I. Kỹ thuật mổ máu tụ DMC bằng đường mổ hình dấu hỏi
ngược
1. Vô cảm
Gây mê nội khí quản Là phương pháp vô cảm tốt nhất để tránh
hiện tượng phù não trong khi mổ và giúp phẫu thuật viên kiểm soát chảy máu dễ
dàng hơn
2. Rạch da
Nên phong bế vùng mổ bằng hỗn hợp dung dịch xylocain và
Adrenaline 1/100000 trước khi rạch da để hạn chế chảy máu
Tư thế bệnh nhân: Nghiêng hoặc ngửa, đầu cao hơn ngực
10-15cm
Cạo tóc tối thiểu vùng rạch da hoặc cạo toàn bộ tóc
Rạch da hình vòm vùng TD, bắt đầu từ 1-1.5cm phía trước gờ
tai, vuông góc với cung gò má và mở rộng ra vùng thái dương sau đó uốn cong về
phía trước, sau tóc, gần đường giữa, trong trục giữa của hốc mắt. Cầm máu da đầu.
Bóc hoàn toàn cân thái dương, lật cân ra sau và sang bên
3. Mở xương và xử lý khối máu tụ
Khoan 2 lỗ dưới mỏm xương hốc mắt ngoài và phía sau của đường
khớp trán đỉnh dưới đường thái dương nông. Khoan các lỗ còn lại dọc theo đường
rạch cơ. Cửa sổ xương được mở phải ở phía nền sọ và mở rộng theo yêu cầu.
Khâu treo toàn bộ màng cứng vào cân galea. Mở màng cứng, lấy
máu tụ, cầm máu. Lưu ý tránh đốt các tĩnh mạch đổ về gây phù não và tránh làm tổn
thương các vùng chức năng. Tạo hình màng cứng bằng cân cơ thái dương
Dẫn lưu dưới da đầu để tránh tụ máu tái phát. Bỏ vole xương
giảm áp bằng cách gửi ngân hàng mô hoặc giấu xuống dưới da bụng. Dẫn lưu nên để
trong vòng 24- 48 giờ sau mổ. Cầm máu kỹ da đầu trước khi khâu nhưng hạn chế đốt
điện nhiều mép vết mổ, ảnh hưởng quá trình liền vết thương
II. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ SAU MỔ
1. Chảy máu sau mổ
- Biểu hiện tri giác trì trệ sau mổ, càng ngày càng tồi đi,
đồng tử bên mổ giãn
- Chảy máu đỏ tươi, số lượng nhiều qua dẫn lưu: ít có giá trị
trong thực tế
- Chụp CLVT kiểm tra khi có nghi ngờ
Xử trí: mổ lại tìm nguồn chảy máu để cầu máu lại
2. Phù não sau mổ
Có biểu hiện gần giống như máu tụ tái phát
Dẫn lưu thường không chảy do bị não chèn ép gây tắc
Chụp CLVT kiểm tra: hình ảnh giảm tỷ trọng của một vùng hoặc
cả một bên bán cầu não, đường giữa bị đè đẩy mạnh
Xử trí: điều trị nội khoa chống phù
ThS.Bs Nguyễn Vũ