Phù trong bệnh thận cần phân biệt rõ 2 dạng,
vì có cơ chế khác nhau, đó là phù do hội chứng thận hư và phù do viêm cầu thận
(cấp hoặc mạn).
1. PHÙ DO HỘI CHỨNG THẬN HƯ:
+ Cơ chế:
- Cơ chế chính:Do giảm áp lực keo huyết tương.
Do mất Protein qua thận > giảm áp lực keo trong máu > nước trong lòng mạch đi vào mô kẽ.
- Cơ chế phụ: Từ đó làm giảm thể tích trong lòng mạch > giảm lượng máu đến thận > hoạt hóa hệ RAA > giữ nước giữ muối gây Phù
+ Cơ chế:
- Cơ chế chính:Do giảm áp lực keo huyết tương.
Do mất Protein qua thận > giảm áp lực keo trong máu > nước trong lòng mạch đi vào mô kẽ.
- Cơ chế phụ: Từ đó làm giảm thể tích trong lòng mạch > giảm lượng máu đến thận > hoạt hóa hệ RAA > giữ nước giữ muối gây Phù
+Mô tả:
- Đặc điểm:
o Phù xuất hiện đột ngột, rất to và phát triển rất nhanh.
o Phù trắng, mềm, ấn lõm.
o Chế độ ăn nhạt không giảm phù (vì cơ chế gây phù là giảm Protein máu)
- Vị trí:
o Đầu tiên xuất hiện ở mi mắt, ở mặt rồi ở các nơi khác.
o Không có sự liên quan về thời gian trong ngày hoặc tư thế người bệnh.
o Tuy nhiên, nếu phù to kèm theo bệnh nhân nằm lâu, phù có xu hướng tập trung nhiều các vùng thấp như lưng và mặt sau đùi, đặc biệt có khả năng gây tràn dịch nhiều nên có khi xuất hiện Cổ chướng trước khi xuất biện phù toàn thân.
- Đặc điểm:
o Phù xuất hiện đột ngột, rất to và phát triển rất nhanh.
o Phù trắng, mềm, ấn lõm.
o Chế độ ăn nhạt không giảm phù (vì cơ chế gây phù là giảm Protein máu)
- Vị trí:
o Đầu tiên xuất hiện ở mi mắt, ở mặt rồi ở các nơi khác.
o Không có sự liên quan về thời gian trong ngày hoặc tư thế người bệnh.
o Tuy nhiên, nếu phù to kèm theo bệnh nhân nằm lâu, phù có xu hướng tập trung nhiều các vùng thấp như lưng và mặt sau đùi, đặc biệt có khả năng gây tràn dịch nhiều nên có khi xuất hiện Cổ chướng trước khi xuất biện phù toàn thân.
+ Triệu chứng kèm theo:
o Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng (tràn dịch màng bụng xảy ra nhanh có thể gây cơn đau bụng cấp). Khi có tràn dịch màng bụng lượng lớn càng thúc đẩy làm tăng phù ở hai chi dưới do làm tăng áp lực ở bụng, cản trở lưu hồi máu của tĩnh mạch chủ dưới.
o Nước tiểu chứa nhiều protein (>3,5g/ngày).
o Tốc độ lắng máu tăng, Protein máu giảm, Lipid máu tăng.
o Ure, cre không cao nếu chưa có suy thận.
o Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng (tràn dịch màng bụng xảy ra nhanh có thể gây cơn đau bụng cấp). Khi có tràn dịch màng bụng lượng lớn càng thúc đẩy làm tăng phù ở hai chi dưới do làm tăng áp lực ở bụng, cản trở lưu hồi máu của tĩnh mạch chủ dưới.
o Nước tiểu chứa nhiều protein (>3,5g/ngày).
o Tốc độ lắng máu tăng, Protein máu giảm, Lipid máu tăng.
o Ure, cre không cao nếu chưa có suy thận.
2. PHÙ DO VIÊM CẦU THẬN CẤP VÀ MẠN
CƠ CHẾ:
- Giảm thải Na và nước do thận giảm lọc (tăng lượng Na có trong cơ thể, tuy nhiên xét nghiệm có thể thấy Na bình thường hoặc không tăng là do ứ nước)
MÔ TẢ
Đặc điểm:
- Phù xuất hiện từ từ, có thể ít hoặc nhiều.
- Phù mềm, trắng, ấn lõm.
- Chế độ ăn nhạt làm giảm phù rõ rệt.
Vị trí:
- Xuất hiện đầu tiên ở mi mắt, ở mặt rồi đến nơi khác.
- Phù thường xuất hiện vào buổi sáng lúc ngủ dậy.
CƠ CHẾ:
- Giảm thải Na và nước do thận giảm lọc (tăng lượng Na có trong cơ thể, tuy nhiên xét nghiệm có thể thấy Na bình thường hoặc không tăng là do ứ nước)
MÔ TẢ
Đặc điểm:
- Phù xuất hiện từ từ, có thể ít hoặc nhiều.
- Phù mềm, trắng, ấn lõm.
- Chế độ ăn nhạt làm giảm phù rõ rệt.
Vị trí:
- Xuất hiện đầu tiên ở mi mắt, ở mặt rồi đến nơi khác.
- Phù thường xuất hiện vào buổi sáng lúc ngủ dậy.
Triệu chứng kèm theo:
- Thường kèm theo tăng huyết áp, protein niệu, hồng cầu niệu.
- Có thể tràn dịch màng phổi và cổ trướng nếu phù nhiều.
- Nước tiểu ít. Có thể khởi phát suy thận cấp trong bối cảnh của viêm cầu thận cấp.
- Thường kèm theo tăng huyết áp, protein niệu, hồng cầu niệu.
- Có thể tràn dịch màng phổi và cổ trướng nếu phù nhiều.
- Nước tiểu ít. Có thể khởi phát suy thận cấp trong bối cảnh của viêm cầu thận cấp.