2018-01-26

hội chứng chèn ép khoang

HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG

Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế của hội chứng chèn ép khoang.
2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
3. Phân tích được hậu quả của chèn ép khoang.
4. Trình bày được nguyên tắc xử trí hội chứng chèn ép khoang.

Nội dung

1. Định nghĩa
Là danh từ chỉ tình trạng một khối lượng máu, dịch thoát khỏi lòng mạch tràn vào các khoang gây chèn ép các thành phần xung quanh nó. "Khoang" là một khoảng trống giữa các bộ phận của cơ thể, ở chi tức là có thể giữa các cơ, bó mạch thần kinh, xương...

2. Dịch tễ học
- Là một biến chứng do chảy máu, tụ máu...tại chỗ, dễ có nguy cơ chèn ép vào bó mạch, thần kinh.
- Gặp ở mọi lứa tuổi
- Vị trí dễ có nguy cơ chèn ép khoang nhất là:
Gẫy 2 xương cẳng chân 80%: Trong đó
Gẫy kín: gặp 90% gẫy ở vị trí 1/3 trên
Gẫy hở gặp 10%.
Ngoài ra còn gặp sau gẫy trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi, gẫy 2 xương cẳng tay.

3. Nguyên nhân
3.1. Do chảy máu: từ xương và phần mềm đọng lại thành một khối, không thoát ngấm đi được. Gây chèn ép, gây đau và có thể hoại tử...
Thường gặp:
- Gẫy xương cẳng chân: Đặc biệt là gẫy ở 1/3 giữa và trên.
- Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay.
Gẫy 2 xương cẳng tay.
Gẫy trên lồi cầu xương đùi.
3.2. Do chảy máu từ lòng mạch: vết thương chột, đầu xương chọc thủng vào thành mạch, hoặc do bệnh lý và hồng động mạch, tĩnh mạch gây nên chảy máu trong, máu không thoát ra ngoài được.

4. Chẩn đoán: Chẩn đoán hội chứng chèn ép khoang dựa vào.
4.1. Yếu tố thuận lợi thường gặp như. Gẫy 1/3 trên và giữa 2 xương cẳng chân, bệnh lý vỡ phồng động mạch, có vết thương chột.
4.2. Triệu chứng toàn thân
- Nếu chảy máu nhiều mới có dấu hiệu mất máu nhất là đến muộn.
4.3. Cơ năng
- Đau: Đau tức, đau như đè ép, đau ngày càng tăng lên dữ dội.
Tê bì như kiến bò ở ngọn chi, lan dần lên trên chỗ tắc mạch.
Rối loạn cảm giác: Mất cảm giác ngọn chi.
- Rối loạn vận động: Mất vận động ngọn chi.
4.4. Triệu chứng thực thể. Biểu hiện qua 3 giai đoạn.
a. Giai đoạn đầu:
- Chi sưng nề
- Căng bóng.
- Ngọn chi tím, lạnh, tê bì, rối loạn cảm giác.
Mạch cổ chân hay cổ tay yếu, xa xăm..
b. Giai đoạn sau:
- Chi nề căng bóng, xuất hiện những nốt phỏng nước (giống nốt bỏng).
Mất cảm giác
- Mất vận động.
Ngọn chi tím, lạnh.
- Mạch cổ tay, cổ chân mất.
c. Giai đoạn cuối:
- Phần chi bị chèn ép tím.
- Mùi hôi.
- Hoại tử.
4.5. Triệu chứng cận lâm sàng:
- Xét nghiệm: Không có giá trị chẩn đoán
- Chụp X.quang thông thường: Phát hiện gẫy xương, vị trí, tính chất gẫy, di lệch gẫy xương.
- Chụp động mạch có bơm thuốc cản quang sẽ phát hiện vị trí tắc mạch do chèn ép.

5. Điều trị: Tùy theo từng giai đoạn.
5.1. Giai đoạn đầu
- Nới bột rộng ngay nếu có bó bột, kê chi lên cao.
- Dùng thuốc tiêu máu cụ, giảm sưng nề như  α chymotrypsin, Danzen, Amitase...
- Thuốc giảm đau: Paracétamol, prodafalgan,..
- Phong bế ở trên chỗ tắc (chỗ gẫy...) thường dùng dung dịch Novocain 0,5% x 100ml, ngày tiêm phong bế quanh chi 2 lần.
5.2. Giai đoạn sau
- Rạch mở rộng lấy máu tụ, dẫn lưu giải phóng sự chèn ép.
- Xử trí tổn thương mạch máu nếu có.
- Dùng thuốc chống viêm, giảm sưng nề như α chymotrypsin, Danzen..
- Giảm đau.
- Kháng sinh.
5.3. Giai đoạn cuối
- Cắt cụt chi
- Hồi sức sau mổ tốt.

6. Dự phòng
- Tuyên truyền đề phòng, tránh những tai nạn: nhất là tai nạn giao thông tai nạn lao động.
- Xử trí các chấn thương đúng nguyên tắc.

- Phát hiện sớm hội chứng chèn ép khoang, để xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề. Hoại tử chi phải cắt cụt chi.