I. Các điểm đau:
1. Điểm thượng vị: giữa
mũi ức - rốn
→ loét dạ dày.
2. Điểm môn vị - hành
tá tràng: đường rốn - hõm nách phải giao với đường ngang qua điểm thượng vị,
→ loét môn vị - hành tá tràng.
3. Điểm tá tuỵ:
trên đường rốn - hõm nách phải cách rốn khoảng 4cm.
→ loét tá tràng, viêm tuỵ cấp.
4. Tam giác tá tuỵ
(Tam giác Chauffard): Là tam giác cân đỉnh hướng về rốn 2 cạnh là: đường ức- rốn
và đường hõm nách phải -rốn , từ rốn lấy lên 5cm ở người thấp, 7cm ở người cao.
→ loét tá tràng, viêm tuỵ cấp
5. Điểm Mayo-Robson: điểm
sườn sống lưng bên trái. Tiếp điểm giữa cột sống và bờ dưới xương sườn XII.
→ viêm tuỵ cấp.
Cơ chế: một phần thân và đuôi tuỵ không có phúc mạc phủ (sau
phúc mạc), khi viêm tuỵ cấp ấn vào điểm Mayo-Robson thấy đau.
6. Điểm túi mật:
giao điểm bờ sườn với đường hõm nách phải - rốn hoặc tiếp điểm bờ ngoài cơ thẳng
bụng và bờ sườn phải.
→ viêm túi mật.
7. Điểm cạnh ức phải:
dưới bờ sườn phải trên cơ thẳng to.
→ giun chui ống mật.
8. Điểm niệu quản
trên: giao điểm của đường ngang qua rốn và bờ ngoài cơ thẳng to.
→ sỏi niệu quản.
9. Điểm niệu quản giữa:
Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối 2 gai chậu trước trên.
→ sỏi niệu quản,…
10. Điểm niệu quản dưới
: Nằm trong thành bàng quang chỗ niệu quản đổ vào bàng quang. Không sờ được
phải thăm trực tràng hoặc âm đạo.
→ sỏi niệu quản
11. Điểm buồng trứng:
giữa đường nối từ gai chậu trước trên đến gai mu. → u,…
Các điểm đau của ruột
thừa:
12. Điểm Mac- Burney:
giữa đoạn nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải.
13. Điểm Clado:
giao điểm đường nối 2 gai chậu trước trên và bờ ngoài cơ thẳng to bên phải.
14. Điểm Lanz: Ở
chỗ nối tiếp giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối 2 gai chậu trước trên(
trùng với điểm niệu quản giữa bên phải)
II. Các dấu hiệu và
nghiệm pháp:
1. Dấu hiệu Bouvret:
Dạ dày giãn to thỉnh thoảng nhìn thấy từng đợt sóng nhu động
nổi nhẹ dưới da bụng. Nếu đặt áp cả bàn tay lên thành bụng ở vùng trên rốn sẽ
thấy dạ dày giãn căng nổi lên rồi chìm xuống từng đợt.
→ hẹp môn vị.
Cơ chế: Khi bị hẹp môn vị thức ăn không xuống được dạ dày, dạ
dày phản ứng bằng cách tăng co bóp để tống thức ăn xuống tá tràng, do đó nhu động
dạ dày tăng lên, áp sát tay vào vùng thượng vị sẽ thấy sóng nhu động dạ dày .
2. Dấu hiệu lắc óc
ách lúc đói:
Để 2 bàn tay vào 2 cánh chậu lắc mạnh và đều sang 2 bên,
nghe thấy tiếng óc ách như lắc một chai nước.
→ hẹp môn vị
Cơ chế: do dịch trong dạ dày không xuống dược tá tràng khi lắc
gây ra tiếng óc ách (lưu ý lắc lúc đói mới có giá trị)
3. Dấu hiệu Murphy:
Để các ngón tay ở điểm túi mật, khi BN thở ra ấn sâu các
ngón tay xuống và đưa lên trên về phía cơ hoành rồi để yên ở áp lực đó. Bảo BN
hít vào, cơ hoành đẩy túi mật xuống chạm vào đầu ngón tat. Trường hợp bình thường
BN hít vào không sao, nếu túi mật bị tổn thương thì BN sẽ đau và ngừng thở ngay
→ DH Murphy (+) → viêm túi mật xơ teo.
Chú ý:
- Trước khi làm DH này cần xác định xem gan có to không từ
đó xác định điểm túi mật.
