2016-06-08

thuốc chữa gout (thi)

THUỐC CHỮA GÚT
Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốnáp dụng điều trị của các thuốc colchicin, probenecid, allopurinol.
COLCHICIN
Là alcaloid lấy từ hạt của cây tỏi độc (Colchicum antumnal)
* Đặc điểm tác dụng:
- Tác dụng điều trị đặc hiệu cơn gút cấp tính
- Giảm đau và giảm viêm trong vòng 12 - 24 giờ đầu
- Dùng làm test chẩn đoán.
- Không có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp khác
- Không làm hạ acid uric máu nên không dùng điều trị gút mạn
* Cơ chế tác dụng:
- Gắn vào protein tiểu quản trong BC → ức chế sự di chuyển của BC, giảm hoạt tính thực bào của BC
- Làm giảm giải phóng acid lactic và các enzym gây viêm trong quá trình thực bào.
- Ngăn cản sản xuất glycoprotein của bạch cầu hạt nên chống được cơn gút cấp.
- Ngăn cản sự phân bào của các tế bào ở giai đoạn trung kỳ
Áp dụng điều trị:
* Chỉ định:
- Đợt cấp của bệnh gút: giảm viêm và giảm đau nhanh
- Chẩn đoán viêm khớp do gút
- Dự phòng gút cấp
- Kết hợp thuốc ức chế tổng hợp acid uric để tránh sự huy động urat gây ra cơn gút cấp (từ 1-6 tháng)
* Chống chỉ định:
- Suy gan hoặc suy thận nặng
- Phụ nữ có thai
* Độc tính (ADR)
Phần lớn liên quan đến tác dụng ức chế sự trùng hợp của tubulin và ức chế phân bào:
- RLTH, thường gặp nhất: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng (tổn thương tế bào biểu mô niêm mạc tiêu hóa)
- Dùng dài ngày: ức chế tuỷ xương, rụng tóc, viêm thần kinh, độc với thận...
PROBENECID
* Đặc điểm tác dụng (cơ chế)
- Acid uric lọc qua cầu thận và được tái hấp thu ở đoạn giữa của ống lượn gần.
- Probenecid với liều cao ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận nên làm tăng thải trừ qua nước tiểu.
- Không có tác dụng giảm đau. Khi cần giảm đau, có thể dùng cùng với paracetamol.
- Probenecid sẽ mất tác dụng khi dùng cùng với salicylat
- Dùng thuốc lợi niệu loại thiazid kéo dài làm ứ urat do ức chế bài xuất urat ở ống thận. Probenecid đối kháng được tác dụng này.
* ADR rất ít (2-8%):
- buồn nôn, nôn, mảng đỏ ở da, sốt.
- Khi làm đái nhiều acid uric, có thể gây cặn sỏi urat với cơn quặn thận (cần base hoá nước tiểu) → uống nhiều nước để tránh sỏi acid uric ở thận.
ALLOPURINOL
* cơ chế tác dụng:
- Allopurinol là chất đồng phân của hypoxanthin.
- Ức chế mạnh xanthin oxidase → giảm sinh tổng hợp acid uric, giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu
- Làm tăng nồng độ trong máu và nước tiểu các chất tiền thân hypoxanthin và xanthin dễ tan hơn → Ngăn ngừa được sự tạo sỏi acid uric trong thận.
* Độc tính (ADR):
- Ít độc.
- Phản ứng quá mẫn khoảng 3% (mẩn da, sốt, giảm bạch cầu, gan to, đau cơ).
- Trong những tháng đầu điều trị: có thể các cơn gút cấp tính do huy động acid uric từ các mô dự trữ → cần phối hợp điều trị bằng colchicin
* Chỉ định
- Gút mạn tính
- Sỏi urat ở thận
- Tăng acid uric máu thứ phát do: ung thư, điều trị bằng thuốc chống ung thư, thuốc lợi tiểu loại thiazid...
- Tăng acid uric máu mà không thể dùng được probenecid.
(!) mục tiêu của điều trị là làm giảm nồng độ acid uric máu xuống 6mg/dl (360 micro M)
* Liều lượng và cách dùng:
- Hấp thu qua đường uống khoảng 80%, nồng độ tối đa trong máu sau 30-60 phút.
- Allopurinol bị chuyển hoá bởi xanthin oxydase thành aloxanthin còn hoạt tính → chỉ cần uống thuốc ngày 1 lần. Allopurinol viên 100 - 300 mg
Liều đầu 100mg, tăng dần tới 300mg/ngày tuỳ theo nồng độ acid uric máu.