1. HBsAg (Hepatitis B surface antigen ) và
anti HBs
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV, là dấu ấn xác nhận đang nhiễm HBV.
HBsAg xuất hiện trong huyết thanh 1-10 tuần sau khi tiếp xúc cấp với HBV, xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Đối với bệnh nhân phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp, HBsAg sẽ biến mất sau 4-6 tháng. Nhiễm HBV mạn khi HBsAg xuất hiện kéo dài trên 6 tháng.
HBsAg xuất hiện trong huyết thanh 1-10 tuần sau khi tiếp xúc cấp với HBV, xuất hiện trước khi có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Đối với bệnh nhân phục hồi sau giai đoạn nhiễm cấp, HBsAg sẽ biến mất sau 4-6 tháng. Nhiễm HBV mạn khi HBsAg xuất hiện kéo dài trên 6 tháng.
Sự xuất hiện Anti HBs chứng tỏ bệnh nhân đã miễn nhiễm
với HBV và hầu như sẽ không nhiễm HBV nữa.
Hầu hết Anti HBs
xuất hiện ngay sau khi HBsAg biến mất.
Một số bệnh nhân anti HBs không xuất hiện ngay sau khi HBsAg biến mất mà chỉ xuất
hiện sau giai đoạn cửa sổ (window period) kéo dài vài tuần hay vài tháng (hình
2).
Anti HBs cũng được
tạo ra sau chủng ngừa HBV. Chủng ngừa chỉ
có thể tạo ra một loại kháng thể duy nhất là Anti HBs.
Anti HBs (+) có thể xảy ra trong 2 trường hợp sau :
+ anti HBc (+) --> đã nhiễm hiện đã lành.
+ anti HBc (-) --> chưa từng bị nhiễm, đáp ứng miễn dịch sau chích ngừa HBV.
Anti HBs (+) có thể xảy ra trong 2 trường hợp sau :
+ anti HBc (+) --> đã nhiễm hiện đã lành.
+ anti HBc (-) --> chưa từng bị nhiễm, đáp ứng miễn dịch sau chích ngừa HBV.
2. HBcAg (Hepatitis B core antigen) và
Anti HBc
HBcAg là kháng
nguyên chỉ hiện diện trong tế bào gan bị
nhiễm, không tìm thấy trong huyết thanh.
Anti HBc hiện diện
trong huyết thanh chứng tỏ có tiếp xúc HBV tức đã từng nhiễm trong quá khứ hay
đang nhiễm HBV. Anti HBc chỉ được tạo ra
khi nhiễm HBV, không tạo ra được khi chủng ngừa. Có 2 loại Anti HBc là IgM
và IgG.
Anti HBc IgM xuất hiện trong giai đoạn nhiễm cấp hay đợt kịch phát của
nhiễm HBV mạn (exacerbations of chronic hepatitis B).
Anti HBc IgG xuất hiện trong giai đoạn nhiễm mạn cùng với sự hiện diện của HBsAg hay tồn tại kéo dài cùng với sự
hiện diện của Anti HBs ở những bệnh nhân nhiễm HBV hiện đã miễn nhiễm hay đã
lành.
Chúng ta có thể
tóm lại như sau :
o Anti HBc Ig M (+) : nhiễm cấp.
o Anti HBc Ig M (+), IgG (+): đợt kịch phát của nhiễm HBV mạn
o Anti HBc Ig G(+), Anti HBs (+) : đã lành hay đã miễn nhiễm.
o Anti HBc Ig G(+), HBs Ag(+) : nhiễm HBV mạn.
o Anti HBc Ig M (+) : nhiễm cấp.
o Anti HBc Ig M (+), IgG (+): đợt kịch phát của nhiễm HBV mạn
o Anti HBc Ig G(+), Anti HBs (+) : đã lành hay đã miễn nhiễm.
o Anti HBc Ig G(+), HBs Ag(+) : nhiễm HBV mạn.
3. HBeAg, Anti HBe và HBV DNA
HBeAg là dấu ấn sự nhân đôi của
HBV.
HBeAg (+) thường
kèm với nồng độ HBV DNA cao và sự lây truyền cao.
Chuyển đổi huyết
thanh HBeAg sang Anti HBe (HBeAg (+) trở nên (-) và anti HBs (-) trở nên (+) chứng
tỏ HBV ngưng nhân đôi kèm với giảm nồng độ HBV DNA huyết tương và sự thuyên giảm
bệnh gan.
Một số bệnh nhân
HBV vẫn nhân đôi mặc dù đã có sự chuyển đổi huyết thanh HBeAg là do HBV bị đột biến tiền lõi (pre-core mutation) gọi
là HBV thể đột biến . HBV loại này không sản xuất được HBeAg mặc dù HBV vẫn
nhân đôi. HBV không đột biến gọi là HBV thể
hoang dại (wild type). Tóm lại :
o HBeAg (+), HBV DNA (+) : HBV thể hoang dại đang nhân đôi
o HBeAg (-), Anti HBe (+), HBV DNA (+) : HBV thể đột biến đang nhân đôi.
o HBeAg (+), HBV DNA (+) : HBV thể hoang dại đang nhân đôi
o HBeAg (-), Anti HBe (+), HBV DNA (+) : HBV thể đột biến đang nhân đôi.