2020-01-04

test Nghiên cứu khoa học (nội trú k44 HMU)


01 - Tổng quan nghiên cứu

* Ý nào dưới đây là đúng nhất khi định nghĩa về nghiên cứu khoa học
a. Là tìm hiểu những vấn đề mà nhân loại chưa biết
b. Tìm câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi nghiên cứu
c. Tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu một cách có tổ chức và có hệ thống @
d. Chứng minh rằng giả thuyết của người nghiên cứu về một vấn đề nào đó là đúng

* Dưới đây là các lý do làm cho nghiên cứu khoa học được ưu tiên hơn trong y học TRỪ:
a. Y học là môn khoa học ít chính xác nên cần có các bằng chứng từ nghiên cứu để ra quyết định
b. Khoa học công nghệ trong y học phát triển rất mạnh đòi hỏi người cán bộ y tế cần phải cập nhật
c. Cán bộ y tế cần phải làm luận văn, luận án @
d. Y học là môn khoa học cứu người nên cần được ưu tiên nghiên cứu

* Loại hình nghiên cứu khoa học nào dưới đây phù hợp nhất với các bác sỹ
a. Nghiên cứu hành động @
b. Nghiên cứu ứng dụng
c. Nghiên cứu khoa học cơ bản
d. Cả 3 loại trên

* Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất với loại hình nghiên cứu hành động?
a. Người nghiên cứu và người sẽ ứng dụng các kiến nghị từ nghiên cứu là hai người khác nhau
b. Người nghiên cứu cũng chính là người sẽ thực thi ứng dụng các kiến nghị từ nghiên cứu đó @
c. Là các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề hóc búa mà nhân loại chưa có câu trả lời
d. Là các nghiên cứu triển khai tại nhiều trung tâm nghiên cứu

* Hoạt động nào dưới đây KHÔNG đóng góp cho việc lựa chọn đúng chủ đề nghiên cứu?
a. Tham khảo từ các nghiên cứu trước để tránh lặp lại các nghiên cứu tương tự
b. Xác định nguồn lực có thể đầu tư cho nghiên cứu
c. Phân tích tính phổ biến và tính nghiêm trọng của vấn đề nghiên cứu
d. Lựa chọn một nghiên cứu tương tự để làm theo @

* Một vấn đề sức khỏe cần được ưu tiên nghiên cứu khi:
a. Chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này
b. Các nghiên cứu khác đã đề cập nhưng chưa đủ tính đại diện
c. Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề mà cộng đồng quan tâm;
d. Cả 3 yếu tố trên @

* Câu hỏi nào sau đây KHÔNG dành cho nghiên cứu định tính:
a. Cái gì?
b. Bao nhiêu? @
c. Tại sao?
d. Như thế nào?

* Đề cương nghiên cứu được coi là một bản kế hoạch chi tiết để
a. Báo cáo lãnh đạo, nhà tài trợ
b. Có cơ sở cho hội đồng khoa học phê duyệt @
c. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
d. Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

* Trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
a. Có thể lồng ghép nghiên cứu định lượng và định tính @
b. Bắt buộc làm nghiên cứu định tính trước để thăm dò, thu thập thông tin
c. Phải làm nghiên cứu định lượng sau khi làm nghiên cứu định tính
d. Phải làm nghiên cứu định tính sau để kiểm tra tính khả thi của các giải pháp

* Tất cả những phát biểu về các nghiên cứu quan sát dưới đây đều đúng, TRỪ
a. Những sự kiện được quan sát khi chúng xuất hiện trong tự nhiên, mà không có bất kỳ can thiệp chủ động nào của nhà nghiên cứu
b. Các nhóm so sánh có thể khác nhau về một số yếu tố liên quan đến biến nghiên cứu
c. Chúng rất có tác dụng trong trường hợp các nghiên cứu không thể làm được, không thực tế, hoặc phi đạo đức khi xem xét các phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ nghi ngờ. @
d. Các đối tượng có thể được theo dõi theo thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện bệnh, hoặc hồi cứu từ lúc bị bệnh ngược trở lại các phơi nhiễm trước đó, hoặc đánh giá đồng thời cả phơi nhiễm và bệnh tại một thời điểm.

* mục đích chính của phần bàn luận:
a. so sánh và nhận xét với các nghiên cứu tương tự @
b. tóm tắt lại kết quả nghiên cứu
c. đề xuất các giải pháp
d. tất cả các đáp án trên

====================
02 - lựa chọn vấn đề nghiên cứu, viết tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu

* người nghiên cứu cần phải lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu vì:
a. do cộng đồng luôn luôn phản ứng với các vấn đề nghiên cứu
b. nguồn lực luôn luôn bị hạn chế @
c. do vấn đề nào trong cộng đồng cũng cần phải nghiên cứu
d. do trình độ của người nghiên cứu bị hạn chế

* tên đề tài của nghiên cứu nào không nhất thiết phải có phần "ở đâu" và "khi nào":
a. nghiên cứu can thiệp cộng đồng
b. nghiên cứu thử nghiệm thuốc pha I
c. nghiên cứu mô tả cắt ngang
d. nghiên cứu loạt bệnh @

* khi viết mục tiêu nghiên cứu cho 1 nghiên cứu định lượng, động từ nào sau đây được sử dụng:
a. tìm hiểu
b. biết được
c. nắm được
d. khảo sát @

* nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu nghiên cứu vì:
a. xác định được biến số nghiên cứu
b. không bỏ sót thông tin hoặc tránh thu thập thông tin không cần thiết
c. xác định được phạm vi nghiên cứu
d. cả 3 đáp án trên @

* trong phương pháp cho điểm vấn đề sức khỏe ưu tiên, nếu cả tổng điểm và tích điểm bằng nhau thì xét đến:
a. tính đạo đức cao hơn
b. tính ứng dụng và tính mới cao hơn
c. tính xác đáng hoặc tính khả thi cao hơn @
d. tính khả thi và sự chấp nhận của chính quyền

* nhận định nào chính xác nhất về tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu:
a. tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu thể hiện ở mức độ phổ biến của bệnh
b. tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu thể hiện ở số lượng mắc bệnh
c. bệnh nhân thuộc nhóm ưu tiên (phụ nữ, trẻ em, người già) thì sẽ được quan tâm ưu tiên nghiên cứu nhiều hơn v
d. tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu thể hiện ở sự phân bố của bệnh và mức độ phổ biến của bệnh @

* Mục tiêu thứ 3 có khi:
a. chỉ khi có phần can thiệp hoặc lấy phản hồi của các bên liên quan @
b. chỉ khi nghiên cứu lấy số liệu từ nghiên cứu trước đó
c. chỉ khi là nghiên cứu ban đầu
d. cả 3 ý trên

* trong những yếu tố sau, yếu tố nào không giúp xác định ưu tiên trong nghiên cứu về những ảnh hưởng tới sức khỏe:
a. cơ thể suy giảm miễn dịch
b. mong muốn chủ quan về một cuộc sống tốt đẹp @
c. môi trường sống ngày càng ô nhiễm
d. môi trường xã họi gây nhiều căng thẳng tâm lý

* tính khả thi của nghiên cứu trả lời cho câu hỏi:
a. liệu nghiên cứu có thể áp dụng cho địa phương nghiên cứu hay không
b. liệu nghiên cứu có thể thực hiện được trên toàn bộ cộng đồng không
c. liệu nghiên cứu có thể thực hiện được với số tiền hiện có không @
d. liệu nghiên cứu có thể áp dụng cho quyết định của người nghiên cứu hay không

* những mục tiêu sau đây là các mục tiêu nghiên cứu, trừ:
a. xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học tại các tỉnh miền núi phía Bắc vào năm 2006
b. tiến hàng tẩy giun hàng loạt để giảm tỷ lệ nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học tại các tỉnh miền núi phía Bắc vào năm 2006 @
c. lượng giá yếu tố nguy cơ nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học tại các tỉnh miền núi phía Bắc vào năm 2006
d. đánh giá tác động của các biện pháp vệ sinh học đường trong phòng chống nhiễm giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học tại các tỉnh miền núi phía Bắc vào năm 2006

* những mục tiêu này được dùng trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, trừ:
a. so sánh tỉ lệ cắt cơn giữa nhóm bệnh nhân hen phế quản dùng thuốc đông y và nhóm dùng thuốc tây
b. so sánh chỉ số thông minh ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bình thường @
c. so sánh thời gian khỏi bệnh tiêu chảy của nhóm bệnh nhân có thêm bài học tư vấn và nhóm thăm khám bình thường
d. so sánh thời gian hồi tỉnh trung bình của nhóm gây mê đường hô hấp và gây mê tĩnh mạch

* mục tiêu: so sánh khả năng duy trì huyết áp ổn định ở nhóm bệnh nhân có điều trị bằng châm cứu và bệnh nhân điều trị theo phác đồ điều trị tây y thông thường, là mục tiêu của nghiên cứu:
a. mô tả
b. bệnh chứng
c. thử nghiệm lâm sàng @
d. theo dõi dọc

* tiêu chí dưới đây được sử dụng để xác định tính xác đáng trong lựa chọn một bệnh được ưu tiên nghiên cứu, trừ:
a. bệnh có tỷ lệ tàn tật và tử vong cao
b. nhiều người mắc bệnh
c. bệnh ít có khả năng lây lan @
d. bệnh được cộng đồng quan tâm

* trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không định hướng ưu tiên cho nghiên cứu về vấn đề dùng thuốc không hợp lý:
a. tỷ lệ người đến mua thuốc không đơn tại cửa hàng thuốc lên tới 90%
b. tỷ lệ kê đơn thuốc kháng sinh phổ rộng lên tới 30%
c. thuốc cũng là một loại hàng hóa cần nghiên cứu vấn đề cung cầu @
d. thầy thuốc và dược sĩ đều muốn kê đơn và bán những loại thuốc đắt tiền

* một mục tiêu tốt cần có những đặc trưng sau ngoại trừ:
A. đơn giản, cụ thể
B. đo lường được
C. có khả năng đạt được
D. có khả năng thực hiện được
E. có được một động từ đứng đầu @

* các phương pháp sau đều là phương pháp xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên, trừ:
a. phương pháp Delphi
b. phương pháp dựa vào gánh nặng bệnh tật
c. phương pháp cho điểm ưu tiên
d. phương pháp dựa vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu @

* phương pháp xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu là:
A. kinh nghiệm của người nghiên cứu
B. kỹ thuật Delphi
C. thảo luận nhóm
D. phương pháp cho điểm ưu tiên @
E. phương pháp vẽ bản đồ

* ưu điểm của phương pháp cho điểm ưu tiên để xác định vấn đề nghiên cứu là:
A. khách quan và khoa học hơn những phương pháp khác @
B. ít bị ảnh hưởng bởi người nghiên cứu
C. mất ít thời gian hơn các phương pháp khác
D. không bị ảnh hưởng bởi các cấp có thẩm quyền
E. dễ dàng thống nhất cách cho điểm dựa theo các tiêu chuẩn giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu.

* Các đặc tính ưu tiên nghiên cứu:

+ Tính xác đáng:
Bệnh có tỷ lệ chết cao hay thấp
Bệnh có nhiều người mắc hay không
Bệnh có tính lây lan mạnh hay không không
Vấn đề sức khỏe cần nghiên cứu có dễ khống chế hay không
Có nhiều người bị di chứng tàn tật do vấn đề sức khỏe đó gây ra hay không.

+ chính quyền và người dân nơi nghiên cứu sẽ triển khai có ủng hộ cho việc triển khai nghiên cứu đó hay không.
=> tính xác đáng, tính đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng

+ Nghiên cứu mang lại lợi ích cho những đối tượng dân cư nào
=> tính ứng dụng

+ Vấn đề sức khỏe đó có cần nghiên cứu ngay hay không
=> Tính bức thiết

+ Cấp trên và người tài trợ có ủng hộ cho nghiên cứu đó hay không
=> Sự chấp nhận của chính quyền (chấp nhận về mặt chính trị)

+ Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề sức khỏe này hay chưa.
=> Tính lặp lại

+ có đối tượng nghiên cứu nào chịu thiệt thòi hoặc bị nguy cơ xấu do nghiên cứu mang lại hay không.
=> Tính đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng

+ Nghiên cứu có thể thực hiện được với các nguồn lực và thời gian hiện có hay không.
=> Tính khả thi

* Một bệnh được ưu tiên cân nhắc để nghiên cứu khi:
+ tỷ lệ bệnh này trong quần thể nghiên cứu cao hơn các bệnh khác trong danh sách các bệnh được cân nhắc
A. đúng @
B. sai

+ tỷ lệ người tàn tật do bệnh đó gây nên thấp hơn các bệnh khác trong danh sách các bệnh được cân nhắc
A. đúng
B. sai @

+ Bệnh khó khống chế hơn
A. đúng
B. sai @

+ Bệnh ít được bệnh nhân và gia đình quan tâm
A. đúng
B. sai @

+ Tỷ lệ tử vong do bệnh này cao hơn các bệnh khác trong danh sách các bệnh được cân nhắc.
A. đúng @
B. sai

+ tỷ lệ di chứng do bệnh đó gây nên thấp hơn các bệnh khác trong danh sách các bệnh được cân nhắc.
A. đúng
B. sai @

+ Bệnh xuất hiện nhiều ở người nghèo trong danh sách các bệnh được cân nhắc.
A. đúng @
B. sai

+ Chi phí cho điều trị bệnh tốn kém
A. đúng
B. sai @

+ Các phương tiện để xét nghiệm chẩn đoán bệnh còn hạn chế
A. đúng
B. sai @

+ Giải quyết bệnh không có trong mục tiêu của ngành y tế
A. đúng
B. sai @

+ Bệnh ít được người dân và chính quyền địa phương quan tâm
A. đúng
B. sai @

* cây vấn đề thường được dùng để minh họa mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nguy cơ và vấn đề sức khỏe.
A. đúng @
B. sai

* cây vấn đề chỉ nên phát triển khi người nghiên cứu chưa hiểu biết rõ về bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
A. đúng
B. sai @

* Sự phân bố của một vấn đề sức khỏe trả lời cho ba câu hỏi: ai? ở đâu? khi nào?

* Tầm cỡ của một vấn đề sức khỏe nói lên tính phổ biến của bệnh và sự phân bố của bệnh.

