1. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ VỀ DỊCH TỄ VÀ LỊCH SỬ:
1.1. Dịch tễ học
- Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là một cáp cứu bụng ngoại khoa
đứng hàng đầu. Theo Harvey I.P gặp 4 - 5 người/1000 dân, khoảng 6% dân bị
trong đời sống của họ.
Tỷ lệ phẫu thuật chiếm 30- 40% tổng số phẫu thuật cấp cứu
bụng.
+ Bệnh viện Việt Đức một năm mổ trung bình 456 bệnh nhân
(49,8%)
+ Bệnh viẹn 103 (1995) một năm trung bình mổ 150 bệnh nhân
(1)
- Gặp mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiều nhất từ 20- 40 tuổi
(46,12%) khác với các nhóm khác Với P<0,01. Tuổi trung bình 34,6 + 17
(số liêu 1996)
- Tỷ lệ nam nữ khác nhau không có ý nghĩa 1/1,1
2. lịch sử nghiên cứu bệnh VRTC
Có thể tóm tắt 3 gia đoạn chính:
- Từ nửa đầu thế kỷ 18 về trước đã có nhiều công trình
nghiên cứu về bệnh làm mủ ở hố chậu phải (HCP) và thường được coi là viêm
quanh manh tràng ( perityphitis )
( theo Schwart S.I 1986 ).
- Đáng chú ý nhiều công trình từ nửa sau thế kỷ 18 đã nêu
lên vai trò làm chủ ở HCP là do ruột thừa, nhưng không được thừa nhận.
- Mestiver .M ( 1759 ), lamotte . j ( 1766 ), Parkison
(1812 ) đặc biệt là Melier. F
(1972) (người Pháp ) người đầu tiên cho ruột thừa là
nguyên nhân của viêm phúc mạc. Dupuyptren . B.C (1883) đưa ra học thuyết “ áp
xe vùng chậu ) do hậu quả của nhiễm khuẩn từ manh tràng chuyển qua mô thành bụng,
bao quanh ruột thừa và đại tràng lên, ông phủ nhận VRTC nguyên phát. Học thuyết
của Dupuytren đuợc nhiều người ủng hộ và tồn tại đến những năm 80 thế kỷ 19.
- Mốc đáng chú ý là:
+ Ngày 18.6.1986 Fitz R. giáo sư GPB ở boston ( Mỹ ) lần đầu
tiên báo cáo truớc hội các thầy thuốc Mỹ về những vấn đề chung của VRTC và hậu
quả của nó. ông đặt tên cho bệnh là VRTC và đề xuất các phương pháp chẩn đoán
và điều trị sớm ( Garrotte Alent; Harver I.P ; Shawartz S.I..).
+ Ngay sau đó Mc- burney C đã mô tả hình ảnh VRTC tạo điều
kiện chẩn đoán sớm trước sớm trước khi vỡ ruột thừa.
. Điểm Mc- burney. C đã mô tả hình ảnh VRTC tạo điều kiện
chẩn đoán
sớm trứơc khi vỡ ruột thừa .
. Đường tách cơ Mc-burney trở thành rạch thông thường để cắt
ruột thừa.
. Người cắt ruột thừa đầu tiên là Symoud ( 1883 ). Ông cắt
ruột thừa sau
phúc mạc, bổửuột thừa lấy sỏi sau đó khâu phục hồi thành
ruột thừa. Sau đó: Krolin ở Đức (1884) Mohamed ở Anh (1884), Hall ở Mỹ (1886)
+ 1890 VRTC được công nhận tại hội nghị các nhà khoa Mỹ,
chủ trương
thắt và vùi mỏm ruột thừa ra từ đó.
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CẢU RT LIÊN
QUAN ĐẾN BỆNH LÝ VÀ CHẨN ĐOÁN
- Ruột thừa là đoạn cuối của manh tràng nguyên thủy, lúc đầu
ở đầu và trong manh tràng.
- Do phát triển không đều (chủ yếu trước và phải) của manh
tràng do ruột thừa xoay dần vào trong và lên trrên.
- Ở người trưởng thành ruột thừa thông với manh tràng qua
van Gerlach (hình bán nguyệt). Kích thước ruột thừa dài từ 1 cm – 20 cm hoặc
hơn, nhưng trung bình 8-10 cm và đường kínhửtung bình 4-5 mm.
