Hội chứng Mallory-Weiss hay hội chứng loét dạ dày-thực quản
đề cập tới vấn đề chảy máu từ vết rách ( vết rách Mallory-Weiss ) trong niêm mạc
ở chỗ giao giữa dạ dày và thực quản.
hình ảnh nội soi của vết rách Mallory-Weiss
– Nó có thể xảy ra ở :
+ phần dưới của thực quản,nơi tiếp giáp dạ dày
+ phần trên của dạ dày
+ vùng mà dạ dày và thực quản nối nhau.
Nguyên nhân :
Nguyên nhân thường do nghiện
rượu nặng, buồn nôn, ho hoặc nôn mửa nhưng thường là có vấn đề với
vùng này của đường tiêu hóa, như là sự suy yếu của thành ống tiêu hóa, được biết
đến như sự thoát vị khe thực quản. Chỗ đó có thể lớn hơn gia tăng sự chảy máu từ
vết rách và trong những trường hợp nặng nó có thể dẫn tới sự suy giảm thể tích
máu nghiêm trọng.Tăng áp lực ổ bụng
cũng là nguyên nhân gây ra vết rách Mallory-Weiss, nguyên nhân có thể từ bên
trong hoặc bên ngoài. Một vài nguyên nhân có thể là :
+ Nôn ói quá nhiều.
+ Buồn nôn.
+ Nấc cục.
+ Ho liên tục.
+ La hét quá nhiều.
+ Chấn thương bụng .
+ CPR (hồi sức tim phổi) - Cardiopulmonary resuscitation
Độ tuổi trung bình mắc bệnh là trên 60 tuổi và 80% là nam giới.
Chứng nôn nghén, tình trạng ốm nghén nghiêm trọng gắn liền với nôn và nôn trong
thai kỳ có thể là 1 nguyên nhân của vết loét Mallory-Weiss.
Triệu chứng:
– Bệnh nhân thường nôn
ra máu sau khi buồn nôn hoặc nôn dữ dội và có thể có tình trạng phân lẫn
máu.Nếu như lượng máu chảy ra ít, sẽ khiến phân có màu đen và đặc lại. Khi chảy
máu và nhiều và nhu động ruột tăng cao, chẳng hạn như trong tiêu chảy, máu có
thể xuống đại tràng nhanh chóng hơn. Lúc này, phân có màu đỏ tươi. Trong hầu
hết các trường hợp, chảy máu dừng lại một cách tự nhiên sau 24-48 giờ, nhưng nội
soi hoặc điều trị bằng phẫu thuật đôi khi được yêu cầu và hiếm khi
gây tử vong.
-Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp là:
+ Đau bụng.
+Đau vùng xương ức.
+Ăn uống khó tiêu.
+Ngất.
+Nhịp tim tăng nhanh.
+Huyết áp tụt.
+Sốc vì mất máu.
Chẩn đoán xác định: là điều cần thiết và dựa vào
nội soi. Sử dụng một ống dài có gắn một máy quay phim và ánh sáng ở một đầu
và đưa ống đó vào cơ thể qua đường miệng, xuống thực quản. Tổn thương
Mallory-Weiss thường là một vết rách dài khoảng 2 – 3 cm và rộng khoảng vài mm.
Điều trị:
Vết loét Mallory-Weiss thường lành sau vài ngày. Tuy nhiên việc quang trọng là phải tìm ra nguyên
nhân và loại bỏ nguy cơ làm cho bệnh thêm trầm trọng. Tiêm epinephrine có thể
được thực hiện trong quá trình nội soi. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần
được truyền máu khi bị mất máu quá nhiều.
Thuốc sử dụng đều không đặc hiệu cho vết rách Mallory-Weiss.
– Các loại thuốc ức chế tiết acid như thuốc ức chế bơm
proton (PPI) và thụ thể H2 giúp giảm acid trong dạ dày.
– Thuốc chống nôn để ngăn chặn buồn nôn và ói mửa.
– Thuốc chống nôn để ngăn chặn buồn nôn và ói mửa.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật hiếm khi cần thiết cho vết rách Mallory-Weiss vì
vết thương thường tự lành trong vài ngày. Phương pháp đốt điện, YAG laser (yttrium aluminium garnet) và liệu pháp xơ hóa có thể
ngăn chặn chảy máu nghiêm trọng và kéo dài liên tục. Nếu bệnh không tự
lành, các thủ thuật không giúp ích và vẫn tiếp tục chảy máu, cần phải sử dụng
các liệu pháp cầm máu để bù lại lượng máu đã mất. Phẫu thuật may lại vết rách
được cân nhắc chỉ khi các phương pháp nội soi và liệu pháp cầm máu không mang lại
kết quả mong muốn.
tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Mallory%E2%80%93Weiss_syndrome
http://www.healthhype.com/mallory-weiss-tear-esopha
http://basicpathology-histopathology.blogspot.com/2009/11/esophagus-lacerations-and-mallory-weiss.html