* tính nghiêm trọng của một bệnh thể hiện ở tỷ lệ tử vong, tỉ lệ tàn tật, tỉ lệ di chứng và khả năng lây lan của bệnh đó.

* tính cấp bách của một bệnh, vấn đề nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: liệu nghiên cứu có cần thiết cho việc ra quyết định can thiệp làm giảm vấn đề này hay không.

* tính bức thiết của một vấn đề nghiên cứu thể hiện ở việc có thể chỉ hoãn triển khai nghiên cứu đó hay không

* tính ứng dụng của một vấn đề nghiên cứu thể hiện ở việc ai là người sẽ được hưởng lợi từ nghiên cứu đó.

* thông thường tên đề tài chứa đầy đủ các thông tin trả lời cho các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào?

* tên đề tài không cần thông tin trả lời cho câu hỏi ở đâu, khi nào, khi chủ đề nghiên cứu không thay đổi theo không gian và thời gian.

* mô tả bản chất vấn đề cho nghiên cứu là mô tả: sự khác biệt giữa cái hiện có và cái chúng ta mong muốn có.

* phần đặt vấn đề cho nghiên cứu thể hiện vấn đề nghiên cứu là gìtại sao cần phải nghiên cứu nó.

* 3 tiêu chuẩn cần phải được cân nhắc khi lựa chọn một đề tài cho nghiên cứu:
- Tính xác đáng của vấn đề cần nghiên cứu
- Vấn đề đạo đức và sự chấp nhận của cộng đồng
- Tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.

* sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu là cần thiết để biết nghiên cứu này phải giải quyết cái gì.

* từ việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu và việc đưa ra câu hỏi nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần trình bày khung khái niệm của nghiên cứu trong đó việc nêu các định nghĩa cho các vấn đề liên quan là cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

* sau khi liệt kê ra được những vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến một lĩnh vực y tế đang được quan tâm, sau khi sắp xếp trình tự ưu tiên của vấn đề nghiên cứu, người ta cần cân nhắc tính khả thi để quyết định xem vấn đề nghiên cứu này có thể thực hiện được không.

* nhận xét không đúng để xác định vấn đề ưu tiên nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người nghèo là:
A. Khoảng cách các thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn
B. Ai có thu nhập đến đâu thì được chăm sóc sức khỏe đến đó @
C. Người nghèo không được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng
D. giá thành dịch vụ y tế tại các cơ sở công cũng như tư quá cao đối với thu nhập bình quân của nhân dân

* tiêu chí không sử dụng để xác định chính xác đáng trong lựa chọn ưu tiên nghiên cứu trong y tế là:
A. tử vong cao
B. nhiều người mắc bệnh
C. lợi ích cao cho người cung ứng dịch vụ y tế @
D. tỷ lệ tàn tật cao

* trong những nguồn thông tin sau đây, để xác định vấn đề nghiên cứu nguồn thông tin nào không nên sử dụng:
A. Từ nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trước
B. Từ phản ánh nhu cầu của cộng đồng thông qua các kênh như thông tin đại chúng
C. Từ mong muốn chính trị của những nhà lập chính sách
D. Từ ý kiến chủ quan của người làm nghiên cứu @

* Đặc điểm quan trọng nhất cần phải áp dụng trong nghiên cứu thăm dò là:
A. Phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan nghiên cứu
B. phải áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu hiện đại
C. phải có sự tham gia tích cực của chính quyền, đoàn thể và người dân nơi triển khai nghiên cứu @
D. chỉ được triển khai trong bệnh viện hoặc viện nghiên cứu.

* Phần đặt vấn đề cho nghiên cứu thể hiện (chọn một câu đúng nhất):
A. tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu @
B. vấn đề nghiên cứu được thực hiện ở đâu
C. thời gian thực hiện vấn đề nghiên cứu
D. ai là người thực hiện vấn đề nghiên cứu
E. các kết quả nghiên cứu chi tiết trước đó về vấn đề nghiên cứu.

* mục đích của phân tích cây vấn đề trong nghiên cứu là: tìm hiểu sâu sắc hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu, xác định biến số nghiên cứu.

* người nghiên cứu cần phải phân tích vấn đề vì: họ không thể biết hết tất cả các vấn đề nghiên cứu, họ muốn khai thác sự hiểu biết của các đối tượng tham gia về vấn đề nghiên cứu.

* Kỹ thuật "nhưng tại sao?" dùng để: phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu.

* Nghiên cứu sẽ không khả thi nếu: đường đi lại đến nơi thu thập số liệu quá xa.

* Kết quả của nghiên cứu được coi là có thể áp dụng khi: cải thiện được tình trạng sức khỏe của nhân dân, sử dụng để lập kế hoạch can thiệp giải quyết vấn đề nghiên cứu.

* một vấn đề không được các cấp có thẩm quyền chấp nhận, có nghĩa là: có rất ít người có thẩm quyền quan tâm tới vấn đề này.

* một vấn đề được coi là cấp bách cần ưu tiên nghiên cứu khi: nó cần thiết cho việc ra quyết định can thiệp làm giảm vấn đề này.

* một vấn đề được coi là mới được ưu tiên nghiên cứu khi: chưa có ai nghiên cứu vấn đề này, chưa có giải pháp nào can thiệp vấn đề này.

* để lựa chọn vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu, đầu tiên người nghiên cứu phải: tìm các thông tin về vấn đề này.

* một bệnh được coi là xác đáng cần nghiên cứu khi: số người mắc bệnh này nhiều hơn số người mắc bệnh khác trong danh sách các bệnh liệt kê, bệnh có thể phát triển thành dịch nhỏ trong khi các bệnh khác chỉ lẻ ở các cá thể.

* sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng thể hiện ở: cộng đồng có biết về vấn đề sức khỏe nghiên cứu không, cộng đồng có sẵn sàng tham gia vào nghiên cứu hay không, cộng đồng sẵn sàng hưởng ứng lời đề nghị của người nghiên cứu, cộng đồng sẵn sàng chi trả các giải pháp giải quyết vấn đề sức khỏe đó.

* khả năng khống chế một vấn đề sức khỏe thể hiện ở: khả năng phát hiện bệnh sớm, khả năng chữa khỏi bệnh, sự sẵn có của các trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị bệnh.

* nhược điểm của phương pháp cho điểm ưu tiên để xác định vấn đề cần nghiên cứu là: ảnh hưởng bởi chủ quan của người nghiên cứu.

* nghiên cứu thăm dò thường được chỉ định khi người nghiên cứu đã hiểu sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu.
A. đúng
B. sai @

* Nghiên cứu thăm dò là một dạng của nghiên cứu định tính.
A. đúng @
B. sai

* Nghiên cứu thăm dò có thể là bước khởi đầu cho một nghiên cứu định lượng.
A. đúng @
B. sai

* nghiên cứu khi đã có mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp cho người thẩm định nghiên cứu:
A. xác định được phạm vi nghiên cứu
B. định hướng được phương pháp nghiên cứu
C. đánh giá được chất lượng nghiên cứu @
D. xác định được đối tượng nghiên cứu

====================
03 - Tổng quan tài liệu

* Tổng quan tài liệu là:
a. Tổng hợp một cách cơ bản các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.
b. Tổng hợp một cách chi tiết các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.
c. Tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm. @
d. Tổng hợp một cách phù hợp các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu quan tâm.

* Vai trò của tổng quan tài liệu là:
a. Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm từ đó xác định các con đường đi phù hợp
b. Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm để xác định cái đích cần đạt
c. Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm để dự kiến các kết quả mong đợi.
d. Tìm hiểu về một vấn đề quan tâm từ đó định hướng nghiên cứu @

* Tổng quan tài liệu giúp cho người nghiên cứu viết được phần nào của một báo cáo hoặc công trình nghiên cứu:
a. Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, phương pháp nghiên cứu, và dự kiến kết quả và bàn luận @
b. Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu và thống kê số liệu
c. Đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, lựa chọn thiết kế, xây dựng công cụ nghiên cứu
d. Tổng quan tài liệu, mục tiêu nghiên cứu, chiến lược nghiên cứu, và kết quả dự kiến

* Các bước tiến hành tìm kiếm tài liệu:
a. Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm
b. Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm, tiến hành tìm kiếm và đánh giá, tổng hợp thông tin @
c. Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tài liệu, tiến hành tìm kiếm và phân tích tổng hợp thông tin.
d. Xác định thông tin cần tìm kiếm, nguồn tìm kiếm, chiến lược tìm kiếm và tiến hành tìm kiếm

* Phân tích câu hỏi hoặc chủ đề nghiên cứu trong chiến lược tìm kiếm tài liệu chủ yếu nhằm mục đích:
a. Định hướng nghiên cứu
b. Xác định trọng tâm nghiên cứu
c. Xác định từ khóa @
d. Hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu

* Khi tìm kiếm tài liệu, nhà nghiên cứu cần tìm các nguồn:
a. Tài liệu trên mạng và đã công bố
b. Tài liệu trên mạng đã và chưa công bố
c. Tài liệu có sẵn và số liệu từ các nguồn dễ kiếm
d. Tài liệu đã công bố và chưa công bố tin cậy @

* Loại nghiên cứu nào sau đây có giá trị khoa học cao nhất:
a. Tổng quan hệ thống
b. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiêu có đối chứng
c. Nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng
d. Phân tích gộp (phân tích meta) @
(!) thử nghiệm lâm sàng có giá trị nhất: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

* Đạo văn là:
a. Sử dụng nội dung hay ý tưởng của người khác không đúng mục đích.
b. Sử dụng công trình của người khác mà không biết nguồn gốc
c. Ăn cắp ý tưởng của người khác
d. Sử dụng nội dung hay ý tưởng của người khác mà không công bố nguồn @

* Khi trích dẫn nội dung có thể có những loại trích dẫn nào sau đây:
a. Trích dẫn theo câu, đoạn và ý. @
b. Trích dẫn theo câu và đoạn
c. Trích dẫn theo nội dung và ý nghĩa theo từng chủ đề
d. Trích dẫn theo ý tưởng và nội dung

* Câu hỏi nào quan trọng nhất cần cân nhắc trước khi viết tổng quan tài liệu:
a. Đã có đủ thông tin, số liệu chưa? @
b. Sử dụng thì nào (hiện tại/quá khứ hay tương lai)?
c. Dùng lối viết chủ động hay bị động?
d. Luận điểm chính là gì trong phần tổng quan?

* các nguồn thông tin cho việc tổng quan tài liệu bao gồm, trừ:
a. tài liệu đã xuất bản (sách, bài báo, luận văn...)
b. tài liệu chưa xuất bản (báo cáo, bài trình bày hội thảo...)
c. trao đổi ý kiến chuyên gia
d. các diễn đàn trao đổi trên internet @

* tổng quan có hệ thống có những ưu điểm sau, trừ:
a. cách tiếp cận hệ thống để làm giảm sai lệch và sai số ngẫu nhiên
b. luôn sử dụng phần vật liệu và phương pháp
c. có thể bao gồm phân tích gộp
d. mất ít thời gian @

* điểm khác nhau cơ bản của tổng quan hệ thống và tổng quan mô tả: tính khách quan

====================
04 - thiết kế nghiên cứu

* Một bác sĩ nhi khoa tiến hành nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa viêm tai giữa mãn tính ở trẻ nhỏ và tiền sử viêm tai giữa mãn tính của bố mẹ trẻ đó. Từ số liệu nghiên cứu, ông ta chọn 50 trẻ từ 1 đến 3 tuổi mắc viêm tai giữa ít nhất 3 lần trong năm qua. Nhà nghiên cứu cũng chọn 50 trẻ cùng tuổi được điều trị bệnh khác. Ông tiến hành phỏng vấn bố mẹ trẻ của cả 2 nhóm về tiền sử viêm tai của họ khi còn nhỏ. Trong số trẻ bị viêm tai giữa tái lại có 30 trẻ có bố mẹ đã từng bị viêm tai giữa khi còn nhỏ, chỉ có 20 trẻ trong nhóm mắc bệnh khác có bố mẹ có tiền sử này. Đây là thiết kế nghiên cứu:
a. Nghiên cứu cắt ngang
b. Nghiên cứu thuần tập tiến cứu
c. Nghiên cứu bệnh chứng @
d. Nghiên cứu thực nghiệm

* Trong 1 nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ nghi ngờ của các dị tật ống thần kinh, số liệu về nhóm trẻ sơ sinh mắc chứng gai đôi tại 1 bệnh viện sản khoa lớn trong vòng 6 tháng được thu thập. Nhà nghiên cứu cũng chọn một nhóm trẻ khoẻ mạnh tại cùng bệnh viện trong cùng khoảng thời gian đó. Các bà mẹ của 2 nhóm trẻ này được hỏi về việc sử dụng vitamin trước sinh của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ của trẻ khỏe mạnh dùng nhiều vitamin trước sinh hơn các bà mẹ của trẻ dị tật gai đôi có ý nghĩa thống kê (p > 0,001). Thiết kế nghiên cứu này là:
a. Nghiên cứu thuần tập
b. Nghiên cứu bệnh chứng @
c. Nghiên cứu thực nghiệm
d. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

* Thiết kế nghiên cứu lấy số liệu từ các bệnh án của bệnh nhân lưu tại bệnh viện trong 10 năm thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu @
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

* Thiết kế nghiên cứu lấy số liệu từ các bệnh án được thiết kế theo mẫu bệnh án nghiên cứu và thu thập trên bệnh nhân vào viện trong vòng 6 tháng tới thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu @
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

* Thiết kế nghiên cứu mối tương quan giữa các nguy cơ trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến mẹ và con khi sinh lấy số liệu từ bệnh án của các sản phụ được khám thai định kỳ tại bệnh viện trong 10 năm trước đây thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu @
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu nghiên cứu dọc tiến cứu

* Thiết kế nghiên cứu mối tương quan giữa các nguy cơ trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến mẹ và con khi sinh lấy số liệu từ bệnh án của các sản phụ sẽ đến khám thai định kỳ tại bệnh viện trong những năm tới thuộc nhóm nghiên cứu nào dưới đây?
a. Nghiên cứu dọc hồi cứu
b. Nghiên cứu ngang tiến cứu
c. Nghiên cứu ngang hồi cứu
d. Nghiên cứu dọc tiến cứu @

