2019-05-15

sinh lý kinh nguyệt


Sinh lý kinh nguyệt

Định nghĩa:
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen hoặc estrogen và progesteron trong cơ thể.

Kinh nguyệt: chảy máu - chu kỳ hàng tháng - từ tử cung ra ngoài
# lạc nội mạc tử cung: chảy máu hàng tháng nhưng không từ tử cung

Mở đầu chu kỳ kinh nguyệt, Gn-RH kích thích tuyến yên chế tiết các hormon hướng sinh dục.

FSH kích thích nang noãn phát triển. Nhờ tác dụng phối hợp của LH, các nang noãn phát triển và chế tiết estrogen.

Khi LH đột ngột đạt tới 1 đỉnh nhất định sẽ dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể.
 
Giai đoạn hoàng thể:
Từ ngày phóng noãn đến ngày bắt đầu hành kinh, trung bình 14 ngày.
Phần nang noãn còn lại sẽ trở thành hoàng thể, tiết ra vừa estradiol vừa progesteron.

Giai đoạn chế tiết:
Tác dụng của progesteron nói chung, ngược lại với estradiol, làm giảm hiện tượng dày lên của niêm mạc tử cung.
Mô đệm trở nên mọng nước từ ngày thứ 7 sau phóng noãn. Mạch máu trong mô đệm hiện ra rõ hơn, ngoằn ngoèo.

* nếu không có hiện tượng làm tổ:
- hoàng thể teo lại, các tế bào vỏ ngưng chế tiết.
- prostaglandin F2 (co mạch rất mạnh) được tiết ra nhiều hơn.
- mạch máu bị co thắt ở giữa 2 lớp niêm mạc tử cung, lớp niêm mạc tử cung chức năng bị hoại tử và bong ra, gây hành kinh.

* kinh nguyệt bình thường:
- chu kỳ kinh kéo dài trung bình 21 đến 35 ngày.
- số ngày hành kinh từ 2 đến 6 ngày.
- lượng máu mất từ 20 đến 60 ml

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ có 2/3 phụ nữ có chu kỳ 21-35 ngày.
Ở 2 đầu cuộc đời (tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh):
- không hoặc ít phóng noãn.
- chu kỳ không đều.
- thường có rong kinh, cường kinh hay rong huyết.

* tác dụng của progesteron:
- trên tử cung: kích thích sự bài tiết ở nội mạc tử cung trong nửa sau của ckkn, chuẩn bị nội mạc tử cung ở trạng tái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
- làm giảm co bóp cơ tử cung, do đó ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường thuận lợi cho bào thai phát triển.
- trên cổ tử cung: làm các tế bào biểu mô của nội mạc tử cung bài tiết một lớp dịch quánh, dầy.

*chỉ định dùng progesteron:
- các progesteron hạn chế tác dụng của estrogen, làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung đối với các yếu tố gây co như oxytocin, prostaglandin nên sử dụng như một loại thuốc giữ thai trong dọa sảy hoặc dọa đẻ non.
- sảy thai sớm do hoàng thể yếu, người ta có thể cho progesteron sớm để giúp trứng đã được thụ tinh bám được vào nội mạc tử cung tốt hơn.
- sử dụng để gây những vòng kinh nhân tạo.
- giúp cho nội mạc tử cung chế tiết trong điều trị vô sinh.
- sử dụng điều trị rong kinh, rong huyết.
- điều trị chứng đau vú.
- điều trị chứng đau bụng kinh.
- điều trị lạc nội mạc tử cung.
- điều trị chứng cương tụ trước kinh.
- điều trị u xơ tử cung.
- điều trị hội chứng tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
- điều trị ung thư nội mạc tử cung.
- chống chỉ định: suy gan nặng, suy thận nặng.

====================
Estrogen - 2 đỉnh: phóng noãn, giữa nửa sau chu kỳ kinh
Progesteron - 1 đỉnh → tạo niêm mạc tử cung chế tiết (giai đoạn hoài thai) → chuẩn bị cho làm tổ.
Chỉ có hoàng thể mới tiết progesteron. Hoàng thể còn tiết cả estrogen.

