1. TIÊM TRONG DA
1) Định nghĩa: là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ (1/10ml) vào lớp thượng bì. Thuốc được hấp
thu rất chậm.
2) Chỉ định:
_ Tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh
_ Làm phản ứng Mantoux
_ Thử phản ứng của cơ thể với thuốc (những
thuốc dễ gây sốc phản vệ như: penicilin, streptomycin)
2. TIÊM DƯỚI DA
1) Định nghĩa: là đưa một lượng thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da (lớp mỡ)
2) Chỉ định:
_ Chỉ cần nhớ là tiêm dưới da dùng cho các mục đích muốn cho
thuốc thấm từ từ vào cơ thể để phát huy tác dụng từ
từ như: Atropin sulfat, insulin…
3) Chống chỉ định:
_ Các thuốc dầu khó tan như:
testosteron
_ Da có vấn đề không thuận lợi để tiêm như bị nứt nẻ
3. TIÊM BẮP
3.1 Định nghĩa
- Tiêm bắp thịt là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt
(trong cơ). Có thể tiêm vào bắp chi, có thể tiêm mông.
- Thuốc phát huy được hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da.
3.2. Chỉ định
Có thể tiêm vào bắp thịt nhiều loại dung dịch đẳng trương khác
nhau như:
- Ete, quinin.
- Dầu: lâu tan, dễ gây đau.
- Dung dịch keo, muối bạc, muối thủy ngân, kháng sinh,
hormon… chậm tan, gây đau nên phải tiêm bắp thịt.
- Về nguyên tắc, tất cả các loại
thuốc tiêm được vào mô liên kết
dưới da đều có thể tiêm bắp thịt
được trừ cafein.
3.3. Chống chỉ định
Những thuốc gây hoại tử tổ
chức: calci clorua, ouabain..
4. TIÊM TĨNH MẠCH
4.1. Mục đích
- Đưa thuốc vào cơ thể qua da để tạo tác dụng nhanh chóng.
- Điều trị toàn thân .
4.2. Chỉ định
- BN cấp cứu .
- Bệnh nặng cần tác dụng cấp thời
- BN suy kiệt.
- Tổn thương niêm mạc, không hấp thu, bị phá hủy bởi đường
tiêu hóa.
- Người bệnh không thể uống được: nôn ói nhiều, người bệnh chuẩn
bị mổ, tâm thần không hợp tác.
4.3. Chống chỉ định
*Tuyệt đối :
-Chỗ nhiễm trùng.
-Nơi bị phỏng.
*Tương đối:
-Đoạn cuối chi bị tê liệt.
-Chỗ phù nề.
-Tránh khớp nối.