho những cơ quan thiết yếu nhất
Hậu quả là:
- tổn thương nhu mô thận
- tăng nhu động ruột, giãn cơ thắt hậu môn => bài tiết phân su trong buồng ối
- thiếu máu mạc treo ruột => viêm ruột hoại tử sau đẻ
- thiếu máu gan : vàng da/ rối loạn đông máu
- phổi: hội chứng tồn tại tuần hoàn thai nhi sơ sinh
- da: nuôi dưỡng kém => da dễ bong

Hít ối phân su:
1. tắc nghẽn đường thở (gây xẹp phổi nếu tắc hoàn toàn, tạo bẫy khí gây căng phế nang, tràn khí nếu tắc 1 phần)
2. bất hoạt surfactant (các acid béo tự do thế chỗ surfactant => xẹp phổi)
3. viêm phổi
4. tăng áp động mạch phổi

Nguyên nhân:
- rau bong non
- mẹ mắc một số bệnh nhất định
- dây rốn bị chèn
- nhiễm khuẩn thai nhi

Suy thai phụ thuộc vào:
- tuần hoàn thai nhi - mẹ
- Khả năng chống đỡ của thai nhi

Sức chịu đựng của thai kém:
- Thai suy dinh dưỡng
- Thai non tháng
- Thai già tháng
- Thai đôi
- Mắc bệnh trong quá trình thai nghén (thiếu máu, nhiễm trùng)
- Ối vỡ sớm, vỡ non, đa ối, thiểu ối

tuần hoàn mẹ - thai:
- Áp lực ở hồ huyết:
. Cơn co cường tính (bất tương xứng, thuốc, ngôi thai)
. Huyết động mẹ (tư thế nằm, thuốc hạ áp, giảm đau tủy sống, mẹ mất máu nhiều)
- Cht lượng máu mẹ:
. Giảm oxy (bệnh tim, hen, thiếu máu)
- Đường dẫn truyền:
. Bánh rau giảm diện tích (rau bong non, u mạch màng đệm)
. Dây rốn bất thường (sa, quấn cổ chặt, ngắn, dị dạng)

====================
CHẨN ĐOÁN SUY THAI MẠN

Lâm sàng

- Chiều cao tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai: CCTC nhỏ hơn số tuần 5cm kể từ tuần thứ 16 đến 32.
- Thay đổi cử động thai (giảm): Mức hoạt động của thai trung bình 90 lần trong 12 giờ ở tuổi thai 32 tuần và khoảng 50 lần trong 12 giờ khi thai đủ tháng
- Sờ nắn được các phần thai qua da bụng chứng tỏ có thiểu ối.
- Nhịp tim thai thay đổi: Nhanh, trên 160l/min, sau chậm <120l/min. Tim thai không đều, cường độ giảm
- Ối xanh phân su: 20% không có suy thai

Cận lâm sàng
+ Siêu âm :
- Đo kích thước của thai để suy ra trọng lượng thai, sau đó so sánh với trị số mẫu.
- Đường kính lưỡng đỉnh
- Chu vi vòng bụng
- Chiều dài xương đùi.
- Đánh giá tình trạng rau thai và nước ối.
- Độ trưởng thành (độ calci hoá) của rau cao hơn so với tuổi thai có thể là một trong những biểu hiện của thai kém phát triển trong buồng tử cung.
- Thể tích nước ối giảm được biểu hiện qua chỉ số nước ối (AFI) < 7cm

- Đo trở kháng động mạch rốn RI ≥ 0,8 (Doppler)
- Siêu âm xác định tuổi thai và theo dõi độ phát triển của thai, so sánh các trị số hàng tuần để đánh giá.