Khi không còn buồng trứng → thiếu cả 2 hormon. Có con bằng cách chuyển phôi (đi xin hoặc đông lạnh từ trước)

Với chu kỳ kinh 28 ngày: hoàng thể tồn tại 14 ngày (dao động 12-16 ngày) (nửa sau chu kỳ kinh). Khi có thai, hoàng thể không tiêu đi do HCG.

Khả năng rụng trứng: trước - sau ngày rụng trứng dự kiến 3 ngày.
Noãn sống được 48h
Tinh trùng sống được 72h

Thường thì cứ 3-4 chu kỳ kinh thì có 1 ckk không phóng noãn.

Nội tiết xuyên suốt ckk là estrogen, đối kháng với nó là progesteron ở nửa sau ckk.
Trong lâm sàng bổ sung progesteron vào nửa sau ckk là đúng sinh lý nhất.

Misoprostol (PGE1) → thuốc tránh thai

Cơn co tử cung:
Prostaglandin đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ thai nghén.
Oxytocin đóng vai trò quan trọng trong chuyển dạ (khi chuyển dạ thì độ nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin tăng lên rất nhiều).

Chân dài → khung chậu xu hướng nam → khó đẻ
Phụ nữ dưới 150cm → nguy cơ cao mất tương xứng kích thước con và khung chậu mẹ → khó đẻ.

Ckk thường kéo dài 21-35d, dưới 21d là kinh mau, trên 35d là kinh mau.
Số ngày hành kinh thường là 2-6d, từ 7 ngày trở lên là rong kinh.
Lượng máu mất: 20-60ml/đợt . ra nhiều là cường kinh/băng kinh. Ra ít là thiểu kinh.

Đã có kinh mà >3 tháng không có kinh → vô kinh thứ phát
Tuổi hành kinh từ 9 tuổi
> 18 tuổi mà chưa có kinh → vô kinh nguyên phát

Buồng trứng đa nang → kinh thưa, kinh ít
Buồng trứng đa nang có thể do dùng nhiều hóa chất hoặc do môi trường.

Máu kinh thực ra có đông.

Chửa ngoài tử cung → máu thấy là không đông, thực chất là huyết tương chảy ra sau khi máu đông.

Vòng kinh không phóng noãn → vỡ máu xoang động mạch → máu đỏ
Vòng kinh có progesteron → vỡ máu xoang tĩnh mạch → máu thẫm

Máu đen → máu cũ

Bình thường khi hành kinh thì không đau bụng. Nếu prostaglandin cao trên cơ thể người nhạy cảm hoặc tử cung quá gấp trước hoặc sau thì có thể biểu hiện đau.
Nếu đau không chịu được → dùng thuốc.
Đối kháng prostaglandin là indomethacin, tuy nhiên thuốc này có nguy cơ gây loét dạ dày.
====================
sinh lý kinh nguyệt
PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hiền
Bộ môn Sản - ĐH Y Hà Nội

Định nghĩa:
- Chảy máu có chu kỳ do bong NMTC.
- Dưới ảnh hưởng của các hormon tuyến yên và buồng trứng, NMTC biến đổi cấu trúc và chức năng trải qua các giai đoạn tăng sinh, chế tiết và thoái triển.

Cơ chế chảy máu kinh nguyệt:
- Sự tụt Estrogen đơn độc (VK không PN)
- Sự tụt E và P (VK có PN, VKNT có E và P)
- Sự tụt Progesteron:
Schroder, Vatrin khi cắt hoàng thể đều gây được kinh nguyệt. P không phát triển được NMTC và khi tụt không làm bong được NMTC.
=> Thực tế là tụt cộng đồng E và P.

- Vỡ tiểu động mạch xoắn ốc ở lớp nông NMTC.
- Vỡ xoang động - tĩnh mạch.