- Mối quan hệ giữa vị tríỉuột thừa với manh tràng về bản
chất không thay đổi, nhưng đầu tự do có thể tìm thấy ở nhiều vị trí khác
nhau, chú ý có một tỷ lệ bất thường do manh tràng không nằm ở HCP. ( hình 1
).
- Đối vớiảuột thừa thì bệnh lý gặp nhiều nhất là tình trạng
VRTC, đôi khi ruột thừa phát triển thành u như Carcioid hay adenocarcinoma.
- Khuyết tật bẩm sinh của RT như túi thừa, 2 RT hoặc không
có RT đều có thể gặp nhưng rất hiếm ( Skripnhitrenco, Detrie ) và gần đây
Biemann.
- Về vị thểửuột thừa có cấu trúc giống đại tràng ( Luis
C.J – 1986 ). Tổ chức bạch huyết đầu tiên xuất hiện vào khoảng 2 tuần sau khi
sinh. Số lượng nang tăng dần và cao nhất khoảng 200 ở tuổi 20 – 30, ngoài 30
tuổi thì giảm đột ngột xuống nửa, sau đó tiếp tục giảm và gần như mất hoàn
toàn ở tuổi ngoài 60.
- Về chức năng theo Schwart S.T thì ruột thừa là một phần
đặc biệt của ống tiêu hoá. Từ những năm 60 người ta thấy các mảng payer của
ruột thừa người có thể tương đương với túi Pabricstus của loài chim. Ruột thừa
tham gia chế tiết hệ miễn dịch giống một hàng rào ngăn cản các tác nhân bên
ngoài. Cắt ruột thừa tạo nên một sự thiếu hụt (không nhìn thấy) chức năng hệ
miễn dịch Globulin. Vấn đề cắt ruột thừa liên quan đến ung thư đại tràng có
nhiều ý kiến nhưng theo Moetel và cộng sự đã chứng minh không có nguy
cơ cắt ruột thừa tạo nên K đại tràng. Đây là
cơ sở đề mở rộng phạm vi cắt ruột thừa ngày nay.
3. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA VRT
- Bệnh căn học và sinh bệnh học nói chung vẫn chưa được khẳng
định rõ ràng.
- Một số thuyết đưa ra giải thích như sau:
3.1. Thuyết nhiễm khuẩn:
- Giải thích do nhiều loại VR gây viêm (chủ yếu là
enterococus). Nhưng một số nghiên cứu đã không phân lập được VK ở RT trong thời
kỳ đầu của quá trình viêm
vì vậy học thuyết cần được giải thích điều kiện để vi khuẩn
xâm nhập và ruột thừa.
3.2. Thuyết rối loạn vận động:
- Cho rằng vai trò quyết của VRTC là sự rối loạn nhu động
mất trương lực cơ do đó bị ứ động phân làm tổn thương niêm mạcruột thừa tạo
điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển. Thuyết này cũng không giải thích
được nhiều trường hợp ruột thừa
viêm không có ứ đọng phân.
3.3. Thuyết rối loạn thần kinh vận mạnh:
- Là thuyết được giải thích nhiều nhất trong những năm gần
đây:
- Cơ sở của VRTC là sự co mạch ruột thừa do tác động của
thần kinh và kết quả cuối cùng là rối loạn dịnh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi
để vi khuẩn phát triển gây
nên VRTC.
3.4. Một số tác giả còn đưa ra thuyết dị ứng, thuyết
liên quan đến vai trò dinh
dưỡng trong VRTC.
4. PHÂN LOẠI GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Từ khi học thuyết về VRTC ra đời 1886, nhiều nghiên cứu về
giải phẫu bệnh VRTC đã được đưa ra.
- Fitz .R chỉ chia ra VRTC thủng và chưa thủng.
- Các phân loại khác đáng chú ý:
+ Obrasov (1895) chia 5 nhóm ( VRT sỏi phân, VRT xung huyết,
VRT đơn giản, VRET thủng và VRT mủ thối)
+ Colexop (1972) chia: VRT sỏi phân, VRT đơn giản bề mặt,
VRTC hủy hoại ( bao gồm viêm tấy, hoại thư và thủng) và các biến chứng.
- Boerma (1981), Skripnhitrenco 1986.
+ Dựa vào các phân loại trên VQY 103 từ 1993 chia ra như
sau:
. VRTC xung huyết Mức I
. VRTC thể viêm tấy Mức I
. VRT mủ
Mức II
. VRT hoại tử
Mức II
. VRTC thủng gây VPM và các biến chứng khác: mức III.
Với phân loại trên thì:
. Mức I được coi là giai đoạn sớm.
. Mức II, III đượcc coi là giai đoạn muộn.
Hiện nay tỷ lệ mổ VRT muộn vẫn cao từ 70-76,4 % ( 1995 )
- Theo Ricci M.A ( 1991) tình trạng VPM được chia ra:
+ VPM lan toả.
+ VPM tại chỗ ( Localized peritonitis )*
+ VPM cục bộ ( áp xe ruột thừa).
* Ricci cho rằng một tỷ lệ lớn mặc dầu ruột thừa chưa vỡ
nhưng quá trình viêm đã lan qua mạc treo ruột thừa và tổ chức xung quanh. Sự
phân chia này có ý nghĩa trong việc phân loại trên lâm sàng ruột thừa viêm ở
giai đoạn sớm và giai đoạn
muộn.
5. CHẨN ĐOÁN VRTC
- Đối với VRTC thì việc chẩn đoán sớm và mổ sớm có ý nghĩa
hết sức quan trọng để làm giảm tỷ lệ biến chứng và tránh được tử vong.
- Số liệu 1996 thì tỷ lệ biến chứng 0 % trước 6 giờ, tăng
lên 91,43% sau 72h và tỷ lệ bệnh nhân viêm phúc mạc vẫn cao 26,20 %.Theo
Ricci có thể dao động từ 18- 41 %
- Các phương pháp chẩn đoán:
5.1. Chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm đơn giản:
- Áp dụng cho các thể VRTC điển hình
- Những căn cứ chính để chẩn đoán:
+ Đau ngẫu nhiên, âm ỉ khu trú về HCP ( trên 60% đâu ở các
vùng khác, sau
1h - 34h khu trú về hố chậu phải, trung bình 6 - 8h).
+ Điểm đau khu trú ( Mc - Burney): với độ nhạy 100%, độ đặc
hiệu 9,25%,
PV +92,96%).
+ Ở giai đoạn muộn hơn thì các dấu hiện:
. Blumberg HCP ( + )
. Rowsing ( + )
. Túi cùng (P) đau.
+ Toàn thân có hội chứng nhiễm khuẩn: Thường gập mức độ nhẹ
( 37‑38 độ ) chiếm 74,54%. Nhiệt độ tăng 37,7 C.
+ Xét nghiệm: bạch cầu tăng và chuyển trái: có 76,75% BN
và BC>9000/1 mm3 , 80,44% BN có tỷ lệ bạch cầu đa nhân
trung tính > 70%
Giá trị một số triệu chứng lâm sàng ( đánh giá qua tính
xác xuất hậu kiểm định ).
5.2. Các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ:
- Thường áp dụng trong các trường hợp có lâm sàng không điển
hình, hoặc một số kỹ thuật được sử dụng rộng rãi coi như thường quy nhằm nâng
cao chất lượng chẩn đoán sớm và chính sác.
- Các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ được chia ra làm 2 loại
chính:
+ Phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
+ Các phương pháp có gây sang chấn.
52.1. Các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh:
5.2.1. Chụpg X quang ổ bụng không chuẩn bị:
- Phương pháp đã được sử dụng cho chẩn đoán VRTC từ 1906 (
Hoffmann )
- Có thể thấy sỏỉ phân ruột thừa, bóng hơi ruột thừa, mức
nước hơi nhỏ vùn hồi tràng… có ở 24- 95% BN VRTC
- Tuy nhiên độ tin cậy thấp vì có thể gặp ở nhiều nguyên
nhân khác.
5.2.2. Chụp Barit bằng thụt:
- Ruột thừa bình thường có thể chứa đầy Barit khi thụt
- Nếu ruột thừa viêm, bị tắc barit không qua được: Cơ sở của
chẩn đoán
- Có thể giúp chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có thể
nhầm với VRTC: K đại tràng, viêm hồi manh tràng, viêm đại tràng co thắt.
