2016-06-08

thuốc kháng nấm (thi)

THUỐC KHÁNG NẤM
1. Kể tên và phân loại được 3 loại thuốc kháng nấm chủ yếu (toàn thân, nấm da và niêm mạc).
1. thuốc kháng nấm toàn thân (thuốc kháng nấm nội tạng)
- amphotericin B
- flucytocin
-
azol, gồm: nhóm imidazol, nhóm tricozol.
- echinocandins: caspofungin
- micafungin natri
- anidulafungin
2. thuốc kháng nấm da - niêm mạc:
- Griseofulvin
- terbinafin
3. thuốc điều trị nấm bề mặt:
- ks kháng nấm loại azol (keo/gel) + bôi
   + myconaol
   + clotrimazol
   + econalol
   + oxyconazol
   + ketoconazol
   + sulconazol
   + terconazol
- ks kháng nấm loại polyen
   + amphotericin B dạng xịt/bôi
   + nystatin → uống điều trị nấm candida bề mặt đường tiêu hoá/ đặt âm đạo
   + natamycin → nhỏ mắt, ngấm tốt
2. Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị của các thuốc kháng nấm toàn thân: amphotericin B, flucytocin.
1. amphotericin B (polyen macrolid)
Cơ chế:
cấu tạo của màng tb nấm có ergosterol, amphotericin B gắn chọn lọc vào ergosterol tạo nên các ống dẫn làm rò rỉ các đại phân tử và ion trong tb nấm ra ngoài → tb nấm bị phân giải
→ diệt nấm, phổ rộng
Ít bị kháng thuốc
Màng tb người có các cholesterol, nếu dùng amphotericin B liều cao thì thuốc có thể gắn vào và gây tổn thương tb người.
Tác dụng trên các loại nấm: Candida albicans, Histoplasma capsulatum, Crypiococcus neoformans, Coccidioides immitis, Blastomyces dermatitidis, Sporothrix schenckii, Aspergillus.
Dược động học:
- hầu như ko tan trong nước, ít hấp thu qua ruột
→ dùng tại chỗ hoặc IV dịch treo dạng keo.
→ dùng đường uống để trị nấm ở ruột.
- phân bố rộng rãi trong các mô trừ dịch não tủy→ tiêm dưới vỏ để điều trị viêm màng não do nấm
- qua nhau thai dễ dàng
- đào thải qua mật nên suy thận ko làm tăng độc tính
- t/2 = 2 tuần
Các chế phẩm lipid như liposom là dạng tan trong nước, dễ hấp thu và ít tác dụng phụ.
Tác dụng phụ:
+ Độc thận: thường gặp nhất và trầm trọng nhất, giảm lọc cầu thận, hoại tử ống thận. Xảy ra với hầu hết bệnh nhân nhưng hồi phục. Khắc phục bằng tiêm truyền nước muối sinh lý 500ml trước và sau khi tiêm amphotericin B.
+ Sốt rét run, ói mửa, nhức đầu: Hay gặp khi bắt đầu truyền thuốc (80-100% bệnh nhân, thường hồi phục). Phòng ngừa bằng acetaminophen (paracetamol), kháng histamin H1 (diphenhydramin).
+ Nhức đầu, động kinh, bệnh thần kinh ngoại biên:
+ tiêm: đau tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch (khắc phục bằng tiêm truyền 100 đv heparin). Tiêm trong vỏ (intrathecal admimstration) gây động kinh và tổn thương thần kinh.
+ Thiếu máu (75%) do giảm thành lập erythropoietin ở thận.
+ Gây độc tim gan, giảm K+ và Mg2+ huyết (25%).
Chỉ định:
là thuốc kháng nấm được dùng nhiều nhất, đặc biệt cho người suy giảm miễn dịch và các bệnh nặng đe dọa tính mạng. Thường sử dụng amphotericin B như chất cảm ứng khởi đầu trước khi dùng azol. Nếu 2 thuốc có cùng hiệu lực thì azol được ưa thích hơn vì ít độc và dễ sử dụng.
- Trị nấm nội tạng: có phổ kháng nấm rộng nhất và là thuốc lựa chọn cho hầu hết nhiễm nấm nội
- Trị nấm tại chỗ:
+ Trị nhiễm Candida ở da, niêm mạc, miệng, ruột, âm, bàng quang.
+ Tiêm vào khớp trị nhiễm Coccidioides hoặc Sporothrix schenckii.
2. flucytosin (5-fluorocytosin: 5FC)
- thuốc dùng được theo đường uống
cơ chế:
- thuốc đi qua màng tb nấm nhờ enzym permerase, trong tb bị khử amin bởi cytosin desaminase thành 5FU (5-fluorouracil), là chất kháng chuyển hóa, chất này ức chế thymidilat synthetase → ức chế tổng hợp DNA.
- tác động chọn lọc trên nấm vì người không có deaminase để khử amin flucytosin.
- thuốc dễ bị kháng, phổ hẹp (do phải cần có 2 enzym đồng thời)
Tác dụng - Chỉ định:
- chỉ có td trên Cryptococcus neofomans và vài loại candida
- hiệp đồng với thuốc chống nấm khác nên thường được dùng phối hợp để tránh kháng thuốc.
- Thường kết hợp với amphotericin B trị nhiễm Candida toàn thân hoặc viêm màng não do Cryptococcus
Dược động học:
- Hấp thu tốt qua ruột.
- Phân phối rộng rãi trong các mô kể cả dịch não tủy (đạt 60 - 80 % nồng độ huyết tương).
- Đào thải chủ yếu qua thận, cần giảm liều khi suy thận.
- Suy gan không ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong máu.
ADR:
ít độc hơn amphotericin B, dùng liều cao kéo dài có các độc tính sau:
• Suy tủy có hồi phục (do 5 - fluorouracil): Giảm bạch cầu, tiểu cầu. Độc tính này tăng theo liều, rối loạn chức năng máu có trước, chiếu xạ, dùng chung thuốc ảnh hưởng tủy xương. Để khắc phục dùng chung uracil.
• Viêm ruột nặng, gan to, rụng tóc.
• Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, phát ban.
Các độc tính trên thường xảy ra hơn khi nhiễm AIDS hoặc có nitơ huyết.
3. Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng, áp dụng điều trị của một số thuốc chống nấm loại azol.
Gồm 2 nhóm imidazol và triazol có cùng phổ kháng nấm và cơ chế tác động. Tuy nhiên các triazol chuyển hóa chậm hơn, ít tác động trên sterol của người hơn imidazol vì các ưu điểm đó nên các dẫn xuất về sau đều là triazol.
* Dược động học:
Các thuốc này có sinh khả dụng đường uống tốt (cần acid dịch vị bình thường), phân phối hầu hết các mô, thấm vào dịch não tủy kém trừ fluconazol.
Chuyển hóa ở gan là cách loại trừ ketoconazol và itraconazol khỏi cơ thể. Fluconazol dễ hấp thu qua ruột hơn ketoconazol dù có giảm HCL, đạt nồng độ trị liệu trong nước tiểu đủ trị nấm đường tiểu, vào được dịch não tủy dùng trị nấm ở não.
Hầu hết các triazol đều chuyển hóa ở gan nên không cần giảm liều khi suy thận trừ fluconazol
* Hoạt tính kháng nấm
Rất rộng gồm có: Nấm men (Candida, Cryptococcus và Pityrosporum orbiculare), nấm cơ hội (Aspergillua, Mucor), nấm gây bệnh phủ tạng (Sporotrichum, Histoplasma, Blastomyces), nấm kháng amphotericin B (Pseudallescheria boydii), tất cả vi nấm ngoài da.