* Nghiên cứu ngang là:
a. Thu thập, sử dụng số liệu nhiều lần để theo dõi quá trình chăm sóc, điều trị của bệnh nhân
b. Thu thập, sử dụng số liệu hiện tại và cả trong quá khứ của bệnh nhân
c. Thu thập, sử dụng số liệu của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu @
d. Thu thập, sử dụng số liệu cả trong quá khứ và tương lại của bệnh nhân

* Nghiên cứu nào dưới đây KHÔNG thuộc nhóm nghiên cứu quan sát?
a. So sánh hàm lượng nicotin trong máu của công nhân nhà máy sản xuất thuốc lá so với nhà máy dệt may;
b. So sánh tỷ lệ mắc viêm phế quản của nhóm người có hút thuốc lá so với nhóm không hút thuốc lá;
c. So sánh tỷ lệ ung thư phổi trên chuột được nuôi trong môi trường có khói thuốc lá so với nhóm chuột đối chứng; @ (nghiên cứu can thiệp)
d. So sánh tỷ lệ bà mẹ có hút thuốc lá trong quá trình mang thai giữa nhóm trẻ có suy dinh dưỡng bào thai và nhóm trẻ bình thường

* Trong số các nghiên cứu dưới đây, nghiên cứu nào tính được tỷ lệ hiện mắc.
a. Nghiên cứu thuần tập
b. Nghiên cứu bệnh chứng
c. Nghiên cứu mô tả cắt ngang @
d. Nghiên cứu mô tả loạt bệnh phổ biến

* Trong số các nghiên cứu dưới đây, nghiên cứu nào tính được tỷ lệ mới mắc:
a. Nghiên cứu ngang
b. Nghiên cứu bệnh chứng
c. Nghiên cứu thuần tập @
d. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

* những yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất đối với tính giá trị của các kết luận rút ra từ một thử nghiệm lâm sàng:
a. tỷ lệ mới mắc tương đối cao của bệnh trong quần thể nghiên cứu
b. phân bổ ngẫu nhiên các cá thể nghiên cứu @
c. số những người nhận thuốc điều trị và nhận placebo là như nhau
d. theo dõi được 100% cá thể nghiên cứu

* các nghiên cứu dịch tễ học về vai trò của một yếu tố nghi ngờ về bệnh căn có thể là nghiên cứu quan sát hay thực nghiệm. Sự khác nhau cơ bản giữa các nghiên cứu thực nghiệm và quan sát là trong các nghiên cứu thực nghiệm thì:
a. nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giống nhau về cỡ mẫu
b. nhà nghiên cứu quyết định ai sẽ phơi nhiễm với yếu tố nghi ngờ và ai không @
c. nhóm chứng và nhóm nghiên cứu luôn so sánh được với nhau
d. nghiên cứu là nghiên cứu tương lai

* phân loại thiết kế nghiên cứu theo loại hình nghiên cứu ta có các thiết kế sau, trừ:
a. nghiên cứu khoa học cơ bản (basic research)
b. nghiên cứu ứng dụng (applied research)
c. nghiên cứu can thiệp phòng bệnh (prophylactic intervention) @
d. nghiên cứu hành động (action research)

* nhận định nào sau đây là chính xác nhất:
a. nghiên cứu bệnh chứng thích hợp với các phơi nhiễm hiếm gặp
b. nghiên cứu thuần tập thích hợp với các bệnh hiếm
c. sai số nhớ lại thường gặp trong nghiên cứu bệnh chứng @
d. hệ số tương quan (r) được tính trong nghiên cứu thuần tập

* nghiên cứu nào sau đây không lấy dữ liệu cá thể:
a. nghiên cứu cắt ngang
b. nghiên cứu tương quan @
c. nghiên cứu bệnh chứng
d. nghiên cứu thuần tập

* nhận định sau: "nhiều trường hợp không thể xác định bệnh xảy ra là do phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ hay phơi nhiễm chỉ là hậu quả của bệnh", nói về loại nghiên cứu nào:
a. nghiên cứu tương quan
b. nghiên cứu cắt ngang @
c. nghiên cứu bệnh chứng
d. nghiên cứu thuần tập

* thiết kế nghiên cứu nào là phù hợp nếu người nghiên cứu muốn: "mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm các bệnh nhân bị ung thư phổi":
a. nghiên cứu bệnh chứng
b. nghiên cứu thuần tập
c. nghiên cứu loạt bệnh @
d. nghiên cứu mô tả cắt ngang

* nguy cơ tương đối (relative risk) có thể tính được từ thiết kế nghiên cứu nào:
a. nghiên cứu bệnh chứng
b. nghiên cứu cắt ngang
c. nghiên cứu tương quan
d. nghiên cứu thuần tập @

* loại hình thiết kế nghiên cứu nào sau đây không phải là nghiên cứu mô tả:
a. nghiên cứu loạt bệnh
b. nghiên cứu tương quan
c. nghiên cứu thuần tập @
d. nghiên cứu cắt ngang

* nghiên cứu nào sau đây là nghiên cứu cắt ngang:
a. so sánh tỷ lệ viêm phổi ở nhóm đối tượng hút thuốc lá và nhóm đối tượng không hút
b. so sánh tỷ lệ ung thư phổi ở chuột nuôi trong môi trường không khói thuốc và có khói thuốc
c. so sánh tỷ lệ hút thuốc trong thời kỳ mang thai ở phụ nữ có con bị suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng
d. so sánh hàm lượng nicotin ở nhóm đối tượng làm việc ở nhà máy thuốc lá với nhà máy may @

* một bác sĩ muốn nghiên cứu các yếu tố gây mắc của một bệnh phổ biến thì nên:
a. chọn nhóm nghiên cứu là nhóm bệnh, nhóm chứng ngoài cộng đồng @
b. chọn nhóm nghiên cứu là nhóm bệnh, nhóm chứng là bệnh nhân mang bệnh khác
c. nghiên cứu ngoài cộng đồng
d. nghiên cứu các bệnh nhân mắc bệnh

* Một nhóm phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê tiến hành điều tra mối liên quan giữa loại gây mê/tê và nhiễm trùng phổi sau mổ. họ đã đưa vào nghiên cứu 520 bệnh nhân, chỉ định gây mê hoặc gây tê và theo dõi bệnh nhân sau mổ để xác định nhiễm trùng phổi.

+ nghiên cứu trên thuộc loại thiết kế sau:
A. nghiên cứu thuần tập @
B. nghiên cứu cắt ngang
C. nghiên cứu bệnh chứng
D. thử nghiệm lâm sàng

+ Chỉ số phù hợp nhất cho đo lường mối liên quan giữa hai loại gây mê/tê với nhiễm trùng phổi sau mổ là:
A. tỷ lệ hiện mắc
B. nguy cơ tương đối RR @
C. tỉ lệ mới mắc
D. tỷ suất chênh OR

* nhận xét nào sau đây mô tả ưu điểm chủ yếu của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên:
A. nó tránh được sai chệch quan sát (loại bỏ được yếu tố nhiễu)
B. nó loại trừ được sự tự chọn của đối tượng nghiên cứu vào các nhóm điều trị khác nhau @
C. nó thích ứng về đạo đức
D. nó mang lại kết quả có thể áp dụng được ở những bệnh nhân khác

* nghiên cứu định tính có đặc điểm là:
A. độ chính xác cao
B. thăm dò, phát hiện nhanh vấn đề @
C. phân tích đơn giản, dễ làm
D. sử dụng được các phương pháp phân tích chuẩn

* điểm giống nhau cơ bản giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích là:
A. cùng là nghiên cứu quan sát @
B. cùng có nhóm so sánh
C. cùng kiểm tra một giả thuyết giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh
D. các đối tượng nghiên cứu được chọn từ quần thể dân chúng nói chung

* Nghiên cứu mô tả là một dạng của nghiên cứu quan sát.
A. đúng @
B. sai

* Nghiên cứu phân tích là một dạng của nghiên cứu can thiệp.
A. đúng
B. sai @

* nghiên cứu cắt ngang có thể cho phép hình thành giả thuyết kết hợp nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và hậu quả.
A. đúng @
B. sai

* nghiên cứu thuần tập và nghiên cứu bệnh chứng là một dạng của nghiên cứu quan sát.
A. đúng @
B. sai

* Nghiên cứu phân tích là một dạng của nghiên cứu cắt ngang.
A. đúng
B. sai @

* Nghiên cứu can thiệp cho phép kiểm định về giả thuyết nhân quả.
A. đúng @
B. sai

* nghiên cứu quan sát bao gồm 2 bước liên tiếp là mô tả các vấn đề quan sát được và can thiệp để giải quyết vấn đề đó.
A. đúng
B. sai @

* Loại nghiên cứu nào sau đây là nghiên cứu bệnh chứng:
A. nghiên cứu tỷ lệ tử vong hay mắc bệnh trước đây cho phép ước lượng tỷ lệ bệnh trong tương lai
B. phân tích các nghiên cứu trước đây ở những nơi khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau cho phép đưa ra một giả thuyết dựa trên hiểu biết về tất cả các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mà ta nghiên cứu
C. thu thập tiền sử và những thông tin khác từ một nhóm bệnh nhân đã biết và từ một nhóm so sánh không mắc bệnh đó để xác định tần số tương đối của các đặc trưng nghiên cứu ở những nhóm người đó @
D. nghiên cứu nguy cơ tương đối của ung thư ở những người đàn ông đã bỏ thuốc lá và những người vẫn đang hút thuốc lá
E. điều tra xác định tỷ lệ hiện mắc của bệnh ở những nhóm khác nhau của một quần thể

* một nhà nghiên cứu quan tâm đến bệnh căn của vàng da sơ sinh. để nghiên cứu vấn đề này ông ta đã chọn 100 trẻ em đã được chẩn đoán vàng da và 100 trẻ em sinh ra trong cùng một thời gian ở cùng một bệnh viện mà không bị vàng da, sau đó ông ta xem xét lại tất cả các hồ sơ sản khoa và lúc đẻ của các bà mẹ để xác định phơi nhiễm trước và trong lúc đẻ. đây là ví dụ về:
A. nghiên cứu ngang
B. nghiên cứu bệnh chứng @
C. nghiên cứu thuần tập
D. thử nghiệm lâm sàng
E. nghiên cứu thực nghiệm

* thiết kế nghiên cứu loại nào là thích hợp nếu người nghiên cứu mong muốn đánh giá tác động của một giải pháp can thiệp lên sức khỏe của một quần thể dân cư so với một quần thể đối chứng:
A. nghiên cứu bệnh chứng
B. nghiên cứu thuần tập
C. nghiên cứu cắt ngang
D. nghiên cứu chùm bệnh
E. nghiên cứu can thiệp cộng đồng @

* thiết kế nghiên cứu loại nào là thích hợp nếu người nghiên cứu mong muốn mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm các bệnh nhân có cùng một bệnh.
A. nghiên cứu bệnh chứng
B. nghiên cứu thuần tập
C. nghiên cứu cắt ngang
D. nghiên cứu chùm bệnh @
E. nghiên cứu can thiệp cộng đồng

* thiết kế nghiên cứu loại nào là thích hợp nếu người nghiên cứu mong muốn chứng minh giả thiết về quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh khi nghiên cứu một bệnh hiếm gặp:
A. nghiên cứu bệnh chứng @
B. nghiên cứu thuần tập
C. nghiên cứu cắt ngang
D. nghiên cứu chùm bệnh
E. nghiên cứu can thiệp cộng đồng

* thiết kế nghiên cứu loại nào là thích hợp nếu người nghiên cứu mong muốn xác định tỷ lệ hiện mắc của một bệnh nào đó trong một quần thể dân cư nhất định:
A. nghiên cứu bệnh chứng
B. nghiên cứu thuần tập
C. nghiên cứu cắt ngang @
D. nghiên cứu chùm bệnh
E. nghiên cứu can thiệp cộng đồng

* Nghiên cứu định tính: tìm nguyên nhân bản chất của vấn đề

* trong nghiên cứu bệnh chứng người nghiên cứu muốn xác định tỷ lệ người phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ trong nhóm bệnh so với tỷ lệ này trong nhóm chứng.
A. đúng @
B. sai

====================
05 - Biến số

* Biến “Giới tính” là
a. Biến rời rạc
b. Biến danh mục
c. Biến thứ hạng
d. Biến nhị phân @

* Biến số “Học lực của học sinh” (Giỏi, khá, trung bình, yếu)
a. Biến khoảng chia
b. Biến danh mục
c. Biến thứ hạng @
d. Biến nhị phân

* Nhiệt độ không khí của một phân xưởng sản xuất.
a. Biến tỷ suất
b. Biến khoảng chia @
c. Biến danh mục
d. Biến thứ hạng

* Các biện pháp tránh thai mà phụ nữ áp dụng tại một huyện
a. Biến rời rạc
b. Biến danh mục @
c. Biến thứ hạng
d. Biến nhị phân

* Nồng độ urê huyết của các đối tượng nghiên cứu là
a. Biến liên tục @
b. Biến rời rạc
c. Biến danh mục
d. Biến thứ hạng

* Nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu
a. Biến liên tục
b. Biến rời rạc
c. Biến danh mục @
d. Biến thứ hạng

* Biến định tính là:
a. Thuộc tính của một đặc điểm nào đó được phân loại theo các nhóm @
b. miêu tả đặc tính của một giá trị được biểu hiện bằng con số
c. Các giá trị của đặc tính này có thể khác nhau giữa các đối tượng, hoặc
d. Khác nhau ở các thời điểm đo lường khác nhau trên cùng một đối tượng.