- Tuy vậy 10% người bình thường không xác định được và mặt
khác barit có thể có
trong ruột thừa viêm.
5.2.3. Chụp Barit đường uống:
Được sử dụng từ đầu thế kỷ 20 nhưng ít được áp dụng hiện
nay.
5.2.4. Siêu âm:
- Siêu âm để chẩn đoán VRTC được công bố rừ 1982 ( Deutsch.A
). Những năm gần đây nghiều nghiên cứu công bố; đặc biệt là Puylaert
1986, jeffrey 1987.
- Ở Việt Nam: Phan Thanh Hải, Nguyễn Quý Khoáng ( TPHCM )
đã công bố những nghiên cứu của mình từ năm 1991-11994.
- Tại viên Quân y 103 đã sử dụng từ 1994.
- Theo Puylaert J.B.C.M thì ruột thừa thường không nhìn thấy
trên siêu âm, di động, đường kính = < 0,6cm, dễ ép. Khi viêm đường kính
> 6mm, không bị ép, đa số thấy được hình cắt ngang ( target sign ), một số
ít có hình cắt dọc ( Finger sign ).
- Chúng tôi sử dụng một số tiêu chuẩn chẩn đoán VRTC trên
siêu âm theo Puylaert như sau:
+ Thấy được ruột thừa với đường kính ngoài > 6mm.
+ Có dịch xung quanh
+ Ấn đau khi siêu âm
+ Độ dày thành RT > 3mm
- Kết quả siêu âm có thể đạt được độ nhạy 86.84%, độ đặc
hiệu 82,35%, độ chính xác 84,45%. Chẩn đoán được 57,57% trước 24 giờ, mức I
41,02% và ở 76% có lâm
sàng không điển hình (hình 2)
5.2.5. Chụp cắt lớp vị tính:
- Tiến triển ở một nước kinh tế phát triển, có độ chính
xác cao hơn.
- Tuy nhiên đắt tiền và có một số hạn chế khác.
5.2.6. Phương pháp đồng vị phóng xạ
- Nguyên lý: Các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm có thể
cho một điểm khác nhau.
- Alvarado A (1986) đưa ra bảng 10 cho 8 dấu hiệu lâm sàng
- Qua nghiên cứu thấy bảng điểm Alvarado quá nhấn mạnh yếu
tố nhiễm khuẩn, và
còn một số dấu hhiệu lâm sàng khác không được đưa vào.
Trên cơ sở lượng hoá các dấu hiệu lâm sàng chúng tôi đề xuất
bảng điểm sau:
. Khi Khám lâm sàng nếu bệnh nhân > 7
điểm thì chẩn đoán xác định
nếu < 6 điểm thì nghi ngờ và cần được làm
các biện pháp chẩn đoán hỗ trợ (siêu âm hoặc bơm khung đại tràng)
. Qua kiểm chứng trên 151 bệnh nhân kết quả chẩn đoán xác
định 76,9%
5.2.7. Các xét nghiệm sinh hoá
- Định lượng C. Protein hoạt động < 2,5 mg/dl loại trừ
- Định lượng anpha interferon huyết thanh.
- Xác định men biến đổi tế bào bạch cầu …
5.2.7. Phương pháp nhu động ruột
- Theo Baklanov … thấy âm thanh tăng ở nhóm không có bệnh
lý ngoại khoa và âm thanh giảm ở nhóm có VRTC năng và viêm phúc mạc.
5.2.8. Phương pháp đo nhiệt độ da
- Emery M và cộng sự (1994) đã sử dụng nhiệt kế hồng ngoại
đo nhiệt độ da trong chẩn đoán VRTC.
- Đo ở hai hố chậu sau đó so sánh
- Theo tác giả không có sự khác nhau có ý nghĩa (P. 0,05)
5.2.9. Phương pháp bơm khí đại tràng
- Trên nguyên lý dấu hiệu Rowing (1907) dồn hơi hố chậu
trái. Sau này Gurevich H.I (1959) dồn hơi ngay tại góc gan mạnh và sâu hơn.
- Bastedo: sau khi thụt tháo, đặt 1 ống cao su sâu 15cm
qua đó bơm khí vào đại tràng (DH Bastedo) 150 – 200 ml khi bệnh nhân đau do
căng vùng manh tràng – ruột thừa.