* Cơ chế tác động
Ngăn tổng hợp ergosterol và các lipid khác của màng tế bào nấm do ức chế 14α - demetylase làm rối loạn chức năng màng và ức chế nấm tăng trưởng
→ các azol có tính kìm nấm, phổ rộng
Các enzym tương ứng ở người ít ái lực với thuốc so với các enzym của nấm.
* Chỉ định: Vi nấm bề mặt, vi nấm ngoài da, vi nấm nội tạng.
* Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn (thường gặp nhất), phát ban, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ức chế cytP450 nên ức chế tổng hợp steroid thượng thận và androgen gây vú to ở đàn ông.
* Tương tác thuốc:
Các azol làm tăng nồng độ huyết 1 số thuốc chuyển hóa qua cytP450: Phenytoin, cyclosporin, thuốc hạ đường huyết đường uống, thuốc chống đông, thuốc kháng histamine H1: astemizol, terfenadin (gây loạn nhịp tim đe doạ tính mạng). Rifampin làm tăng nồng độ huyết của fluconazol và itraconazol.

* các azol có tác động toàn thân:
- ketoconazol (Nizoral)
- fluconazol
- itraconazol
- voriconazol
- posaconazol
-…
* các azol có tác dụng tại chỗ:
- miconaol
- clotrimazol
- econalol
- oxiconazol
- sulconazol
- …