Tối cấp cứu
(<6h)
Sưu tập: Hội chứng chèn ép khoang là tình trạng cơ bắp
bên trong sưng lên làm áp lực tăng trong khoang (một không gian
kín bất kỳ của cơ thể như bó cơ hoặc khoang xương…). Áp lực
tăng quá cao có thể làm vỡ mạch máu, điều này khiến việc vận chuyển oxy đến các
cơ bắp và dây thần kinh bị chặn gây đau và tổn thương cơ.
Khái niệm:
Là sự tăng áp lực trong khoang kín gây tổn thương không hồi phục của thành phần
chứa trong khoang ấy (tổn thương 1 chiều ko hồi phục)
Thường gặp ở
chi thể, ít gặp ở bụng,…
Tăng áp lực
nội sọ là một trường hợp đặc biệt của CEK
Dấu hiệu
CEK ở chi thể:
1. đa số BN
gặp chấn thương ở vùng chi thể đó (chủ yếu là gãy đầu trên xương đùi, gãy xương
cẳng tay.
2. đau quá
mức thông thường (bình thường bất động thì đau giảm, trường hợp CEK đau tăng một
cách bất thường) có thể kèm theo sưng nề, căng cứng.
3. RL cảm
giác (nhẹ: tê bì, dị cảm → nặng: giảm, mất cảm giác). RL vận động: giảm/ mất vận
động chủ động, khi vận động thụ động thì đau tăng.
4. yếu/ mất
mạch
(!) RL dinh
dưỡng (xuất hiện nốt phỏng) không phải là triệu chứng của CEK)
Khó chẩn
đoán khi RL dinh dưỡng kèm mất cảm giác và liệt.
Đo áp lực
khoang > 30mmHg → tiêu chuẩn vàng của CEK.
CEK có thể
cấp, bán cấp, mạn.
(!) khi phục
hồi lưu thông mạch máu sẽ xảy ra hiện tượng tái tưới máu, ta chủ động mở khoang
để phòng ngừa chèn ép khoang do tái tưới máu gây nên.
5p trong hội chứng
CEK (compartment syndrome)
1. pain: đau
2. Pulseless /pʌls/: mất mạch
3. pallor /'pælə/: tím tái
4. paralysis /pə'rælisi:z/: liệt
5. paresthesia /ˌparɪsˈθiːzɪə/: dị cảm
|
Cắt cụt
ngay trong trường hợp thương tổn gây ảnh hưởng đến huyết động: trụy mạch, suy
đa tạng