* Biến định lượng là:
a. Miêu tả đặc tính của một giá trị được biểu hiện bằng con số @
b. Thuộc tính của một đặc điểm nào đó được phân loại theo các nhóm
c. Giá trị của biến được biểu thị bằng các chữ
d. Giá trị các biến được biểu diễn bằng các kỹ hiệu được xếp vào các nhóm

* Biến phụ thuộc là:
a. Hậu quả của bệnh @
b. Nguyên nhân của bệnh
c. Nguy cơ của bệnh
d. Các yếu tố ảnh hưởng

* Biến độc lập là:
a. Bệnh
b. Hậu quả của bệnh
c. Các vấn đề nghiên cứu
d. Yếu tố nguy cơ @

* biến nào dưới đây là biến thứ hạng:
a. bệnh nhân có uống rượu hay không uống rượu
b. mức độ uống rượu của bệnh nhân tính theo uống nhiều, trung bình, hay uống ít @
c. mức độ uống rượu của bệnh nhân tính theo số chén
d. loại rượu bệnh nhân hay uống (rượu trắng, rượu thuốc, rượu vang, rượu mạnh)

* đâu không phải là biến số:
a. thời gian đông máu
b. thời gian tiến hành phẫu thuật viêm ruột thừa
c. số giờ trong một ngày @ (là hằng số)
d. thời gian chờ khám tại một cơ sở y tế

* việc xây dựng biến số cho một nghiên cứu dựa trên một yếu tố quan trọng nhất đó là:
a. kinh nghiệm của nhà nghiên cứu
b. mục tiêu nghiên cứu @
c. kinh phí cần có cho nghiên cứu
d. thiết kế nghiên cứu

* việc phân loại biến số nhằm mục đích sau, trừ:
a. lựa chọn test thống kê thích hợp
b. trình bày số liệu nghiên cứu
c. xác định kỹ thuật thu thập thông tin
d. xác định người tham gia thu thập thông tin @

* nhận định nào sau đây là sai:
a. các biến thứ hạng đều có thể chuyển thành biến nhị phân nếu có một mốc xác định
b. biến huyết áp tối đa có thể là một biến định tính hoặc định lượng tùy theo cách ký hiệu
c. khái niệm biến độc lập, biến phụ thuộc chỉ là tương đối, và chỉ phù hợp trong bối cảnh của một nghiên cứu
d. với một biến tỷ suất, khi độ lệch chuẩn (s) lớn hơn giá trị trung bình (X) thì biến đó rất ý nghĩa. @

* nghiên cứu mối quan hệ giữa cân nặng và tăng huyết áp, biến cân nặng là biến độc lập.
A. đúng @
B. sai

* các biến dưới đây là liên tục, trừ:
a. cân nặng của trẻ (tính theo kg)
b. số lượng hồng cầu/1ml máu @
c. hàm lượng đường huyết
d. hàm lượng huyết sắc tố

* biến nào sau đây là biến nhị phân:
a. số đo huyết áp tối đa
b. cân nặng của trẻ (tính theo kg)
c. tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi (tính theo mức độ)
d. thói quen hút thuốc lá (có hoặc không) @

* biến nào sau đây không được thu thập bằng biến định tính:
a. gan to (độ 1, độ 2, độ 3, độ 4)
b. mức độ hài lòng với dịch vụ y tế của bệnh nhân đến khám
c. mức độ huyết áp (cao, thấp, trung bình) @
d. ure niệu (có hoặc không)

* những biến sau đây là biến thứ hạng trừ:
a. mức độ lách to
b. tuổi của các đối tượng nghiên cứu tính theo năm @
c. tuổi của các đối tượng nghiên cứu xếp theo tuổi
d. kết quả điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện (khỏi, đỡ, không khỏi, chết)

* các biến sau đây có thể chuyển dạng sang đến thứ hạng ngoại trừ:
A. thời gian chuyển dạ đẻ
B. cân nặng trẻ sơ sinh
C. nhóm máu của sản phụ @
D. khoảng cách từ nhà sản phụ đến bệnh viện hoặc trạm y tế

* biến sau đây là biến thứ hạng ngoại trừ:
A. tuổi của các đối tượng nghiên cứu tính theo tháng @
B. mức độ lách to
C. tuổi của các đối tượng nghiên cứu xếp theo nhóm tuổi
D. kết quả điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện: khỏi, đỡ, không khỏi, chết

* số lượng vi khuẩn trong một vi trường soi bằng kính hiển vi là một biến định lượng liên tục.
A. đúng
B. sai @ (biến định lượng rời rạc)

* trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu phân loại theo trình độ học vấn và một biến nhị phân.
A. đúng
B. sai @

* Chúng ta chỉ có thể chuyển dạng 1 biến định lượng sang biến định tính, ngược lại thì không.
A. đúng @
B. sai

====================
05 - Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu

* Yếu tố nào không ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật thu thập số liệu:
a. Mục tiêu nghiên cứu
b. Kết quả dự kiến
c. Nguồn lực triển khai dự án
d. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu @

* Kỹ thuật thu thập số liệu nào áp dụng cho nghiên cứu định tính
a. Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi cấu trúc
b. Phỏng vấn sâu @
c. Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền
d. Đo lường các giá trị sinh học

* Ưu điểm của kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp
a. Thu thập số liệu nhanh @
b. Chi phí cao
c. Phụ thuộc vào năng lực người phỏng vấn
d. Phụ thuộc vào thời gian người được phỏng vấn

* Nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn gián tiếp, TRỪ:
a. Thông tin có thể sai lệch do người trả lời hiểu sai
b. Không chủ động được thời gian
c. Số lượng phiếu thu lại có thể không đủ
d. Thực hiện được với số lượng đối tượng nhiều @

* Trong các tình huống dưới đây, khi nào không áp dụng kỹ thuật quan sát:
a. Khám bệnh nhân
b. Lấy máu làm xét nghiệm @
c. Đánh giá quy trình phẫu thuật
d. Đánh giá quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn

* Nguồn số liệu nào KHÔNG được coi là tài liệu sẵn có:
a. Bệnh án, kết quả xét nghiệm
b. Báo cáo, sổ sách
c. Người nghiên cứu trực tiếp đo lường, phỏng vấn @
d. Kết quả nghiên cứu trước đó

* Nhược điểm của kỹ thuật hồi cứu thông tin
a. Số liệu nhiều
b. Từ nhiều năm
c. Từ nhiều nguồn
d. Độ tin cậy thấp @

* Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm nhằm xác định:
a. Căn nguyên của vấn đề nghiên cứu @
b. Tỷ lệ mới mắc
c. Mức độ quan hệ nhân quả
d. Tỷ lệ hiện mắc

* Khi lựa chọn các công cụ nghiên cứu nên:
a. Sử dụng cùng một loại công cụ đo lường cho một biến số
b. Chuẩn hóa công cụ trước khi thu thập số liệu
c. Tập huấn đầy đủ cho những người tham gia thu thập số liệu
d. Tất cả các ý trên đều đúng @

* Bệnh án nghiên cứu cần phải được xây dựng vì:
a. Thông tin trong bệnh án nghiên cứu cần phải được tổng hợp, lượng hóa, ghi chép thông tin để xử lý thống kê @
b. Thông tin trong bệnh án NC khác hoàn toàn với bệnh án điều trị
c. Thông tin trong bệnh án nghiên cứu bắt buộc phải thu thập mới trên bệnh nhân
d. Thông tin trong bệnh án điều trị không chính xác

* việc quyết định chọn kỹ thuật thu thập thông tin tùy thuộc vào, trừ:
a. các biến số, chỉ số, thông tin cần thu thập
b. mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi của nghiên cứu
c. là kỹ thuật mới nhất @
d. các giả thuyết nghiên cứu: thông tin cần để kiểm định giả thuyết

* nhận định nào sai:
a. bệnh án nghiên cứu là một tập hợp đan xen các bảng kiểm và bộ câu hỏi
b. một test chẩn đoán có độ nhạy cao sẽ cho phép hạn chế các trường hợp chẩn đoán nhầm khi thực hiện quá trình sàng tuyển, phát hiện sớm bệnh
c. kỹ thuật thu thập số liệu thường áp dụng trong nghiên cứu thăm dò là phỏng vấn sâu, thảo luận với dân và chính quyển địa phương, và giám sát
d. tất cả các đáp án trên đều sai @
(!) các ý a, b, c đều đúng

* kỹ thuật phỏng vấn bao gồm các công cụ thu thập số liệu sau, trừ:
a. bộ câu hỏi
b. bệnh án nghiên cứu
c. biểu mẫu ghi chép @ (trong kỹ thuật quan sát)
d. các biểu mẫu để điền thông tin, số liệu

* các nghiên cứu y tế công cộng bao gồm các kỹ thuật quan sát sau, trừ:
a. quan sát việc tuân thủ các thao tác hành nghề của nhân viên y tế
b. đánh giá việc thực hiện các quy trình, thủ thuật, phẫu thuật @
c. đo đạc các yếu tố môi trường trong đánh giá tình trạng ô nhiễm đất
d. quan sát công trình vệ sinh: cơ sở vật chất, trang thiết bị, tủ thuốc,... của một cơ sở y tế

* người hướng dẫn thảo luận nhóm trọng tâm trong nghiên cứu định tính cần:
A. phản ứng nhanh, linh hoạt với các tình huống xảy ra @
B. thực hiện theo một khuôn mẫu thống nhất
C. thuyết phục người tham gia thảo luận trả lời theo ý định của mình
D. yêu cầu đối tượng phải trả lời mọi câu hỏi

* công cụ thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính là:
A. bệnh án
B. bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình
C. bảng hướng dẫn thảo luận nhóm @
D. phiếu xét nghiệm

* ưu điểm của việc sử dụng bộ câu hỏi tự trả lời là:
A. cần ít người tham gia thu thập số liệu @
B. thường có tỷ lệ đáp ứng cao
C. câu hỏi không bị hiểu lầm
D. chi phí cho thu thập số liệu thường cao

* nhược điểm của việc sử dụng bộ câu hỏi tự trả lời:
a. cần người phỏng vấn
b. chi phí cao
c. tỷ lệ trả lời thấp @
d. không cho phép giấu tên người được hỏi

* nhược điểm của kỹ thuật quan sát trong thu thập số liệu là:
A. không cung cấp thông tin chi tiết trong một bối cảnh thực tế
B. không đánh giá được các sự kiện xảy ra trong quá khứ @
C. không cho phép kiểm định tính thực tế của thông tin đã thu thập bằng bộ câu hỏi
D. không đòi hỏi phải tập huấn người thu thập số liệu

* câu hỏi mở là:
A. câu hỏi được đặt ra như một gợi ý để đối tượng nói ra những gì mà họ đã trải qua hoặc đang suy nghĩ @
B. có sẵn tất cả các tình huống trả lời
C. chưa có sẵn tất cả các tình huống trả lời
D. có sẵn một số các tình huống trả lời

* các kỹ thuật thu thập thông tin cho nghiên cứu định tính là:
A. đo lường
B. thảo luận nhóm @
C. điều tra chọn mẫu theo bộ câu hỏi
D. vẽ bản đồ có sự tham gia của cộng đồng

* Các hình thức của vấn đáp (phỏng vấn), chọn câu sai:
A. Phỏng vấn cá nhân, đối tượng bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
B. Dùng bộ câu hỏi qua thư, thiếu tự điền, hoặc qua thư điện tử
C. Thảo luận nhóm có trọng tâm
D. Ghi chép lại hồ sơ bệnh án @
E. Phỏng vấn sâu

* ưu điểm của bảng kiểm, trừ:
A. hạn chế các sai sót hoặc tùy tiện trong nghiên cứu
B. có thể nhận xét, kiểm tra được độ tin cậy hay mức đầy đủ của các thông tin thu thập
C. là một công cụ có thể dùng để thu thập tất cả các loại thông tin @
D. có thể dùng thực hiện một thao tác như làm thủ thuật hay xét nghiệm

* Nguyên tắc phương pháp xây dựng bảng kiểm là, trừ:
A. Bảng kiểm có phải là công cụ phù hợp không
B. Bảng kiểm soát áp dụng cho đối tượng nào
C. Khi sử dụng bảng kiểm có làm cho người nghiên cứu thu thập được thông tin nhanh nhất không @
D. Khi sử dụng bảng kiểm để quan sát có làm đối tượng phản ứng không

* để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của một loại thuốc mới các nhà nghiên cứu soạn thảo mẫu bệnh án nghiên cứu gồm các thành phần cơ bản sau:
A. phần hình chính, mô tả các triệu chứng cơ năng, thực thể, theo dõi quá trình điều trị
B. phần hành chính, mô tả các triệu chứng lâm sàng theo hệ thống cơ quan, bảng ghi chép quá trình sử dụng thuốc
C. phần hành chính, các câu hỏi phát hiện triệu chứng cơ năng, bảng kiểm để khám thực thể, quá trình sử dụng thuốc, kết quả xét nghiệm @
D. phần hành chính, bộ câu hỏi, bảng kiểm, phiếu xét nghiệm và bảng ghi chép quá trình sử dụng thuốc

* Trong bản dự trù kinh phí cho nghiên cứu, chi phí phát sinh được đề xuất:
a. 5% của tổng chi phí @
b. 10% của tổng chi phí
c. 15% của tổng chi phí
d. đáp án khác
(!) hiện nay quy định mới là không có chi phí phát sinh

* cơ sở xây dựng lịch làm việc trong kế hoạch nghiên cứu không bao gồm:
a. mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
b. địa bàn nghiên cứu và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu
c. tham khảo ý kiến chuyên gia và nghiên cứu thử
d. số tiền cho nghiên cứu @

====================
06 - Chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu

* Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là:
A. Các cá thể trong quần thể đều có cùng cơ hội được chọn vào mẫu @
B. Cá thể được chọn đầu tiên không nhất thiết phải được chọn ngẫu nhiên.
C. Các cá thể được chọn vào mẫu không phân tán rải rác trong cả quần thể.
D. Cỡ mẫu phải nhân với hệ số thiết kế để tăng tính đại diện

* chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là:
a. mẫu không phân tán rải rác trong cả quần thể như trong chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
b. cá thể được chọn đầu tiên từ quần thể vào mẫu không nhất thiết phải được chọn ngẫu nhiên
c. các cá thể trong quần thể đều có cùng cơ hội được chọn vào mẫu
d. cỡ mẫu thường lớn hơn vì phải nhân thêm với hệ số thiết kế (DE) @

* chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là:
a. các cá thể trong quần thể cùng có cơ hội được chọn vào mẫu
b. cá thể được chọn đầu tiên từ quần thể vào mẫu không nhất thiết phải chọn ngẫu nhiên
c. khi quần thể là dân cư của một huyện thì xã có dân số lớn hơn sẽ có cơ hội được chọn vào mẫu lớn hơn nếu khung mẫu được xếp theo từng xã @
d. mẫu không phân tán rải rác trong cả quần thể như trong mẫu ngẫu nhiên đơn

* Mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ là:
A. Mẫu đạt được bởi phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các tầng và trong mỗi tầng việc chọn mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên. @
B. Mẫu đạt được bởi phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các nhóm riêng rẽ được gọi là tầng sau đó trong mỗi tầng sẽ chọn mẫu theo phương pháp không xác suất.
C. Mẫu phân tầng được chỉ định khi giữa các tầng tương đối đồng nhất.
D. Chọn mẫu phân tầng đồng nghĩa với phân tích tầng.