+ monitoring

 

Non-stress Test

Chưa có cơn co tử cung
Trong suy thai mn có thể có các dấu hiệu sau:
- Biên độ dao động giảm
- Giảm các nhịp tăng về biên độ và thời gian
- Có thể xuất hiện nhịp giảm
- Tăng hoặc giảm tần số tim thai cơ bản

Stress Test :
Thử nghiệm oxytocin hay test vê núm vú để khảo sát sức chịu đựng của thai nhi trong tử cung khi có cơn co tử cung.
- Test dương tính: khi có nhịp giảm muộn trong ít nhất là 50% số cơn co.
- Test âm tính: không có nhịp giảm.

====================
CHẨN ĐOÁN SUY THAI CẤP

Lâm sàng


Nước ối lẫn phân su
=> Xuất hiện sau khi ối vỡ / sau bấm ối (soi ối hiện ít dùng)
+ Nước ối xanh: phân su có từ lâu trong nước ối thường hòa tan đều.
+ Nước ối có dải phân su: biểu hiện của thai suy trong chuyển dạ
(!) Soi ối và đo pH máu da đầu hiện nay ít dùng

- Bằng chứng của suy thai trong quá khứ hay hiện tại.
- Nguy cơ thai bị suy là rất cao (nhưng không đủ chấn đoán suy thai chỉ với triệu chứng này)
- Trẻ hít phân su => Suy hô hấp sơ sinh

Cận lâm sàng
Monitoring sản khoa
- Mục đích : phát hiện sớm những thay đổi nồng độ oxy ở thai nhi. Đặc biệt khi có chuyển dạ.
- Xem xét nhịp tim thai trong bối cảnh lâm sàng cụ thể.

Biểu đồ nhịp tim thai bệnh lý - suy thai:
+ Nhịp nhanh hoặc nhịp chậm nặng
+ Nhịp phẳng
+ DIP II hoặc DIP biến đổi liên tục
+ Nhịp chậm vừa ở người có cơn co tử cung yếu
+ Nhịp chậm kèm theo nhịp phẳng
+ Nhịp nhanh kèm theo DIP
+ Nhịp chậm kèm theo DIP

Soi ối: Nước ối xanh hoặc lẫn phân su là có biểu hiện của suy thai
Đo pH máu da đầu: hiện nay hầu như không sử dụng
Soi ối hiện nay cũng ít dùng, tuy nhiên nhiều trường hợp sau bấm ối phát hiện được phân su trong ối (mà trước đó rỉ nước ối trong) => có dấu hiệu của suy thai.

====================
XỬ TRÍ
Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho thai đúng lúc

Suy thai mạn
Nội khoa
- Điều trị bệnh lý của mẹ
- Nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng
- Tiêm trưởng thành phổi với thai <34w
Sản khoa
- Thai 28-30w: tiên lượng nặng
- Thai 30-34w: cân nhắc chấm dứt thai nghén
- Thai >36w: chủ động kết thúc thai nghén

(!) Chấm dứt thai nghén khi chỉ số sinh học ko tăng thêm sau 3w theo dõi. Nên mổ lấy thai tránh sang chấn

Suy thai cấp
Dự phòng
Đánh giá bệnh lý của mẹ và thai, không được chuyển dạ tự nhiên nếu xét thấy có khả năng nguy hiểm cho thai.
Theo dõi biểu đồ chuyển dạ và monitoring phù hợp với giai đoạn chuyển dạ
Điều chỉnh cơn co
Giảm hoảng hốt, lo sợ của sản phụ

Nội khoa:
- Thở oxy 5-6l/phút
- Dùng thuốc giảm co (ritodin, salbutamol)
- Tiêm glucose 20% nhằm cân bằng nội môi cho thai qua tuần hoàn mẹ
- Kiềm hóa máu bằng triaminol

Sản khoa:
- Giải phóng thai khỏi môi trường thiếu oxy: Forceps hoặc mổ lấy thai ra ngay
- Hồi sức sơ sinh tốt
Nghiêng trái: tránh chèn ép mạch máu lớn ở bụng
Hạn chế truyền glucose, tránh tụt đường huyết cho thai ngay sau đẻ
Kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn