2018-01-26

lách to

LÁCH TO
Lách to là một triệu chứng thực thể thường gặp trên lâm sàng nên biết cách khám và có kiến thức cơ bản về vấn đề này là rất quan trọng .
1. VỊ TRÍ VÀ KÍCH THƯỚC BÌNH THƯỜNG CỦA LÁCH
-Bình thường lách nằm ở vùng hạ sườn trái, mặt dưới tựa vào đầu trên của dạ dày và dây chằng hoành-đại tràng, mặt trên tựa vào vòm hoành, cực trước của lách nằm ở xương sườn số 9 không vượt quá đường nách trước, cực sau nằm ở mức xương sườn số 11 và không vượt quá đường nách sau.
-Kích thước trung bình của lách bình thường là 11-12 cm chiều dài và 6-7 cm chiều rộng.
-Khối lượng bình thường của lách vào khoảng 150-200 g.
2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LÁCH TO
-SUNG HUYẾT: xơ gan tăng áp cửa, suy tim sung huyết, huyết khối tm cửa, lách, gan
-NHIỄM TRÙNG: Virus( VIÊM GAN, đại bào, đơn nhân ), vi khuẩn (lao, salmonella), KST (SỐT RÉT, leishmania ), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
-TỰ MIỄN: lupus đỏ hệ thống, thấp khớp
-HUYẾT: thiếu máu tán huyết mạn/cấp, hồng cầu liềm, đa hồng cầu, bệnh bạch cầu.
-K: lymphoma, k lách nguyên phát, đa u tủy, K máu
-Cường lách, HC Banti (xơ tm cửa, tm lách sau đó xơ lách, lách to+dấu hiệu cường lách (giảm 3 dòng: hc,bc,tc)
-Bệnh chuyển hóa
-Chấn thương: Nang sau chấn thương, vỡ lách trong bao
3. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
-Mức độ lách to: thường có ý nghĩa trong một số bệnh nhất định, ví dụ:
+Lách to ít: đau và mật độ mềm trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, lách to ít trong các bệnh nhiễm khuẩn mạn và các bệnh miễn dịch.
+Lách to vừa phải trong các bệnh xơ gan, nhiễm khuẩn bạch cầu đơn nhân, áp-xe lách, amyloidosis, tan máu tự miễn.
+Lách to nhiều trong các bệnh ác tính, nhất là lơ-xê-mi kinh dòng hạt, lách to sinh tuỷ, các bệnh dự trữ như bệnh Gaucher, bệnh Niemann-Pick...

Bệnh Gaucher: di truyền gen lặn NST thường → thiếu enzym Glucocerebrosidase → chất béo gucocerebroside tích tụ trong một số cơ quan → gan lách to, thiếu máu, tiểu cầu thấp, bệnh phổi, đôi khi bệnh não.
Niemann – Pick là một bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa lipid làm tích tụ một lượng lớn chất béo trong gan,lách , não,tủy xương.

-Lách đau hoặc không đau: lách viêm, nhồi máu lách thường có biểu hiện đau, trong khi lách to trong các bệnh khác thường không đau.
-Bề mặt lách: bề mặt lách sần sùi trong u lách, nang lách; bề mặt lách nhẵn trong các bệnh máu .
-Mật độ lách: lách mềm trong các bệnh viêm cấp tính, lách chắc trong các bệnh máu, lách rắn như đá trong u lách hoặc một vài bệnh ung thư di căn.

-Bệnh cảnh lâm sàng: các triệu chứng toàn thể, các triệu chứng kèm theo, các dấu hiệu của bệnh cấp tính hoặc mạn tính có ý nghĩa trong chẩn đoán nguyên nhân lách to.