* câu nào sau đây đúng về chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ:
a. biến phân tầng phải giống nhau giữa các tầng
b. mẫu phân tầng được chỉ định khi tiêu thức nghiên cứu giữa các tầng tương đối đồng nhất
c. chọn mẫu tầng đồng nghĩa với phân tích tầng
d. mẫu đạt được bởi phân chia các cá thể của quần thể nghiên cứu thành các nhóm riêng rẽ được gọi là tầng và trong mỗi tầng việc chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, tầng có kích thước lớn hơn sẽ có nhiều cá thể được chọn vào mẫu hơn. @

* Chọn mẫu chùm có những đặc điểm sau:
A. Tiêu thức nghiên cứu giữa các chùm tương đối đồng nhất, trong khi tiêu thức này giữa các cá thể trong từng chùm là khác nhau. @
B. Tính đại diện cho quần thể của mẫu cao hơn các phương pháp chọn mẫu xác suất khác khi chúng có cùng cỡ mẫu.
C. Độ phân tán của mẫu trong quần thể lớn hơn các phương pháp chọn mẫu khác, do vậy thường tốn kém kinh phí hơn cho việc đi lại.
D. Thường ít được sử dụng cho các nghiên cứu trong 1 pham vi rộng lớn với 1 quần thể dân cư lớn

* Ưu điểm của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn:
A. Các cá thể được chọn vào mẫu không phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy việc thu thập số liệu sẽ không tốn kém và mất thời gian.
B. Nhanh và dễ áp dụng.
C. Có thể lồng vào tất cả các kỹ thuật chọn mẫu sác xuất phức tạp khác. @
D. Không cần phải có một danh sách của các đơn vị mẫu để phục vụ cho chọn mẫu.

* Để tăng tính đại diện cho quần thể và tính chính xác cho mẫu, trong phương pháp chọn mẫu chùm cần phải:
A. Giảm cỡ mẫu.
B. Chọn kích cỡ chùm nhỏ. @
C. Chọn các chùm gần nhau.
D. Chọn các chùm có kích cỡ bằng nhau.

* Trong phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, các phân tích thống kê (Độ lêch, giá trị trung bình) sẽ được tính toán theo cách:
A. Tính trên toàn bộ bộ mẫu là tổng mẫu của tất cả các tầng để cho kết quả của toàn bộ quần thể.
B. Tính riêng cho từng tầng sau đó lấy trung bình cộng để cho kết quả của toàn bộ quần thể.
C. Tính riêng cho từng tầng sau đó kết hợp lại trên cơ sở kích cỡ của tầng có kết quả lớn nhất và nhỏ nhất bằng phương pháp cân bằng trọng để cho kết quả của toàn bộ quần thể.
D. Tính riêng cho từng tầng sau đó kết hợp lại trên cơ sở kích cỡ của từng tầng bằng phương pháp cân bằng trọng để cho kết quả của toàn bộ quần thể. @

* Chọn mẫu để xác định nồng độ Cholesterol trong máu của những bệnh nhân cao huyết áp đến khám tại Viện tim mạch - Bạch mai.

* Nghiên cứu so sánh cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh giữa một huyện đồng bằng và một huyện miền núi xem có sự khác biệt có ý nghĩa hay không.

* Ước lượng tỷ lệ suy dinh dưỡng cho quần thể trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện X thông qua việc đánh giá chỉ số cân nặng theo tuổi của một mẫu gồm các trẻ em dưới 5 tuổi được chọn từ huyện đó.

* So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em sống tại 2 cộng đồng A và B xem sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không?

* công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:

* trong các kỹ thuật chọn mẫu sau đây, kỹ thuật nào không phải là chọn mẫu xác suất:
a. kỹ thuật chọn mẫu chỉ tiêu @
b. kỹ thuật chọn mẫu hệ thống
c. kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
d. kỹ thuật chọn mẫu chùm theo phương pháp PPS

* nhận định nào sai:
a. đều kiện cần và đủ cho một mẫu nghiên cứu có thể ngoại suy cho quần thể nghiên cứu là mẫu phải được chọn ngẫu nhiên từ quần thể với cỡ mẫu đủ lớn
b. chọn mẫu ngẫu nhiên đơn có tính khả thi cao hơn chọn mẫu chùm trong các nghiên cứu cộng đồng trên 1 phạm vi rộng lớn @
c. tham số mẫu (kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu) chỉ có thể ngoại suy ra tham số quần thể khi mẫu được chọn ngẫu nhiên từ quần thể với cỡ mẫu đủ lớn
d. khi cỡ mẫu tăng lên thì khoảng tin cậy của tham số nghiên cứu giảm đi và ngược lại

* Mẫu thuận tiện là mẫu thu được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu.
A. đúng @
B. sai

* Chọn mẫu cụm khi đơn vị mẫu là một cụm chứ không phải cá thể.
A. đúng @
B. sai

* nghiên cứu định tính ưu tiên loại chọn mẫu nào:
a. chọn mẫu có chủ đích @
b. chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
c. chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
d. chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

* để đánh giá tình trạng thị lực trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở tại huyện M, một nhà nghiên cứu đã liệt kê tất cả các trường trung học cơ sở trong huyện sau đó dùng bàn số ngẫu nhiên chọn lấy 10 trường để nghiên cứu. tại mỗi trường, nhà nghiên cứu đã chọn mỗi khối 1 lớp học sinh và tất cả học sinh trong các lớp được chọn đều được khám thị lực.

+ quần thể đích là: trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở tại huyện M
+ quần thể nghiên cứu là: học sinh của 10 trường trung học cơ sở trong huyện M
+ mẫu nghiên cứu là: tất cả các học sinh được khám thị lực

+ cách chọn mẫu trên thuộc loại:
a. mẫu ngẫu nhiên đơn
b. mẫu xác suất
c. mẫu thuận tiện
d. mẫu thuận tiện kết hợp với mẫu chùm nhiều bậc @
e. mẫu ngẫu nhiên hệ thống

+ đơn vị mẫu trong nghiên cứu này là:
a. trường trung học cơ sở
b. địa phương có trường trung học cơ sở (xã, thị trấn)
c. lớp học sinh @
d. tổ học sinh
d. bản thân học sinh

+ đơn vị quan sát trong nghiên cứu này là:
a. trường trung học cơ sở
b. địa phương có trường trung học cơ sở (xã, thị trấn)
c. lớp học sinh
d. tổ học sinh
d. bản thân học sinh @

* Nghiên cứu cách dạy mới môn sinh học, nhà nghiên cứu được thử nghiệm trên 1 trường ở 1 quận. Nhà nghiên cứu chọn ra ngẫu nhiên 50 em học sinh, sau đó tiếp tục ngẫu nhiên chọn 25 em để dạy kiểu đổi mới, 25 em còn lại dạy theo cách cũ nói

+ quần thể đích là: toàn bộ các học sinh học môn sinh học

+ phương pháp chọn mẫu:
a. chọn mẫu thuận tiện @
b. chọn mẫu ngẫu nhiên chùm
c. chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
d. chọn mẫu nhiều giai đoạn

+ nhược điểm của phương pháp trên:
a. chỉ đánh giá trên mẫu có 50 học sinh
b. chia ra làm 2 nhóm 25 học sinh
c. chỉ đánh giá học sinh của 1 quận @

* nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh bụi phổi của công nhân tại một nhà máy ở tỉnh A. lập danh sách tất cả các công nhân, sau đó chọn ngẫu nhiên 1 nửa số công nhân để nghiên cứu.
+ quần thể đích là: toàn bộ công nhân của nhà máy
+ khung mẫu là: danh sách các công nhân

* bạn đang đi trên đường thì được một người bắt gặp và phỏng vấn bằng một bộ câu hỏi. bạn đã tham gia vào hình thức chọn mẫu:
a. ngẫu nhiên đơn @
b. chọn mẫu thuận tiện
c. chọn mẫu chùm
d. chọn mẫu phân tầng

* định nghĩa mẫu có mục đích (purposive sampling): Người nghiên cứu đã xác định trước các nhóm quan trọng trong quần thể để tiến hành thu thập số liệu. Các nhóm khác nhau sẽ có tỷ lệ mẫu khác nhau. Đây là cách rất hay dùng trong các điều tra thăm dò, phỏng vấn sâu.

* Nhược điểm chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
a. phải có khung mẫu @
b. phức tạp
c. tính ngẫu nhiên thấp
(!) ưu điểm: đơn giản ngẫu nhiên cao
Nhược điểm: tốn kém, mất thời gian, có khung mẫu để chọn

* Cách chọn mẫu nào là mẫu ngẫu nhiên:
a. mẫu chỉ tiêu
b. mẫu thuận tiện
c. mẫu chùm
d. mẫu hệ thống @
(!) chọn mẫu ngẫu nhiên gồm: đơn, hệ thống, phân tầng, chùm

* Trong chọn mẫu ngẫu nhiên, xác xuất được chọn của các cá thể là bằng nhau.
A. đúng @
B. sai

* Trong chọn mẫu xác suất, các cá thể có tỉ lệ được chọn vào các mẫu nhất định.
A. đúng @
B. sai
(!) Mỗi một cá thể trong quần thể có một cơ hội biết trước để chọn vào mẫu

* lựa chọn câu sai trong các câu sau:
a. mức tin cậy càng cao thì cỡ mẫu càng lớn
b. sự kiện nghiên cứu càng hiếm thì cỡ mẫu cần thiết càng cao
c. mức độ sai lệch cho phép giữa tham số mẫu và tham số quần thể càng nhỏ thì cỡ mẫu càng nhỏ @
d. thiết kễ mẫu chùm yêu cầu cỡ mẫu lớn hơn thiết kế mẫu khác

* trong các nhận xét sau, nhận xét nào không phải là ưu điểm của việc chọn mẫu nghiên cứu so với nghiên cứu cả quần thể:
A. giảm nguồn nhân lực và tài chính cho nghiên cứu
B. đối với một bệnh hiếm một mẫu nhỏ vẫn có thể đủ cho nghiên cứu @
C. nhanh chóng đạt được kết quả nghiên cứu
D. số liệu được thu thập chính xác hơn

* sau một can thiệp được tiến hành nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ áp dụng các biện pháp tránh thai ở huyện B. Các nhà quản lý y tế muốn đánh giá sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai ở huyện A (không có can thiệp) và huyện B là bao nhiêu và có ý nghĩa thống kê hay không. Lựa chọn phương án tính cỡ mẫu thích hợp cho nghiên cứu:
a. cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập
b. cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh - chứng
c. cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể
d. cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ @

* một bác sĩ sản khoa muốn đánh giá hiệu quả của 2 phương pháp giảm đau cho phụ nữ khi sinh con. Bác sĩ này muốn biết thời gian đẻ trung bình (theo phút) của 2 nhóm phụ nữ sử dụng 2 loại điều trị này có khác nhau không. Phương pháp tính cỡ mẫu:
a. cỡ mẫu cho việc nghiên cứu bệnh chứng
b. cỡ mẫu cho việc ước tính 1 giá trị trung bình trong quần thể
c. cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình @
d. cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập

* các nhà nghiên cứu muốn biết tình hình viêm phổi bệnh viện tại một cơ sở y tế năm 2002. lựa chọn phương án tính cỡ mẫu:
A. cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể @
B. cỡ mẫu cho việc kiểm định sự khác nhau giữa 2 tỷ lệ
C. cỡ mẫu cho việc nghiên cứu bệnh chứng
D. cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập

* trong một điều tra tỷ lệ chết người mẹ trong cả nước, 3 tỉnh được chọn từ 3 vùng Bắc, Trung, Nam, sau đó danh sách các huyện của 3 tỉnh được liệt kê làm khung chọn mẫu. Dùng phương pháp bốc thăm, người ta chọn từ mỗi tỉnh 4 huyện. Toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở các huyện này được đưa vào nghiên cứu. hãy xác định kỹ thuật chọn mẫu đã được sử dụng.
a. mẫu ngẫu nhiên phân tầng
b. mẫu nhiều giai đoạn @
c. mẫu chùm
d. mẫu hệ thống

* khi nghiên cứu về tình trạng sau khi sinh của các sản phụ tại bệnh viện A năm 2002, nghiên cứu viên đã lấy tất cả các hồ sơ bệnh án của các sản phụ nói trên sắp xếp thành 1 chồng theo thứ tự thời gian vào viện. sau đó cứ 5 bệnh án, nghiên cứu viên chọn ra một bệnh án. Số bệnh án được chọn được đưa vào thu thập số liệu và nghiên cứu. hãy lựa chọn loại kỹ thuật đã sử dụng:
a. mẫu chùm
b. mẫu nghiên cứu đơn
c. mẫu hệ thống @
d. mẫu nghiên cứu phân tầng

* điều tra về nhận thức những người hành nghề mại dâm đối với HIV/AIDS. các điều tra viên lập danh sách một số đối tượng nghi vấn có hành nghề do ủy ban nhân dân cấp để phỏng vấn sau khi phỏng vấn mỗi người, điều tra viên đề nghị người đó cung cấp tin tức của những người khác cũng hành nghề này để tiếp tục đến phỏng vấn. quy trình được tiếp tục đến khi đủ các mẫu yêu cầu. xác định kỹ thuật chọn mẫu:
A. mẫu hệ thống
B. mẫu xác suất
C. mẫu không xác suất @
D. mẫu nhiều giai đoạn

* điều tra tỷ lệ mắc với một bệnh hiếm cần cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ hơn với một bệnh phổ biến.
A. đúng
B. sai @

* Chọn mẫu phân tầng cần cỡ mẫu lớn hơn chọn mẫu chùm.
A. đúng
B. sai @

* nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của tất cả các bệnh nhân sốt rét đến khám tại một bệnh viện có thể khái quát hóa về tình hình bệnh sốt rét trong khu vực nào thời điểm đó.
A. đúng
B. sai @

* Chọn mẫu ngẫu nhiên đồng nghĩa với phân bố mẫu ngẫu nhiên.
A. đúng
B. sai @

====================
07 - Phân tích số liệu

* đặc điểm của biến phân bố chuẩn:
a. phân bố rời rạc
b. phân bố đối xứng qua giá trị trung bình @
c. tăng ở 2 điểm cuối của đường cong

* hiệu của giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong nghiên cứu là khoảng quan sát.
A. đúng @
B. sai

* Giá trị nào không nhất thiết chỉ có 1 giá trị:
a. Mode @
b. Trung vị
c. Trung bình
d. Độ lệch chuẩn

* loại biến nào không có số mode:
a. biến rời rạc
b. biến liên tục @
c. biến tỷ suất
d. biến khoảng chia

* tính toán các chỉ số mean, median, mode thường được sử dụng trong:
A. đo lường độ kết hợp
B. đo lường độ tập trung @
C. đo lường độ phân tán
D. đo lường mối tương quan

* các thông số đánh giá sự tập trung của số liệu: trung bình, trung vị, mode
A. đúng @
B. sai
(!) các thông số đánh giá sự phân tán của số liệu: khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, phương sai, độ lệch chuẩn

* các hoạt động kiểm tra số liệu, xử lý số liệu trước khi phân tích thuộc khâu nào của nghiên cứu:
a. tiến hành nghiên cứu
b. lập đề cương nghiên cứu
c. thu thập số liệu @
d. cả 3

* làm sạch số liệu chỉ được tiến hành:
a. từ khi nhập số liệu
b. từ trước khi thu thập số liệu
c. từ khi bắt đầu thu thập số liệu
d. từ khi bắt đầu phân tích số liệu @

* Làm sạch số liệu chỉ được thực hiện bởi giám sát viên thực địa.
A. đúng
B. sai @

* xử lý số liệu chỉ được tiến hành:
a. trong khi thu thập số liệu
b. từ khi bắt đầu thu thập số liệu
c. bắt đầu phân tích số liệu
d. sau khi số liệu đã được thu thập @

* mã hóa số liệu là một bước trong:
A. thu thập số liệu
B. xử lý số liệu @
C. làm sạch số liệu
D. phân tích số liệu

* Mã hóa số liệu là một bước trong phân tích số liệu.
A. đúng
B. sai @ (trong xử lý số liệu)

* bắt đầu phân tích số liệu nghiên cứu định tính khi:
A. giữa đợt nghiên cứu định tính
B. hoàn thành toàn bộ công việc thu thập số liệu
C. ngay sau mỗi cuộc phỏng vấn hay thảo luận nhóm @
D. kết thúc thu thập số liệu ở một địa phương/khu vực nghiên cứu

* Điều kiện để dữ kiện nghiên cứu định lượng được phân tích bằng phần mềm là các dữ liệu được lưu dưới dạng:
a. Mã hoá dạng số @
b. Tệp văn bản
c. Tệp hình ảnh
d. Tệp được bảo mật

* xử lý số liệu bao gồm các việc sau ngoại trừ:
A. mã hóa số liệu
B. sửa chữa số liệu sau khi kiểm tra
C. tính toán các chỉ số nghiên cứu @
D. kiểm tra chất lượng nhập liệu

* Khi nghiên cứu về tác dụng của thuốc X trong điều trị bệnh tim, giả thuyết cho rằng thuốc X không có tác dụng điều trị bệnh tim là giả thuyết.
a. H0 @
b. H1
c. Ha
d. Hb

* Mức ý nghĩa thống kê cho phép chúng ta loại bỏ sai lầm loại nào.
a. Sai lầm loại I @
b. Sai lầm loại II
c. Sai lầm do chọn mẫu
d. Sai lầm do các yếu tố nhiễu

* quá trình rút ra kết luận về một quần thể nghiên cứu dựa trên số liệu thu được từ mẫu nghiên cứu được gọi là quá trình suy luận thống kê.
A. đúng @
B. sai

* Ước lượng điểm và khoảng là một dạng kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
A. đúng
B. sai @

* ước lượng điểm và khoảng là một hình thức ngoại suy từ kết quả của mẫu nghiên cứu ra kết quả của quần thể nghiên cứu tương ứng.
A. đúng @
B. sai

* Sai lầm alpha xảy ra khi loại bỏ giả thuyết H0 trong khi H0 đúng.
A. đúng @
B. sai

* trong trường hợp alpha giữ nguyên nhưng thay đổi cỡ mẫu thì cỡ mẫu nghiên cứu càng lớn, khoảng tin cậy càng rộng và ngược lại.
A. đúng
B. sai @

* khoảng tin cậy xác định từ một mẫu nghiên cứu là một khoảng giá trị mà có thể chứa tham số thực của quần thể.
A. đúng @
B. sai

* khi nói khoảng tin cậy 95% tức là nếu gặp lại nghiên cứu 100 lần trong cùng một quần thể với các mẫu khác nhau nhưng có cùng cỡ mẫu ta hy vọng rằng khoảng tin cậy của 95 lần nghiên cứu sẽ chứa tham số quần thể.
A. đúng @
B. sai

* Nghiên cứu về tỷ lệ đáp ứng điều trị của 2 thuốc cho kết quả: Thuốc A tỷ lệ đáp ứng là 50%, khoảng tin cậy 95% từ 36% đến 74%. Thuốc B tỷ lệ đáp ứng 30%, khoảng tin cậy 95% là 24% đến 37%. Kết luận nào sau đây đúng:
a. Thuốc A tốt hơn
b. Thuốc B tốt hơn
c. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0.05
d. Sự khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức α = 0.05 @

* cân nặng lúc đẻ trung bình của trẻ sơ sinh của 230 bà mẹ hút hơn 1 bao thuốc lá một ngày trong khi có thai thấp hơn 200 gram so với trẻ sơ sinh của 180 bà mẹ không bao giờ hút thuốc. có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (p < 0.05). điều này có nghĩa là:
a. hút thuốc lá trong khi có thai làm chậm sự phát triển của thai
b. số bệnh nhân được nghiên cứu đã không đủ để đưa ra một kết luận
c. sự khác biệt quan sát được về cân nặng lúc đẻ trung bình có thể là do may rủi
d. sự khác biệt quan sát được về cân nặng lúc để trung bình là quá lớn nên không thể là do may rủi @

* nhận định nào sau đây sai:
a. trong một kiểm định giả thuyết H0 và Ha chỉ có thể gặp 1 trong 2 sai lầm, đó là sai lầm loại I (alpha) và sai lầm loại II (beta)
b. giá trị alpha được tính toán dựa trên kết quả thu được từ mẫu, trong khi giá trị p (p-value) được xác định từ trước bởi nhà nghiên cứu @
c. giả thuyết H0 đúng khi p > alpha
d. lực của một test (power of test) chính là khả năng loại bỏ giả thuyết H0 khi nó sai.

* Độ rộng của khoảng tin cậy phụ thuộc, Trừ:
A. cỡ mẫu
B. độ tin cậy
C. sự biến thiên của mẫu trong mẫu quần thể nghiên cứu
D. sự biến thiên của biến thiên nghiên cứu của đổi tượng nghiên cứu @
(!) các yếu tố ảnh hưởng: kích thước mẫu, độ tin cậy, sự biến thiên của mẫu

* công thức tính ước lượng khoảng tỷ lệ thiếu iod niệu từ mẫu các trẻ em 8-12 tuổi ra quần thể nghiên cứu:

* một nghiên cứu về tuổi và béo phì đã đưa ra kết quả sau:
Tuổi
Phần trăm béo phì
20-40
19
40-60
25
60-80
15
>= 80
5
Người ta kết luận rằng: tuổi càng cao thì người ta càng gầy hơn.
Kết luận này là:
a. đúng
b. không đúng, vì tỷ lệ này cần thiết để hỗ trợ sự quan sát
c. không đúng, vì không có nhóm chứng hay nhóm so sánh
d. không đúng, vì không thể kết luận được từ các số liệu của nghiên cứu ngang @
e. không đúng, vì tỷ lệ hiện mắc được tính, trong khi ấy thì việc tính tỷ lệ mới mắc là cần thiết

* đánh giá sự tương quan giữa vòng ngực và cân nặng của ngựa. lấy 66 con để đo.
+ biểu đồ phù hợp: biểu đồ chấm
+ biến cân nặng là loại biến: định lượng liên tục
+ Chọn cách kiểm định nào để kiểm định mối liên hệ giữa cân nặng và chu vi vòng ngực ngựa: hệ số tương quan
+ để tính được cân nặng từ vòng ngực (hoặc ngược lại), cần tính: hồi quy tuyến tính một chiều

* nguy cơ quy thuộc được tính bằng:
a. hiệu số của tần suất mắc bệnh trong quần thể và tần suất mắc bệnh trong nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
b. hiệu số của tần suất mắc bệnh trong nhóm phơi nhiễm và tần suất mắc bệnh trong nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ @
c. tỷ suất của tần suất mắc bệnh trong quần thể và tần suất mắc bệnh trong nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ
d. tỷ suất của tần suất mắc bệnh trong nhóm phơi nhiễm và tần suất mắc bệnh trong nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ

* năm 1975 người ta đã xác định 1000 công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng amiăng. tỷ lệ mới mắc ung thư phổi ở những công nhân này vào năm 1995 đã được so sánh với tỷ lệ ung thư phổi của 1.000 công nhân ở nhà máy dệt sợi bông. 30 công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và 5 công nhân làm việc ở nhà máy dệt sợi bông mới mắc ung thư phổi trong thời gian từ 1975 đến 1995. nguy cơ tương đối phát triển ung thư phổi ở những công nhân làm việc ở nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng có amiăng là:
A. không thể tính được từ số liệu đã cho
B. 4
C. 6 @
D. 8

* người ta đã tiến hành thử nghiệm dưới đây để đánh giá hiệu quả của một loại vắcxin 1.000 trẻ em đã được chọn ngẫu nhiên để nhận một loại vắcxin phòng bệnh nào đó và được theo dõi trong 10 năm. trong số trẻ em này, 80% trẻ đã không mắc bệnh. trong những kết luận sau, kết luận nào là đúng nhất có liên quan đến hiệu quả của vắcxin:
A. vắc xin là rất tốt vì tỷ lệ trẻ em được gây miễn dịch cao
B. vắcxin không có hiệu quả cao lắm vì nó phải tạo ra tỷ lệ trẻ có miễn dịch cao hơn nữa
C. không thể kết luận được vì không theo dõi những trẻ không được tiêm vắcxin @
D. không thể kết luận được vì không làm kiểm định ý nghĩa thống kê

* phép phân tích nào thích hợp nhất để đánh giá mối liên quan giữa hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn (tính bằng gram) với huyết áp tâm trương (tính bằng mmHg):
A. Test T
B. Test Khi bình phương hoặc Fisher test
C. phân tích hồi quy tuyến tính @
D. Test Anova

* đo lường mối quan hệ nhân quả giữa chiều cao và tuổi (tháng) ở trẻ em người ta dùng:
A. hệ số tương quan
B. hồi quy tuyến tính @
C. hồi quy logistic
D. Anova test

* một nhóm bác sĩ nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thiếu cân ở một số bệnh viện phụ sản. các yếu tố nguy cơ chủ yếu mà họ nghĩ đến là tình trạng lao động của mẹ, di truyền, mẹ hút thuốc, uống rượu hay không. biết rằng những đứa trẻ sơ sinh được phân thành hai nhóm: nhóm sơ sinh đủ cân và nhóm sơ sinh thiếu cân. hãy lựa chọn loại trắc nghiệm thống kê để giải quyết vấn đề đặt ra:
A. Test Khi bình phương
B. hồi quy logistic đa biến @
C. hồi quy tuyến tính đa biến
D. hệ số tương quan

* Test chính xác của Fisher được sử dụng để:
A. xem xét sự khác biệt của tỉ lệ giữa hai nhóm độc lập
B. xem xét sự khác biệt của hai nhóm độc lập và cỡ mẫu nhỏ @
C. xem xét sự liên quan giữa 2 biến định lượng
D. xem xét mối liên quan giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập là định lượng

* trong một nghiên cứu nhằm xem xét mối liên quan giữa việc sử dụng cocain và các hành vi bạo lực ở các ca chết bất thường, người ta đã đo độ tập trung cocain (mcg/ml) ở các nạn nhân bị chết theo các nhóm: bị giết, do tai nạn và tự tử, để xem xét sự khác biệt về nồng độ cocain trong máu các nạn nhân này, cần phải dùng loại trắc nghiệm nào:
A. Test Khi bình phương
B. Test T ghép cặp
C. Test T
D. Test Anova 1 chiều @

* mục đích của một nghiên cứu Schwartz và cộng sự tiến hành là xác định ảnh hưởng của hút thuốc lá lên chức năng phổi trên các bệnh nhân có chứng xơ hóa phổi. thông số đo chức năng hô hấp tính bằng tỉ lệ phần trăm thể tích dư. các bệnh nhân được chia thành ba nhóm, có 21 bệnh nhân nhóm không hút thuốc lá, 44 người thuộc nhóm đã từng hút thuốc lá, và bảy người thuộc nhóm đang hút thuốc lá. chúng ta cần sử dụng trắc nghiệm thống kê nào để phân tích bộ số liệu này:
A. Test T
B. Test Khi bình phương
C. Test T ghép cặp
D. Test Anova một chiều @

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm bệnh nhân già và trẻ (giả sử số liêu phân bố chuẩn)?
a. T test độc lập @
b. T test ghép cặp
c. Anova test
d. Test Khi bình phương

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm bệnh nhân già và trẻ (giả sử số liêu phân bố không chuẩn)?
a. Sign test
b. Mann Whitney test @
c. Kruskal Wallis test
d. Test Khi bình phương

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm trước và sau can thiệp (giả sử số liêu phân bố chuẩn)?
a. T test độc lập
b. T test ghép cặp @
c. Anova test
d. Test Khi bình phương

