2018-01-26

Phân loại thiếu máu

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố trung bình lưu hành ở máu ngoại vi dưới mức bình thường so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và trong cùng một môi trường sống.

Cơ sở để xếp loại thiếu máu
- Hình thái.
- Nguyên nhân.
- Sinh lý (có phục hồi hay không phục hồi).
- Theo vị trí (ngoài tủy, trong tủy).
- Phối hợp hình thái, nguyên nhân và lâm sàng.

Theo ý kiến chúng tôi, cách xếp loại thứ 5 được nhiêu người chấp nhận hơn vì nó tổng hợp được nhiều vấn đề giúp cho lâm sàng thấy được mối liên quan lôgic của bệnh để có thái độ điều trị đúng, chính xác, rút ngắn thời gian điều trị.

Các xét nghiệm cần thiết cho xếp loại thiếu máu

Các chỉ số của hồng cầu



Các xét nghiệm sinh vật khác
+ Huyết tủy đồ (chú ý đặc biệt hồng cầu lưới).
+ Nếu cần thì sinh thiết tủy.
+ Bilirubin (gián tiếp).
+ Sắt huyết thanh.
+ Khả năng gắn Fe toàn thể.
+ Nghiệm pháp Coombs (→ phát hiện hồng cầu đã gắn kháng thể (IgG) hay bổ thể)
+ Sức bền hồng cầu.
+ Điện di huyết sắc tố.
+ Nhuộm hồng cầu sắt.
+ Kiểm tra chức năng gan.

Phân loại thiếu máu

Thiếu máu theo hình thái và cơ chế bệnh sinh:
+ Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ (MCV< 80fl)
+ Thiếu máu bình sắc thể hồng cầu bình thường (MCV: 85 -95 fl)
+ Thiếu máu bình sắc thể hồng cầu to (MCV> 96 fl)

Sau đây ta đi sâu phân tích từng loại trên:

* Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ
(Huyết sắc tố giảm, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu < 310 g/1, thể tích trung bình hồng cầu <80fl) ta cần phải làm xét nghiệm huyết thanh:

- Nếu sắt huyết thanh giảm có hồi phục gặp trong các bệnh sau:
      o Thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
+ Do cung cấp thiếu: có thể gặp ở trẻ mới đẻ đặc biệt ở trẻ đẻ non, trẻ được nuôi bằng sữa bò, bột sữa (vì trong sữa có rất ít sắt), ở trẻ này thường có suy dinh dưỡng đi kèm.
+ Do hấp thu sắt kém: gặp ở trẻ em ỉa chảy kéo dài, và cũng hay gặp ở người viêm dạ dày mạn thể giảm toan hay ở người cắt 2/3 dạ dày (vì độ toan của dạ dày giúp giải phóng sắt khỏi hợp chất hữu cơ, chuyển Fe+++ thành Fe++ dễ hấp thu hơn.
+ Do tăng nhu cầu sắt: gặp ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú mà không cung cấp đủ sắt để đáp ứng nhu cầu tăng của cơ thể.
+ Do mất máu mạn làm cho kho dự trữ sắt mất dần kéo dài gây cạn kiện gây thiếu máu thiếu sắt.
+ Do ký sinh trùng: cũng là nguyên nhân gây mất máu mạn (giun móc).
+ Thiếu máu nhược sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển được sắt đến nơi tạo hồng cầu.
+ Do ứ sắt trong đại thực bào.

- Nếu sắt huyết thanh tăng:
thiếu máu tăng sắt khó hồi phục gặp trong: Thalassemie: thiếu máu nhược sắc HC nhỏ mà sắt huyết thanh tăng.
Rối loạn kinh diễn.
Bệnh huyết sắc tố.
Thiếu máu tăng nguyên hồng cầu sắt do di truyền, do độc.