- Khoa B2 – bệnh viện 103 đã áp dụng từ 1991. Bơm khí đại
tràng có đồng hồ đo áp lực đạt:
. Độ chính xác: 91,86%
. Độ nhạy: 93,52%
. Độ đặc hiệu 84,84%
Kết quả NP (+) cao và sớm, so với tỷ lệ Rowsing tăng tỷ lệ
dương tính từ 46,76%
lên 95,67% (P, 0,01) ( hình 3)
3. CHẨN ĐOÁN VRTC Ở MỘT SỐ THỂ KHÔNG ĐIỂN HÌNH:
3.1. VRTC sau manh tràng. (10 – 12%0
- Đau nhiều vùng thắt lưng
- Thường sốt cao vì khi VRTC thường lan ra cả sau phúc mạc
- Khám hố chậu phải
+ Phản ứng cơ thành bụng không rõ
+ Ấn sâu mới đau
+ Manh tràng căng hơi, rung động manh tràng đau tăng lên
- Đau có thể lan xuống đùi phải (do kích thích thần kinh
đùi)
- VRTC sau manh tràng thường đến muộn cho nên thường sảy
ra:
+ Viêm tấy lan toả tổ chức sau phúc mạc
+ Áp xe ruột thừa sau manh tràng có thể làm viêm cơ thắt
lưng chậu, dễ nhầm
3.2. VRTC ở phụ nữ có thai
- Thai dưới 4 tháng cần chẩn đoán phân biệt với chửa ngoài
tử cung vỡ, doạ sảy …
- Thai trên 4 tháng tử cung to đẩy rmanh tràng lên trên và
ra sau, cơ bụng dãn nên triệu chứng có thay đổi.
+ Đau xuất hiện muộn, điểm đau cao hơn
+ Phản ứng cơ nhẹ, hoặc không rõ ràng
+ Đẩy tử cung sang phải bệnh nhân đau tăng
- Khi đã chẩn đoán VRTC thì có thai vẫn phải mổ,
nhưng sau mổ đề phòng sảy thai.
+ Tiêm Papaverin, Progesterol
+ Không cho Streptomycin, Peniclin, ( loại kháng sinh độc
với thai)
3.3. VRTC ở trẻ nhỏ
- Trẻ thường đau cao hơn so với bình thường
- Sốt cao, các triệu chứng rầm rộn
- Bệnh tiến triển nhanh dẫn đến hoại tử, viêm phúc mạc
3.4. VRTC ở người già
- Triệu chứng nghèo nàn
+ Đau hố chậu pohải không đáng kể, âm ỉ
+ Sốt không cao
+ Phản ứng cơ yếu
+ Bach cầu không tăng
- Bênh nhân thường đến muộn khi khám thường thấy cóa khối
chắc hố chậu phải dễ
nhầm với các u khác vùng manh tràng
3.5. Các thể viêm khác
- Viêm ruột thừa cấp trong chậu hông bé
+ Đau thấp vùng hạ vị
+ Có biểu hiện kích thích gây mót đi ngoài, mót tiểu tiện
+ Thăm âm đạo, trực tràng đau ở túi cùng Douglas
- Viêm ruột thừa giữa các quai ruột:
+ Đau quanh rốn
+ Có trạng thái kích thích ruột nên bệnh nhân đi lỏng
+ Thưòng có triệu chứng bán tắc ruột
- Viêm ruột thừa dưới gan :
+ Biểu hiện đau khu vực dưới gan
+ Hay gặp ở trẻ nhỏ
+ Dễ nhầm túi mật, DH Rowsing (+) có giá trị chẩn đoán
phân biệt
6. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
6.1. Tiến triển:
- Nếu VRTC không được mổ kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng
- Theo thời gian tỷ lệ biến chứng càng tăng 0% trước 6h
lên 91,43% ở nhóm sau 72h. Ở Việt Nam tỷ lệ viêm phúc mạc bệnh viện Việt Đức
25,51% (Đặng Văn Quế - 1982), bệnh viện Hà Tây 40,92% (Đinh Quốc Triệu -
1981), Nguyễn Văn Khoa
23% 1993 tại viện Quân y 103)
6.2 Các phương pháp chẩn đoán có gây sang chấn
6.2.1. Chọc hút hoặc chọc rửa ổ bụng
- Được Root và cộng sự mô tả và áp dụng lần đầu chọc để chẩn
đoán VRTC
- Hoffmann cải tiến đưa ctheter só 5 vào khoang phúc mạc
có hoặc không bơm rửa để phát ghiện mủ hoặc biến chứng bất thường phản ứng với
ruột thừa viêm.