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào đúng khi so sánh hàm lượng đường máu hai nhóm trước và sau can thiệp (giả sử số liêu phân bố không chuẩn)?
a. T test độc lập
b. T test ghép cặp
c. Wilcoxon độc lập
d. Wilcoxon ghép cặp @

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào để so sánh trị số huyết áp của 3 nhóm bệnh nhân (trẻ, già, trung niên) (giả sử số liệu chuẩn và phương sai đồng nhất)
a. T test độc lập
b. T test ghép cặp
c. Anova test @
d. Test Khi bình phương

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào để so sánh trị số huyết áp của 3 nhóm bệnh nhân (trẻ, già, trung niên) (giả sử số liệu phân bố không chuẩn)
a. Sign test
b. Mann Whitney test
c. Kruskal Wallis test @
d. Test Khi bình phương

* Dùng trắc nghiệm thống kê nào khi so sánh hai tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ
a. T test độc lập
b. T test ghép cặp
c. Anova test
d. Test Khi bình phương @

* trong một nghiên cứu liên quan đến sự bất thường về miễn dịch ở những trẻ mắc chứng tự kỷ, người ta đo độ tập trung của kháng nguyên trong huyết thanh ở 3 nhóm trẻ có độ tuổi từ 10 trở xuống (đơn vị đo là số đơn vị kháng nguyên trong 1 ml huyết thanh). Các nhóm này là: nhóm trẻ mắc chứng tự kỷ, nhóm trẻ bình thường và nhóm thiểu năng trí tuệ. Hãy xác định loại trắc nghiệm thống kê cần sử dụng:
a. test T
b. test Anova một chiều @
c. test T ghép cặp
d. test chính xác của Fisher

* các nhà nghiên cứu muốn biết tỷ lệ bị mù ở dân cư thành thị và nông thôn ở một nước đang phát triển có khác nhau không. Một điều tra đã được tiến hành và cung cấp thông tin sau:
Nhóm
Số người được điều tra
Số người bị mù
Nông thôn
300
24
Thành thị
500
15
Trắc nghiệm thống kê nào sẽ trả lời được câu hỏi của các nhà nghiên cứu:
a. test T
b. test T ghép cặp
c. test khi bình phương @
d. test Anova một chiều

* lựa chọn phép phân tích thích hợp:

+ so sánh tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh ở 2 trường tiểu học
=> Khi bình phương hoặc Fisher

+ so sánh lượng đường huyết trung bình của nhóm các đối tượng nghiên cứu trước và sau 1 giờ được uống glucose ưu trương
=> T-test ghép cặp

+ so sánh tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của học sinh ở một trường tiểu học trước và sau khi được tẩy giun hàng 6 tháng
=> test khi bình phương của McNemar

+ đo đường lộ lớn mối quan hệ nhân quả giữa 2 biến nhị phân trong một nghiên cứu thuần tập
=> tính RR (nguy cơ tương đối)

+ phân tích sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập, cỡ mẫu < 30
=> T-test cho 2 biến độc lập

+ ảnh hưởng của tình trạng lao động của mẹ (nặng, trung bình, nhẹ) lên cân nặng khi sinh của trẻ (đủ, thiếu cân)
=> nguy cơ tương đối

+ hút thuốc, di truyền, giới, tuổi có liên quan tới bệnh hen không (có bệnh/không bệnh)
=> hồi quy logistic

+ ước lượng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cả nước từ tỷ lệ suy dinh dưỡng 3 tỉnh nghiên cứu
=> ước lượng điểm cho một tỷ lệ

+ liên quan giữa 2 biến nhị phân trong nghiên cứu cắt ngang
=> tỷ suất chênh

+ hiệu quả của sử dụng vaccine (có/không sử dụng) lên sự phát triển bệnh sởi (có/không)
=> nguy cơ tương đối

+ liên quan giữa 2 biến định lượng có quan hệ nhân quả
=> hồi quy tuyến tính

+ liên quan giữa nhiều biến định lượng
=> hồi quy tuyến tính đa biến

+ so sánh huyết áp (mmHg) trước và sau điều trị của một nhóm bệnh nhân
=> T-test ghép cặp

+ tìm xem uống cà phê có phải là yếu tố nhiễu của uống rượu và bệnh tim mạch không
=> phân tích tầng

+ tỷ lệ suy dinh dưỡng sau một can thiệp có thấp đi không
=> test khi bình phương

+ chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam so với chiều cao trung bình trẻ em các nước ASEAN
=> T-test

+ liên quan giữa giới và tình trạng bệnh tiểu đường (có bệnh/không bệnh) trong nghiên cứu bệnh chứng
=> tỷ suất chênh (OR)

+ so sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 cộng đồng A và B
=> test Khi bình phươg hoặc Fisher

+ so sánh cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đẻ tại trạm y tế của 3 xã E, F, G
=> ANOVA

+ đánh giá tác động của chất độc thông qua đo lường hàm lượng chất độc trong không khí và trong máu của đối tượng tiếp xúc
=> phân tích tương quan hồi quy

+ tìm hiểu mối liên quan giữa tuổi, giới, hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn và huyết áp tâm trương của đối tượng nghiên cứu
=> phân tích tương quan hồi quy

+ đánh giá ảnh hưởng của việc mẹ hút thuốc lá (có hay không hút) trên cân nặng của trẻ khi đẻ (< 2.5 kg hoặc >= 2.5 kg) trong một nghiên cứu thuần tập (cohort)
=> nguy cơ tương đối (RR)

+ so sánh hàm lượng cholesterol huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân nhận phác đồ điều trị mới và nhóm chứng (điều trị theo phác đồ cũ)
=> T-test

* Một nghiên cứu lớn về ung thư bàng quang và hút thuốc lá thu được những số liệu sau:

tỉ lệ ung thư bàng quang/100.000 nam giới
hút thuốc lá
48.0
không hút thuốc lá
24.0
nguy cơ tương đối phát triển ung thư bàng quang ở nam giới hút thuốc lá so với nam giới không hút thuốc lá là:
A. 48.0
B. 48.0 - 24.0 = 24
C. 48.0/24.0 = 2 @
D. (48.0 - 24.0)/48.0 = 0.5
E. Không thể tính được từ số liệu đã cho

* để đánh giá mức độ kết hợp giữa một phơi nhiễm với một bệnh những chỉ số thống kê sức khỏe có lợi ích nhất:
A. tỷ lệ mới mắc bệnh ở những người có phơi nhiễm
B. nguy cơ quy thuộc
C. tỷ lệ hiện mắc bệnh ở những người có phơi nhiễm
D. nguy cơ tương đối của bệnh @
E. tỷ lệ tử vong

* Giá trị bảo vệ trong nghiên cứu thực nghiệm hoặc can thiệp là: tỷ lệ giảm đi nguy cơ làm xảy ra bệnh khi một cá thể được can thiệp biện pháp dự phòng hoặc điều trị.

* một nghiên cứu theo dõi sự xuất hiện nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận nhân tạo cho kết quả như sau:
Số lượng kháng sinh trước mổ
Nhiễm trùng sau ghép
Không
Không
96
63
42
149

+ thiết kế nghiên cứu này là:
A. mô tả một loạt trường hợp
B. cắt ngang
C. bệnh chứng
D. thuần tập @

+ giá trị chỉ số đo lường tác dụng của việc sử dụng kháng sinh trước mổ lên nhiễm trùng sau ghép là:
A. 0,36
B. 0,19
C. 2,75 @
D. 5,41

* phân tích hệ số tương quan chỉ được áp dụng cho:
a. 2 biến nhị phân
b. 2 biến định tính
c. 2 biến định lượng liên tục @
d. 2 biến khoảng chia

* Hệ số tương quan dùng để đo lường mức độ liên quan giữa 2 biến liên tục.
A. đúng @ (của 2 biến định lượng)
B. sai

* Hồi quy tuyến tính là một phương pháp thống kê được dùng để so sánh 2 biến định tính.
A. đúng
B. sai @ (2 biến định lượng liên tục)

* trong nghiên cứu bệnh chứng ta có thể dùng OR để phân tích mối liên quan giữa 2 biến nhị phân.
A. đúng @
B. sai

* RR được dùng để phân tích liên quan giữa 2 biến nhị phân trong nghiên cứu cắt ngang.
A. đúng
B. sai @ (tỷ suất chênh của tỷ lệ hiện mắc POR)

* phân tích tầng là phương pháp thống kê áp dụng khi ta muốn xem xét liên quan giữa ba biến nhị phân.
A. đúng @
B. sai

* Thống kê mô tả là bước đầu trong phân tích số liệu của một nghiên cứu phân tích.
A. đúng @
B. sai

* thống kê suy luận là việc khái quát hóa các chỉ số thu được từ mẫu nghiên cứu cho quần thể nghiên cứu.
A. đúng @
B. sai

* Thống kê suy luận là phương pháp phân tích được dùng trong các nghiên cứu phân tích.
A. đúng @
B. sai

* Phân tích tương quan chỉ được áp dụng cho nghiên cứu định lượng.
A. đúng
B. sai @

====================
08 - trình bày số liệu

* Yêu cầu của trình bày số liệu bằng bảng và biểu đồ
a. Đơn giản, tự giải thích @
b. Đưa càng nhiều số liệu trong một bảng càng tốt
c. Biểu đồ 3D sẽ biểu diễn tốt hơn 2D
d. Số liệu có trong biểu đồ cần trình bày trong bảng trước đó

* Câu nào trong các ý sau đây là SAI:
a. Trình bầy bảng, biểu, đồ thị là một dạng của phân tích mô tả
b. Bảng trống là bảng dự kiến để trình bầy kết quả phân tích số liệu theo các biến số
c. Bảng một chiều dùng để trình bầy mối liên quan giữa 2 hay nhiều biến số @
(!) Bảng một chiều là loại bảng biểu diễn số liệu của một biến.

* Trong nghiên cứu ghép cặp, mỗi ô trong bảng 2x2 là:
a. Số cặp @
b. Tần số quan sát
c. Trung bình
d. Trung vị

* Bảng trống là bảng:
a. Không có số liệu trong các ô thân bảng @
b. Số liệu một chiều
c. Số liệu hai chiều
d. Số liệu giả định

* thành phần nào không có trong bảng trống:
a. tên bảng
b. số thứ tự bảng
c. các số liệu về biến thể hiện trong bảng @
d. loại test thống kê với biến số trong bảng

* nhận định sai về trình bày số liệu:
a. bảng có khả năng tự giải thích
b. chỉ có biểu đồ mới cần trích dẫn nguồn số liệu, bảng thì không cần @
c. trình bày bằng lời văn giúp người đọc hiểu rõ ý nghĩa và số liệu của bảng hơn qua phần giải thích bảng
d. bảng chéo là bảng 2 chiều

* giá trị được sử dụng để mô tả độ tập trung và độ phân tán một biến định lượng, phân bố không chuẩn:
a. trung bình và độ lệch chuẩn
b. trung bình và khoảng phần trăm
c. trung vị và độ lệch chuẩn
d. trung vị và khoảng phần trăm @

* Biểu đồ nào cho thấy thông tin về phân bố số liệu:
a. Biểu đồ hộp @
b. Biểu đồ đường gấp khúc
c. Biểu đồ tròn
d. Biều đồ cột chồng

* Vạch giữa của biểu đồ hộp là
a. Trung vị @
b. Trung bình
c. Tứ phân vị
d. Độ lệch chuẩn

* Số liệu thống kê của một xã cho biết, năm 2002, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi là 27%, trong đó 7% là suy dinh dưỡng độ 3, 12% là suy dinh dưỡng độ 2 và 8% là suy dinh dưỡng độ 1. Loại biểu đồ nào KHÔNG thích hợp cho số liệu này:
a. Biểu đồ hình tròn
b. Biểu đồ cột dọc
c. Biểu đồ đa giác @
d. Biểu đồ cột ngang

* Để so sánh tỷ lệ mắc bệnh ở 3 nhóm của hai huyện, nên sử dụng biểu đồ:
a. Biểu đồ tròn
b. Biểu đồ cột chồng @
c. Biểu đồ cột liên tục
d. Biểu đồ chấm

* nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, dân tộc của mẹ là một biến quan tâm và có các nhóm: Kinh, Tày, Mường, Dao, Ê đê. Biểu đồ thích hợp để trình bày kết quả là:
a. biểu đồ cột dọc @
b. biểu đồ đa giác
c. biểu đồ chấm
d. biểu đồ cột liên tục

* biểu đồ thích hợp để so sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa trẻ nam và trẻ nữ theo nhóm tuổi là:
a. biểu đồ chấm
b. biểu đồ đa giác
c. biểu đồ cột @
d. biểu đồ đường gấp khúc

* Biến số định tính được phân nhóm từ một biến định lượng nên trình bày bằng:
a. Biểu đồ cột liên tục @
b. Biểu đồ đường gấp khúc
c. Biểu đò tròn
d. Biểu đồ hộp

* Biểu đồ so sánh tương quan của hai biến định lượng là:
a. Biểu đồ đám mây @
b. Biểu đồ tròn
c. Biểu đồ cột
d. Biểu đồ đường thẳng

* để biểu thị mối liên quan giữa cân nặng trẻ sơ sinh với tuổi mẹ (năm) trong 1 nghiên cứu cần sử dụng loại biểu đồ nào:
a. biểu đồ cột liên tục
b. biểu đồ cột chồng
c. biểu đồ chấm @
d. biểu đồ đường gấp khúc

* biểu đồ thích hợp để biểu diễn sự phân bố số trường hợp sốt xuất huyết tính theo năm:
A. biểu đồ chấm
B. biểu đồ đường gấp khúc @
C. biểu đồ đa giác
D. biểu đồ cột

* một trong những nhiệm vụ của trung tâm y tế dự phòng một tỉnh miền núi là theo dõi số ca sốt rét xảy ra trong năm. để thể hiện được số ca sốt rét xuất hiện theo thời gian cần phải sử dụng loại biểu đồ nào:
A. biểu đồ cột dọc
B. biểu đồ chấm
C. biểu đồ đường thẳng @
D. biểu đồ hình tròn

* để trình bày phân bố mật độ bệnh nhân sốt rét giữa các huyện trong cùng 1 nghiên cứu cần phải sử dụng loại biểu đồ nào:
a. biểu đồ gấp khúc
b. bản đồ phân bố @
c. biểu đồ cột chồng
d. biểu đồ hình tròn