Cơ chế cầm máu kinh nguyệt:
- Tắc mạch do tạo thành các cục máu đông.
- Tái tạo nội mạc tử cung sau khi bong.

Đặc điểm kinh nguyệt:
- Kéo dài 3- 5 ngày
- Hỗn dịch máu không đông. Máu thực sự 40%.
- Chứa protein, các chất men và các prostaglandin. Prostacyclin tác dụng lên mạch máu và kháng tiểu cầu.
- Lượng thay đổi theo tuổi, nhiều giữa kỳ
- KHÔNG có mối liên quan giữa độ dài và lượng máu kinh.

- NMTC chịu tác dụng của estrogen: máu kinh đỏ tươi.
- Trong vòng kinh phóng noãn, máu kinh thẫm màu, nâu
- Khi có tác dụng của progesteron, NMTC chế tiết prostaglandin và gây đau bụng kinh

Các thời kỳ trong cuộc đời người phụ nữ liên quan đến kinh nguyệt:
0-15: thời thơ ấu
15-45: giai đoạn dậy thì, thời kỳ hoạt động sinh sản
> 45: giai đoạn tiền mãn kinh, thời kỳ mãn kinh

Các thông số thăm dò về kinh nguyệt:
- Tuổi, cân nặng, giống nòi
- Tính chất chu kỳ kinh nguyệt
- Nhiệt độ
- Chất nhầy CTC: độ mở, lượng, độ trong, dai
- Tế bào âm đạo
- Thăm dò nội mạc tử cung: Siêu âm, Chụp TC, Nạo buồng tử cung, Soi buồng tử cung sinh thiết GPBL
- Định lượng hormon: FSH,LH, E2, Prolactin, Progesteron, Testosteron, AMH

Phân loại:
1. Rong kinh rong huyết
2. Vô kinh
3. Đau bụng kinh
4. Vòng kinh không phóng noãn

1. Rong kinh, rong huyết
- Rong kinh: Kinh nguyệt > 7 ngày
- Rong huyết: Ra huyết không theo chu kỳ >7 ngày
Nguyên nhân:
- Ngoài phụ khoa: bệnh máu, bệnh gan, bệnh nội tiết, do thuốc
- Phụ khoa:
+ RKRH thực thể: U xơ TC, polype, viêm NMTC, u buồng trứng nội tiết
+ RKRH cơ năng: Vòng kinh không phóng noãn, rối loạn nội tiết, điều trị nội tiết tránh thai
Cơ chế gây RK - RH cơ năng:
1. Tuổi dậy thì: trục dưới đồi - tuyên yên - BT chưa hoạt động hoàn chỉnh
2. Vòng kinh không phóng noãn
* Tính chất RK cơ năng:
+ CK rối loạn ngắn hoặc thưa, dễ cầm máu khi nạo sạch buồng TC, hoặc dùng NT đúng.
+ Bệnh hay tái phát trong vài ba năm
+ 30% RK cơ năng ở tuổi MK phải theo dõi tiền ung thư
+ 3/4 chảy máu do quá sản NMTC sau MK trên 2 năm có liên quan đến u ác tính ở cơ quan SD.

Điều trị:
- Điều trị triệu chứng
- Điều trị nguyên nhân
- Nạo buồng TC, soi buồng TC cầm máu, PT .
- Truyền máu
- Kháng sinh
- Nội tiết: Vòng kinh nhân tạo, Kích thích phóng noãn, teo NMTC
- Ngoại khoa

2. Vô kinh
- Nguyên phát: Không hành kinh sau 18 tuổi
- Thứ phát: không có kinh 3 tháng (VK đều), 6 tháng (VK không đều).
- VK sinh lý: Có thai, cho con bú
- VK bệnh lý: Bệnh toàn thân, tại chỗ, chuyển hóa, nội tiết, tinh thần.
- VK giả (bế kinh)