- Ở Việt Nam, bệnh viện Việt Đức sử dụng từ năm 1986,
nhưng thấy tỷ lệ âm tính từ 15 – 30 %, mặt khác để chẩn đoán VRTC thì đã muộn.
- Gần đây Young VK (1993), Caldwell MT (1994) đã thông báo
kết quảt chọc dịch hố chậu phải để chẩn đoán VRTC với độ nhạy 91%, độ đặc hiệu
94% và cho đây là thử nghiệm có giá trị.
- Tuy nhiên chẩn đoán sai khoảng 10%.
6.2.2. Soi ổ bụng cấp cứu
- Phương pháp được Kelling thực hiện 1901 trên động vật
- Sau đó 10 năm Jocobaeus thực hiện trên người. Sau
đó nhiều tác giả ứng dụng và thông báo kết quả của mình: Lamy (1966),
Fahrladerr (1966), Paolaggi (1968)
- Ở Việt Nam bệnh viện Việt Đức ứng dụng từ năm 70. Theo
GS Nguyễn Thuyên soi ổ bụng cho những dấu hiệu nhìn trực tiếp, chắc chắn hơn
các phương pháp khác: dễ dàng nhìn thây ruột thừa cương máu, đằu tày, khi có
mủ hoại tử, khi không nhìn thấy ruột thừa cũng nhìn thấy được hiện tượng viêm
phúc mạc khu trú ở hố chậu phải. Với ruột thừa sau manh tràng thể hiện manh
tràng xung huyết và phản ứng phúc mạc quanh manh tràng ngoài ra soi ổ bụng có
thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh khác.
- Iudin IA (1990) đã thông báo kết quả soi 846 lần trẻ em
để chẩn đoán VRTC. Tác giả kết luận soi ổ bụng cấp cứu không chỉ chẩn đoán mà
còn giảm được tỷ lệ mổ từ
36,2 xuống 6,2%.
6.2.3. Nội soi qua màn hình để chẩn đoán và cắt ruột
thừa
- Được mô tả từ 1976 do Michel Blanche
- Đặc biệt nhờ công trình Kurt Semm (1983) bác sỹ sản
khoa. Phương pháp chẩn đoán và cắt ruột thừa qua nội soi được phát triển
nhanh.
- Ở Việt Nam Viện Quân y 103, bệnh viện Việt Đức, viện
108…cũng đã được áp dụng
- Tuy nhiên gần đây theo Apalgrren K.N (Mỹ) (1995)
đã đưa ra công bố: Laparosscopic is not better than open appandectomy (The
American Surgeon)
6.3. Biến chứng sau mổ:
Nhiều và phức tạp
6.3.1. Tại vết mổ
- Chảy máu
- Nhiễm khuẩn, toác vết mổ: 15 – 40%
- Thoát vị thành bụng tại vết mổ
6.3.2. Tại ổ phúc mạc
- Viêm phúc mạc sau mổ
- Áp xe tồn dư
63.3. Tại ống tiêu hoá
- Rò manh tràng
- Tắc ruột sớm: trước 2 tuần
- Tắc ruột muộn: rất hay gặp, sau nhiều năm vẫ có, nguyên
nhân nhiều nhất của tắc
ruột sau mổ.
6.3.4. Với hệ tuần hoàn
- Chảy máu do tuột mạch máu, ống dẫn lưu làm rách
- Viêm tắc tĩnh mạch mạc treo ruột non
- Tắc mạch ở xa.
7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Nguyên tắc:
- Điều trị ngoịa khoa cấp cứu
- Cố gắng mổ ở mức độ I
7.2. VRTC chưa vỡ
7.3. Đám quánh
- Điều trị khánh suinh phổ rộng: Metronidazol
- Theo dõi sát tiến triển
7.4. Áp xe ruột thừa
- Kinh điển: mổ dẫn lưu mủ ngoài phúc mạc
- Hiện nay: chọc hút mủ dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp
kháng sinh đặc hiệu.
|