* chọn biểu đồ/đồ thị thích hợp để biểu thị:

+ tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã E
=> biểu đồ hình tròn

+ phân bố tỷ lệ mắc bướu cổ theo các nhóm dân tộc khác nhau
=> biểu đồ cột

+ so sánh tỷ lệ sâu răng lứa tuổi học đường giữa các trường tiểu học trong khu vực X
=> biểu đồ cột

+ tỷ lệ mắc sốt rét theo các loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau ở 2 cộng đồng A và B
=> biểu đồ cột chồng

+ tình trạng dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau của trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 cộng đồng A và B
=> biểu đồ cột chồng

+ Khi một biến định lượng được phân ra các nhóm
=> biểu đồ cột liên tục

+ phân bố tỷ lệ bị cận thị ở trẻ em dưới 15 tuổi theo các nhóm tuổi khác nhau
=> biểu đồ cột liên tục

+ phân bố tỷ lệ sâu răng ở trẻ em dưới 15 tuổi theo các nhóm tuổi khác nhau
=> biểu đồ cột liên tục

+ tỷ lệ nhiễm lao phân theo các nhóm tuổi khác nhau
=> biểu đồ cột liên tục

+ phân bố tình trạng mắc thương hàn tại tỉnh H theo tháng trong năm 1999
=> biểu đồ đường gấp khúc

+ phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy tại tỉnh M theo tháng trong năm 2000
=> biểu đồ đường gấp khúc

+ diễn biến tỷ lệ mắc sốt rét tại cộng đồng M trong những năm trước và sau khi có chương trình can thiệp
=> biểu đồ đường gấp khúc

+ diễn biến tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai trong những năm trước và sau khi có chương trình can thiệp
=> biểu đồ đường gấp khúc

+ tương quan giữa hàm lượng cholesterol huyết thanh và huyết áp tâm trương của các cụ già trên 60 tuổi tại huyện M
=> biểu đồ chấm

+ mối tương quan giữa hàm lượng chì trong không khí và hàm lượng chì trong máu của các công nhân trong phân xưởng ắc quy
=> biểu đồ chấm

+ phân bố số bệnh nhân sốt rét phát hiện trong năm 1999 theo khu vực
=> bản đồ phân bố

====================
09 - Sai số và nhiễu

* cái nào là sai số hệ thống, trừ:
a. nhiễu
b. sai số nhớ lại
c. sai số quan sát
d. sai số ngẫu nhiên@
e. sai số chọn

* Sai số ngẫu nhiên là:
a. Sai số chọn
b. Sai số nhớ lại
c. Sai số do chọn mẫu @
d. Nhiễu

(!) Các loại sai số:
+ sai số ngẫu nhiên: sai số do chọn mẫu (random sampling errors)
+ sai số hệ thống:
- sai số chọn (selection bias)
- sai số chẩn đoán/đo lường (mesuarment errors)
- sai số thông tin:
. sai số nhớ lại (recall bias): xảy ra trong các nghiên cứu bệnh chứng và các nghiên cứu thuần tập hồi cứu.
. sai số quan sát (thu thập thông tin) hay sai số phỏng vấn (interview bias): cân, đo, hỏi không đúng với đặc tính của biến số cần thu thập
. sai số phân loại (xếp lẫn - misclassification): sắp xếp nhầm đối tượng vào nhóm bệnh - không bệnh, phơi nhiễm - không phơi nhiễm.
- sai số do nhiễu

* Sai số nhớ lại là một trong các sai số hay gặp trong nghiên cứu thuần tập.
A. đúng
B. sai @

* Sai số ngẫu nhiên có thể khắc phục bằng các cách:
a. Chuẩn hóa bộ công cụ nhập liệu
b. Tăng cỡ mẫu nghiên cứu @
c. Tập huấn kỹ điều tra viên
d. Áp dụng kỹ thuật làm mù và giám sát chặt chẽ

(!) khắc phục sai số ngẫu nhiên:
- tăng cỡ mẫu đủ lớn, thích hợp
- áp dụng kỹ thuật chọn mẫu đúng, phù hợp
- ước lượng tham số quần thể từ tham số mẫu
- kiểm định giả thuyết, nhằm:
. so sánh kết quả mẫu với giá trị thực của quần thể
. tính toán giá trị p (xác suất quy thuộc do may rủi)

* Sai số hệ thống là:
a. Bất kỳ sai phạm nào trong quá trình làm nghiên cứu @
b. Sự biến thiên của mẫu không kiểm sát được
c. May rủi giữa các lần chọn cá thể vào nghiên cứu
d. Yếu tố trung gian giữa yếu tố nguy cơ và bệnh

* một nghiên cứu thực hiện ở một tỉnh, và hầu hết những người sống ở ven biển mới là người đến tham gia nghiên cứu. dễ gặp loại sai số:
a. sai số đo lường
b. sai số chọn @
c. sai số quan sát
d. sai số ngẫu nhiên

* Trong quá trình phỏng vấn, đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác những sự việc xẩy ra cách đây 1 tháng, sai số này là:
a. Sai số ngẫu nhiên
b. Sai số chọn
c. Sai số hệ thống @
d. Nhiễu

* Cách khắc phục sai số hệ thống là:
a. Chuẩn hóa công cụ nghiên cứu @
b. Ước lượng tham số quần thể từ tham số mẫu
c. Tăng cỡ mẫu nghiên cứu
d. Chọn mẫu xác suất

(!) Hạn chế sai số hệ thống:
+ tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế, quy trình nghiên cứu
+ khắc phục sai số dựa vào nguyên nhân:
- tiêu chuẩn lựa chọn, phân loại đối tượng tốt
- đào tạo điều tra viên
- kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp
- cẩn thận khi nhập số liệu
- thời gian nghiên cứu phù hợp
- chuẩn hóa công cụ đo lường
- thống nhất công cụ, phương pháp tiến hành

* Tiêu chuẩn của một yếu tố nhiễu TRỪ:
a. Là yếu tố trung gian giữa phơi nhiễm và bệnh @
b. Là yếu tố nguy cơ đối với bệnh
c. Có liên quan đến phơi nhiễm nhưng không phụ thuộc vào phơi nhiễm
d. Có tác động đên mối liên quan giữa phơi nhiễm và bệnh

* Cách hạn chế sai số hệ thống trong quá trình thu thập số liệu TRỪ:
a. Mã hóa số liệu khi nhập liệu
b. Chuẩn hóa bộ công cụ khi nhập liệu
c. Chọn nhóm nghiên cứu phù hợp @
d. Tập huấn kỹ cán bộ thu thập số liệu

* Có thể xác định được yếu tố nhiễu bằng:
a. Ước lượng khoảng
b. Kiểm định giả thuyết
c. Phân tích phân tầng @
d. Thống kê mô tả

* các biện pháp nhằm hạn chế nhiễu, trừ:
a. chọn ngẫu nhiên
b. thu hẹp phạm vi nghiên cứu
c. biện pháp ghép cặp
d. làm sạch số liệu @

(!) Các biện pháp khử nhiễu:
+ chọn ngẫu nhiên và phân bổ ngẫu nhiên
+ thu hẹp phạm vi nghiên cứu
+ biện pháp ghép cặp
+ khử nhiễu bằng phân tích tầng ((!) RR hiệu chỉnh)
+ khử nhiễu bằng phân tích đa biến (hồi quy đa biến, hồi quy logistics)

* Ưu điểm của nghiên cứu ghép cặp, trừ:
a. Khử được một số yếu tố nhiễu
b. Cỡ mẫu nhỏ vẫn khống chế được nhiễu
c. Khó chọn được cặp ghép đúng tiêu chí @
d. Ghép được nhiều yếu tố để khử nhiễu

* Các kỹ thuật dưới đây dùng để khử nhiễu TRỪ:
a. Phân tích phân tầng
b. Hồi quy đa biến
c. Nghiên cứu ghép cặp
d. Phân tích tương quan @

* phân tích tầng có nhiệm vụ: xác định yếu tố nhiễu và mối liên quan thực sự giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

* trong một nghiên cứu bệnh chứng để xem xét ảnh hưởng của hút thuốc lá với ung thư phổi, ước lượng khoảng tin cậy 95% của OR trong phân tích thô là 2,5 - 4,8, của OR hiệu chỉnh theo giới tính trong phân tích phân tầng là 5,3 - 7,2. hãy chọn nhận xét đúng nhất cho kết quả này:
A. hút thuốc lá không phải là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi
B. giới tính là yếu tố nhiễu của mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi @
C. không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa OR thô và OR hiệu chỉnh
D. giới tính không phải là yếu tố nhiễu của mối liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi

* kỹ thuật "mù đơn" trong thử nghiệm lâm sàng là đối tượng được thử nghiệm không được biết mình thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng.
A. đúng @
B. sai

====================
10 - đạo đức trong nghiên cứu

* Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là:
a. Các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người @
b. Các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến bất kể đối tượng nghiên cứu nào
c. Các quy định về đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
d. Các quy định về đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến bất kể đối tượng nghiên cứu nào

* Các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghiên cứu được đặt ra nhằm:
a. Bảo vệ quyền lợi của người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
b. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên liên quan
c. Bảo vệ sự an toàn, sức khỏe và các quyền của đối tượng nghiên cứu @
d. Bảo vệ sự an toàn và quyền lợi của người nghiên cứu

* Quy định đầu tiên trên thế giới về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là:
a. Điều luật Nuremberg @
b. Tuyên bố Helsinki
c. Báo cáo Belmont
d. Hướng dẫn CIOMS

* văn kiện đầu tiên về bảo vệ đối tượng nghiên cứu là con người được ra đời năm 1947, đó là văn kiện nào:
a. tuyên ngôn Helsinki
b. điều lệ Nuremberg @
c. hướng dẫn CIOMS
d. quyết định 5129/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam

* Nội dung về người tham gia nghiên cứu được đề cập trong số 10 điều của Điều luật Nuremberg là: Người tham gia nghiên cứu
a. Có thể tự nguyện tham gia
b. Hoàn toàn tự nguyện tham gia @
c. Được thông báo về mục tiêu nghiên cứu
d. Chuẩn bị chu đáo tránh thương tổn, tử vong

* Hướng dẫn CIOMS về đạo đức trong nghiên cứu bao gồm các nội dung sau, TRỪ:
a. Phiếu chấp nhận tham gia
b. Bảo vệ nhóm dễ tổn thương
c. Quy trình thông qua hội đồng đạo đức nghiên cứu @
d. Phân bổ chi phí và phúc lợi

* Ba nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghiên cứu là:
a. Tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng @
b. Tôn trọng quyền con người, có lợi và công bằng
c. Tôn trọng quyền con người, ít rủi ro và công bằng
d. Tôn trọng quyền con người, bí mật riêng tư và công bằng

* Nguyên tắc hướng thiện của đạo đức trong nghiên cứu thể hiện ở:
a. Giảm thiểu các yếu tố rủi ro và các điều gây hại
b. Mang lại lợi ích cho những người tham gia nghiên cứu
c. Mang lại lợi ích cho cộng đồng
d. Tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa các điều gây hại @

* Nguyên tắc công bằng của đạo đức trong nghiên cứu thể hiện ở:
a. Phân bổ công bằng lợi ích cho tất cả đối tượng nghiên cứu
b. Phân bổ công bằng cả lợi ích và rủi ro cho đối tượng nghiên cứu @
c. Phân bổ công bằng rủi ro cho tất cả đối tượng nghiên cứu
d. Phân bổ công bằng cả lợi ích và rủi ro cho nghiên cứu viên và đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nào sau đây là đối tượng dễ bị tổn thương:
a. Phụ thuộc vào người khác
b. Không có khả năng hiểu và ký thỏa thuận
c. Có nguy cơ rủi ro hơn những cá nhân khác
d. Tất cả các ý trên @

* Khi đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, thỏa thuận tham gia nghiên cứu được ký bởi:
a. Không cần thiết bản thỏa thuận
b. Bố mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp của đối tượng nghiên cứu
c. Đối tượng nghiên cứu
d. Đối tượng nghiên cứu và bố mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp của đối tượng nghiên cứu @

* một chủ đề nghiên cứu được coi là có vấn đề đạo đức khi:
a. rất ít người đồng ý tham gia vào nghiên cứu
b. có nhiều người đồng ý tham gia nhưng họ không cho biết tên và địa chỉ @
c. cộng đồng nghiên cứu không hưởng ứng nghiên cứu
d. cộng đồng nghiên cứu không sẵn sàng chi trả cho các giải pháp can thiệp về vấn đề nghiên cứu

* trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu, bản đề cương cần thể hiện được tính đạo đức trong:
a. thiết kế khoa học và tổ chức nghiên cứu
b. tuyển chọn đối tượng và giữ bí mật cho đối tượng
c. chăm sóc và bảo vệ đối tượng
d. cả 3 đáp án trên @

* đối tượng dễ bị tổn thương không bao gồm:
a. đối tượng chưa đủ năng lực để nhận thức hoặc cân nhắc quyền quyết định
b. đối tượng có xu hướng tính dục đồng tính
c. đối tượng đang gặp chuyện buồn về tâm lý, tình cảm @
d. đối tượng đang thụ án pháp luật

* thành phần không cần thiết của bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu:
a. mô tả nghiên cứu và nguy cơ rủi ro cho đối tượng nghiên cứu
b. mô tả lợi ích của đối tượng nghiên cứu và lợi ích của cộng đồng
c. mô tả lợi ích của nhà nghiên cứu @
d. mô tả vấn đề bí mật riêng tư và bồi thường thiệt hại nếu có

* vai trò của hội đồng đạo đức:
a. đánh giá, chấp nhận, giám sát và cung cấp kinh phí cho nghiên cứu
b. chấp nhận, giám sát, cung cấp kinh phí và dừng nghiên cứu
c. đánh giá, chấp nhận, giám sát nghiên cứu @
d. chấp nhận, giám sát và dừng nghiên cứu

* vấn đề đạo đức trong nghiên cứu thường hay phát sinh trong các nghiên cứu quan sát hơn là trong các nghiên cứu can thiệp.
A. đúng
B. sai @