Da lợn là loại da động
vật được sử dụng nhiều nhất trong chăm sóc vết thương, vết bỏng vì những đặc điểm
cấu trúc da của chúng gần giống với da người, vì hiệu quả trên lâm sàng và vì sự
phong phú của nguồn nguyên liệu.
Có rất nhiều loại da động vật được sử dụng để ghép cho người
trong điều trị bỏng và các khuyết hổng mất da do chấn thương. Tuy nhiên, hai loại
da động vật được sử dụng nhiều nhất vì những đặc điểm cấu trúc da của chúng gần
giống với da người, vì hiệu quả trên lâm sàng và vì sự phong phú của nguồn
nguyên liệu đó là da ếch và da lợn.
Ưu điểm của trung bì da lợn
Cũng giống như da người, trung bì da lợn ít chứa các yếu tố sinh học đáp ứng miễn dịch thải ghép
hơn so với da gồm cả biểu bì. Nhiều nghiên cứu so sánh việc sử dụng trung
bì da lợn với việc dùng da lợn bao gồm cả biểu bì cho thấy khi sử dụng chỉ
trung bì da lợn, thời gian bám dính trên nền vết thương dài hơn so với khi ghép
da lợn có cả biểu bì (Brown và Barot – 1982; Yang Zhi jun và CS - 1982). Điều
đó được giải thích do sự thải ghép của cơ thể nhận với kháng nguyên lớp biểu bì
của mảnh ghép dị loại, trong đó vai trò chủ yếu là của lớp kháng nguyên hòa hợp
tổ chức HLA, của các tế bào Langerhans
trong việc kích hoạt hệ miễn dịch của người nhận (Asbjorn và CS - 1987). Một
vài nghiên cứu khác đi sâu vào việc chỉ
lấy lớp collagen của trung bì da lợn (Dermal matrix) để loại bỏ gần hoàn
toàn tính kháng nguyên cũng thấy tăng thời gian bám dính trên nền ghép
(Srivastava và CS - 1999).
Trung bì da lợn khá dày, cho nên có thể lấy được từ 2 – 3 lớp.
Việc sử dụng trung bì da lợn thay thế cho da lợn gồm cả biểu bì đang càng ngày
càng được áp dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích trong điều trị. Trung bì
da lợn được sử dụng dưới các dạng: tươi, bảo quản lạnh sâu, bảo quản trong glycerine 98%.
Trung bì da lợn trong điều trị vết thương, bỏng
(*) Dùng
trung bì da lợn, che phủ tổn thương bỏng
nông (bỏng biểu bì, trung bì): Trung bì da lợn đóng vai trò như một băng sinh học che phủ vết bỏng nông, hạn
chế tiết dịch, hạn chế nhiễm khuẩn, giảm đau khi thay băng và kích thích quá
trình biểu mô làm liền nhanh vết bỏng nông. Đặc biệt ở những trường hợp
bỏng nông như diễn tích lớn, ở trẻ em, trung bì da lợn góp phần cải thiện tình
trạng tại chỗ và toàn thân, góp phần cứu sống những bệnh nhân này. Trung bì da
lợn còn được dùng để che phủ lên nền tổn
thương sau lấy da tự thân mảnh mỏng, mảnh trung bình, làm liền nhanh vùng lấy
da để có thể lấy da tiếp lần sau.
(*) Dùng
trung bì da lợn che phủ lên nền tổn thương bỏng
sâu sau cắt bỏ hoại tử:
Việc cắt bỏ hoại tử sớm
và triệt để là một biện pháp căn bản để loại bỏ nguồn gốc của nhiễm khuẩn, của
nhiễm độc trong bỏng sâu. Hoại tử càng cắt bỏ sớm, càng cắt bỏ triệt để hoại tử
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng hồi sức cấp cứu, khả năng bù máu mất do cắt hoại tử, tình
trạng toàn thân của bệnh nhân… nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề che phủ khuyết
tổn sau cắt bỏ hoại tử.
Nếu sau cắt bỏ hoại tử vết thương không được che phủ kín thì
tình trạng nhiễm khuẩn vẫn tiếp diễn, tình trạng mất máu, mất dịch thể, protein qua vết bỏng vẫn không được
ngăn chặn, bệnh nhân vẫn đau đớn khi thay băng và hậu quả là bệnh nhân có thể nặng
lên, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng và tử vong.
Tuy nhiên việc che phủ ngay khuyết tổn bằng da tự thân hoặc
các vật liệu tự thân không phải khi nào cũng thực hiện được, đặc biệt ở những bệnh
nhân bỏng sâu cho phép việc lấy thêm da tự thân. Trong những trường hợp này,
trung bì da lợn là một trong những vật liệu rất tốt cho việc che phủ tạm thời các khuyết tổn. Với mục
đích hạn chế nhiễm khuẩn vết thương, hạn chế mất máu, mất nước, dịch thể,
protein, giảm đau cho bệnh nhân khi thay băng, kích thích cho mô hạt sớm hình
thành và cải thiện chất lượng mô hạt để chờ ghép da tự thân.
(*) Dùng
trung bì da lợn để che phủ vùng mô hạt
diện tích rộng và mô hạt xấu: Trung bì da lợn sẽ hạn chế tình trạng nhiễm
khuẩn, tình trạng phù nề của mô hạt, giữ độ ẩm thích hợp, tránh chảy máu tạo điều
kiện cho mô hạt phát triển nhanh và tốt để chờ ghép da tự thân hay ghép tấm tế
bào sừng tự thân nuôi cấy. Việc che phủ mô hạt diện rộng còn có ý nghĩa chờ đợi
để những vùng cho da lần trước kịp liên quan có thể lấy lại da lần 2 lần 3 ở những
bệnh nhân bỏng sâu diện rộng thiết hụt vùng cho da.
(*) Dùng
trung bì da lợn kết hợp với da tự thân theo kiểu ghép các dải da xen kẽ (Mowlem-Jackson) và ghép 2 lớp (Sandwich):
Trong các trường hợp này trung bì da lợn có tác dụng tặng cường khả năng che phủ
vết thương, bảo vệ da tự thân phía dưới khởi nhiễm khuẩn, khỏi những sang chấn từ bên ngoài do động tác thay băng, tạo môi
trường ẩm thuận lợi cho da tự thân bám sống tốt và biểu mô hóa nhanh làm liền
các khe hở của mô hạt. Khi ghép kết hợp khả năng bám sống của da tự thân được
tăng lên so với chỉ ghép da tự thân đơn thuần.
(*) Dùng
trung bì da lợn che phủ tạm thời các
khuyết tổn phần mềm trong chấn thương: Trung bì da lợn hạn chế nhiễm khuẩn,
giảm đau, hạn chế chảy máu, mất nước, dịch thể, tạo thuận lợi cho mô hạt hình
thành và phát triển để chờ ghép da tự thân hay chuyển các vật da cơ che phủ
vĩnh viễn khuyết tổn.