- Chỉ làm khi nhìn túi mật không to vì túi mật to ấn vào có
thể gây vỡ túi mật, mật vào ổ phúc mạc gây viêm phúc mạc mật.
4. Dấu hiệu Ludlow
(np ấn kẽ sườn):
Lấy ngón tay ấn vào kẽ liên sườn ở vùng gan, BN cảm thấy rất
đau → DH Ludlow (+)
→ abscess gan.
5. Dấu hiệu rung gan:
Bàn tay trái áp nhẹ lên vùng gan, các ngón tay để ở kẽ liên
sườn, dùng bờ ngoài tay phải chặt nhẹ vào mu các ngón tay trái, BN đau → DH
rung gan (+)
→ áp xe gan.
6. Dấu hiệu bập bềnh
thận:
BN nằm ngửa, gối gấp. Tay của BS để ở dưới bờ sườn cùng bên
với thận cần khám, tay kia để ở góc sườn thắt lưng. Tay phía trên ấn nhẹ xuống
rồi để yên tại đó, trong khi đó tay phía sau hất mạnh lên từng đợt, phải làm
nhanh và nhịp nhàng . Tay phía trên có cảm giác khối u chạm vào → DH bập bềnh
thận(+).
→ thận to.
7. Dấu hiệu chạm thận:
Tay để như trên, nhưng tay trên bụng ấn xuống tay sau lưng có cảm giác khối u
chạm vào → DH chạm thận (+).
→ thận to
8. Dấu hiệu rắn bò: Lấy
tay kích thích trên thành bụng sẽ thấy sóng nhu động của ruột, nhìn trên thành
bụng thấy các sóng chuyển động như rắn bò,
→ tắc ruột cơ học.
Các dấu hiệu của viêm
ruột thừa cấp:
9. Dấu hiệu
Schotkin-Blumberg: Lấy ngón tay ấn từ từ thành bụng ở HCP xuống sâu càng tốt
đến khi bắt đầu thấy đau, rồi đột nhiên bỏ tay ra nhanh. Bình thường người ta
không cảm thấy đau. Đau dữ dội → viêm phúc mạc
10. Dấu hiệu
Blumberg: Như DH Schotkin-Blumberg nhưng ở toàn ổ bụng
11. Dấu hiệu Obrasov:
BN nằm ngửa chân duỗi thẳng, BS dùng bàn tay trái ấn nhẹ vùng hố chậu phải đến
khi BN bắt đầu thấy đau thì giữ nguyên tay ở vị trí đó, tay phải đỡ cẳng chân
phải gấp đùi vào bụng. BN thấy đau tăng ở HCP → viêm ruột thừa.
12. Dấu hiệu
Siskovski: Bảo BN nằm nghiêng sang bên trái BN thấy đau ở HCP.
13. Nghiệm pháp phản
hồi gan - tĩnh mạch cảnh: Áp bàn tay phải vào vùng gan to dưới bờ sườn ấn từ
nhẹ đến mạnh dần đồng thời quan sát tĩnh mạch cảnh phải của BN (BN nghiêng đầu
sang trái). Nếu tm cảnh nổi rõ dần lên, khi bỏ tay ra thì tm lại nhỏ đi như cũ
→NP phản hồi gan tĩnh mạch cảnh (+).
→ gan ứ máu do suy tim phải.
(!) Khi gan xơ thì nghiệm pháp này âm tính.
14. Phản ứng cơ thành
bụng:
Nếu đặt tay nhẹ lên thành bụng vẫn thấy mềm nhưng khi ấn sâu
xuống thì cảm thấy sự chống đối của các cơ ở dưới → Có phản ứng cơ thành bụng
→ viêm phúc mạc.
15. Dấu hiệu sóng vỗ:
Người phụ chặn bàn tay lên đỉnh ổ bụng người khám lấy 1 bàn
tay áp vào 1 bên thành bụng, tay kia dùng ngón gõ vuông góc vào thành bụng bên
đối diện sẽ thấy cảm giác sóng dội vào lòng bàn tay kia → Dh sóng vỗ (+)
→ cổ trướng mức độ trung bình và nhiều
16. Dấu hiệu cục nước
đá nổi :
Lấy tay ấn nhanh vào thành bụng sẽ đụng vào một vật cứng rồi
biến mất ngay sau đó chạm trở lại giống như cục đá hoặc quả trứng nổi trong nước.
→ khối u tự do nổi trong dịch cổ trướng, thường là lách to or gan to.