Nguyên nhân:
- Dị dạng sinh dục: (không ÂĐ, không có TC, dính TC nguyên phát, vách ngăn ÂĐ, màng trinh không thủng)
- Bất thường trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng
- Buồng trứng bất thường do rối loạn NST 30%
- Rối loạn phát triển cơ thể 19%
- Vùng dưới đồi - tuyến yên 20%
- Tổn thương buồng trứng 17%
- Hội chứng thượng thận SD 7%
- Tinh hoàn nữ tính 7%

a. VK nguyên phát: do BT
+ Suy sớm BT gây mãn kinh sớm
Di truyền, do phẫu thuật, hóa chất, tia xạ
+ Buồng trứng đa nang
- Vô kinh, kinh thưa
- SD phụ kiểu nam, rậm lông
- Buồng trứng nam tính hóa: tính chất sinh dục phụ kiểu nam
- Chẩn đoán: dựa LS, Siêu âm, XN nội tiết, NSĐ
- Soi ổ bụng

b. VK thứ phát: do tuyến yên
- H/c Sheehan
6/10000 cuộc đẻ, hoại tử tuyến yên
- H/c Simmonds
Teo hay hoại tử tuyến yên không liên quan đến thai nghén.
- H/c vô kinh tiết sữa
Tăng tiết Prolactin, u tuyến yên

b. VK thứ phát: do tử cung
* Dính buồng tử cung
+ Viêm sau nạo hút thai, sót rau
+ Lao
- Chẩn đoán: Chụp TC - VTC
- Điều trị:
+ Nong BTC ± đặt DCTC + VKNT
+ Phẫu thuật soi BTC cắt dính

3. Đau bụng kinh (thống kinh)
- Đau bụng khi hành kinh
- Tính chất:
+ xuyên ra phía sau
+ lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng
± đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sức lao động

Phân loại thống kinh
- Nguyên phát:
+ xảy ra sớm sau kỳ kinh đầu tiên 5- 7 tháng
+ thường là cơ năng
- Thứ phát:
+ thống kinh muộn
+ thường là thực thể

- Cơ năng: khám không thấy tổn thương
- Thực thể:
+ TC đổ sau
+ Chít CTC
+ U xơ eo TC
+ LMNTC
+ Dính buồng TC

Cơ chế đau bụng kinh (nguyên phát):
Chóng mặt, nhức đầu
Buồn nôn
Đau lưng
Tiêu chảy
Đau quặn bụng dưới
Mệt mỏi

Thống kinh màng:
- Triệu chứng:
+ Đau quặn 2- 3 ngày
+ Sau đó ra những mảng lớn, có khi cả khối NMTC
=> bớt đau.
- Nguyên nhân: chưa rõ. Có thể do tăng nhạy cảm của NMTC với progesteron.
- Điều trị: dùng estrogen trước ngày dự kiến hành kinh.

Điều trị thống kinh:
- Thuốc giảm đau
- Tâm lý liệu pháp, thể dục liệu pháp
- Hormon
- Phụ khoa: tìm nguyên nhân: xử trí theo nguyên nhân: nong CTC, buồng TC, phẫu thuật…
- Nội soi chẩn đoán và điều trị: bóc tách u xơ TC, bóc khối LNMTC…

4. VK không phóng noãn
- Tên khác: vòng kinh 1 giai đoạn
- Độ dài: 23- 25 ngày
- Hay gặp vào tuổi dậy thì và tuổi TMK
- Sau sẩy thai, sau đẻ những VK đầu tiên có thể không phóng noãn
- Hiện tượng không PN có thể là cơ năng, ít trường hợp có tổn thương thực thể

Chẩn đoán VK không PN:
- Chỉ số CTC (CI): Độ mở CTC, lượng chất nhầy, độ loãng, độ kéo sợi, độ kết tinh.
- Làm TBÂĐ nội tiết (không làm)
- Đo thân nhiệt cơ thể: ngày PN là ngày thân nhiệt tụt thấp nhất (đo ở miệng)
- Định lượng LH trong máu, không có đỉnh cao
- Định lượng Progesteron vào ngày thứ 21 của VK
- Theo dõi nang noãn bằng SÂ