* Thiếu máu bình sắc thể tích hồng cầu bình thường:
(thể tích trung bình hồng cầu: 85 – 95fl) ta cần làm xét nghiệm hồng cầu lưới:

- Nếu hồng cầu lưới tăng + xét nghiệm bilirubin gián tiếp tăng -> tan máu

Tan máu tại hồng cầu gặp trong bệnh:
+ Bệnh huyết sắc tố hồng cầu hình liềm, hình bia.
+ Thiếu men G6PD + Do tổn thương màng hồng cầu.

Tan máu ngoài hồng cầu do:
+ Ký sinh trùng sốt rét: gặp trong sốt rét thường đái huyết cầu tố.
+ Do nhiễm trùng: nhiễm liên cầu tan huyết, nhiễm trùng huyết.
+ Do ngộ độc như ngộ độc nấm độc, nọc rắn, nọc cóc.
+ Do miễn dịch:
      o Do đồng miễn dịch (truyền máu nhiều lần bất đồng nhóm máu máu mẹ con).
      o Tự miễn dịch.
      o Phức hệ miễn dịch: một số thuốc có thể gây tan máu như chlorocid, quinin...
+ Do cơ học: bỏng do nhiệt gây tan máu.
+ Do tiêm truyền dung dịch nhược trương quá nhiều

- Nếu hồng cầu lưới tăng + bilirubin gián tiếp bình thường gặp trong mất máu cấp, phục hồi tốt ví dụ như trong xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày, vết thương mất máu.

- Nếu hồng cầu lưới giảm + tủy giảm tế bào -> ta cần làm sinh thiêt tủy có thể gặp một trong hai trường hợp sau:
      o Do tủy xơ hay suy tủy
      o Do bị xâm lấn: gặp trong lơ xê mi cấp, ung thư di căn vào tủy hoặc do rối loạn sinh tủy.

- Nếu hồng cầu lưới giảm + tủy giàu tế bào thường do:
      o Do rối loạn sinh hồng cầu đơn thuần
      o Do thiếu máu bình sắc không hồi phục tủy giàu tế bào Ví dụ: trong lơxêmi kinh

* Thiếu máu bình sắc thể tích hồng cầu to:
(Thể tích trung bình hồng cầu >96 fl) ta cần làm xét nghiệm hồng cầu lưới:

- Nếu hồng cầu lưới tăng gặp trong:
Chảy máu nguyên phát, tan máu nguyên phát, thiếu máu B12, acid folic

- Nếu hồng cầu lưới giảm + không có hồng cầu khổng lồ trong tủy gặp:
+ Trong suy tuyến giáp + xơ gan.
+ Suy thận + tủy giảm sinh.

- Nếu hồng cầu lưới giảm + có hồng cầu khổng lồ trong tủy gặp trong:
      o Thiếu vitamin B12: do viêm dạ dày mạn xơ teo, cắt 2/3 dạ dày dẫn đến thiếu yếu tố nội nên không hấp thu được B12.
      o Thiếu acid folic.
      o Rối loạn tổng hợp AND: Do độc or Do bị ức chế.

Thiếu máu theo nguyên nhân gây bệnh (cơ chế bệnh sinh)
Thiếu máu do gim sản xuất tại tủy xương
Thiếu tế bào nguồn sinh máu: HSC (Hemopoietic Stem cells).
+ Nội tại: suy tủy.
+ Ngoại lai: hoá chất, tia xạ, thuốc, virus.
Do môi trường tủy có chất ức chế hoặc thiếu chất kích thích.
Bệnh máu ác tính (lơxêmi).
Thiếu dinh dưỡng.
Do mất máu ngoại vi
Do tan máu
Do chảy máu


Sơ đồ. Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân sinh bệnh
Ghi chú:
DIC = Dissseminated intravascular coagulation: đông máu nội mạch rải rác
HUS = Hemolytic uremic syndrome: hội chứng tán huyết tăng ure máu
CLL = Chronic lymphocytic leukemia: bệnh bạch cầu lympho mạn