2018-01-28
test tâm thần (sưu tập)
TEST TÂM THẦN
====================
TRIỆU CHỨNG
* Tăng cảm giác gặp trong các trường hợp nào:
a. Trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường
b. Hưng cảm
c. Trầm cảm
d. cả a, b, c
d
* Giảm cảm giác có thể gặp trong các trường hợp nào
a. Trạng thái quá mệt mỏi ở người bình thường
b. Hưng cảm
c. Trầm cảm
d. Tâm thần phân liệt
c
* loạn cảm giác bản thể có thể gặp trong
a. Hội chứng nghi bệnh
b. Hưng cảm
c. Động kinh
d. Loạn thần cấp
a
* ảo tưởng là biểu hiện của rối loạn:
a. Tri giác
b. Tư duy
c. Hoạt động
d. Trí nhớ
a
* ảo tưởng là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch từng phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
a. Tri giác sai như có thật về một sự vật, hiện tượng không thật bên ngoài
d. do quá trình tri giác bị trở ngại gây ra
a
* ảo giác là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch từng phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
c. Tri giác sai như có thật về một sự vật, hiện tượng không thật bên ngoài
d. do quá trình tri giác bị trở ngại gây ra
c
* ảo giác được phân loại dựa trên:
a. sự cảm nhận của các giác quan
b. Thái độ của người bệnh
c. Cấu trúc của ảo giác
d. cả a, b, c
d
* Một bệnh tâm thần nghe thấy trong đầu có tiếng người nói xấu mình, triệu chứng này được gọi là:
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác vị giác
a
* Một bệnh nhân không chịu ăn vì ngửi thấy thức ăn có mùi khác lạ, đây là biểu hiện của:
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác vị giác
c
* Một bệnh tâm thần cho rằng mình có một con ếch sống trong bụng mình, biểu hiện này gọi là
a. ảo giác thính giác
b. ảo giác thị giác
c. ảo giác khứu giác
d. ảo giác đặc biệt
d
* rối loạn tâm lý giác quan là:
a. Tri giác sai lệch toàn bộ một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
b. Tri giác sai lệch một phần một sự vật, hiện tượng có thật bên ngoài
c. Tri giác như có thật một sự vật, hiện tượng không hề có thật bên ngoài
d. Cả 3 ý trên
b
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy phi tán
b. Tư duy kiên định
c. Tư duy ngắt quãng
d. Tư duy lai nhai
a
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy kiên định
b. Tư duy ngắt quãng
c. Tư duy lai nhai
d. Tư duy dồn dập
d
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp nhanh là:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Tư duy kiên định
c. Tư duy lai nhai
d. Nói hổ lốn
d
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy lai nhai
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a
* Một trong những hình thức rối loạn tư duy nhịp chậm là:
a. Tư duy kiên định
b. Tư duy phi tán
c. Tư duy dồn dập
d. Nói hổ lốn
a
* Rối loạn hình thức phát ngôn biểu hiện trên lâm sàng:
a. Nói một mình
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Không nói
d. Cả a, b, c đều đúng
d
* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. Định kiến
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a
* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. ám ảnh
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a
* Rối loạn nội dung tư duy là:
a. Hoang tưởng
b. Ngôn ngữ
c. Chữ viết
d. ảo giác
a
* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy phi tán
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a
* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy nhịp chậm
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a
* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
b. Nói một mình
c. Không nói
d. Tư duy dồn dập
d
* Rối loạn nhịp điệu ngôn ngữ biểu hiện:
a. Tư duy ngắt quãng
b. Nói chuyện tay đôi tưởng tượng
c. Nói một mình
d. Không nói
a
* Rối loạn hình thức phát ngôn biểu hiện
a. Tư duy nhịp chậm
b. Tư duy ngắt quãng
c. Nói một mình
d. Tư duy phi tán
c
* Trong các rối loạn nào bệnh nhân còn ý thức được suy nghĩ hoặc phán đoán của mình là sai không phù hợp với thực tế:
a. ám ảnh
b. Định kiến
c. Hoang tưởng
d. Cả a, b, c, đều sai
a
* Một bệnh nhân tâm thần luôn cho rằng có người đang tìm cách giết mình mặc dù thực tế không phải như vậy, Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a
* Một bệnh nhân tâm thần luôn cho rằng mọi người xung quanh đang bàn tán về mình mặc dù bệnh nhân không nghe thấy và thực tế không phải như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
b
* Một bệnh nhân tâm thần có cảm giác chân tay mình như bị người khác điều khiển bằng các phương tiện vật lý. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
c
* Một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng mình hèn kém không xứng đáng với mọi người xung quanh thậm chí có ý tưởng muốn chết.. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị tội
d. Nhận nhầm
c
* Một bệnh nhân tâm thần cho rằng mình có thể điều khiển được thời tiết. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. tự cao kỳ quái
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a
* Một bệnh nhân tâm thần luôn nghĩ rằng mình là người có nhiều tài có thể lãnh đạo cả một đất nước. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Tự cao
d
* Một bệnh nhân nữ cho rằng mình trẻ trung xinh đẹp đi đâu cũng được mọi người chào đón. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Tự cao
b. Liên hệ
c. Được yêu
d. Nhận nhầm
c
* Một bệnh tâm thần cho rằng mình có nhiều phép lạ có thể biến mình thành các sự vật hiện tượng khác nhau. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Biến hình bản thân
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
b
* Bệnh nhân cho rằng vợ mình có quan hệ bất chính với người khác mặc dù thực tế không phải như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Ghen tuông
b. Liên hệ
c. Bị chi phối
d. Nhận nhầm
a
* Bệnh nhân không chịu ăn uống nếu không phải tự tay mình nấu nướng lấy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Liên hệ
c. Tự buộc tội
d. Nhận nhầm
a
* Một bệnh nhân không chịu ăn uống, vẻ mặt ủ rũ vì cho rằng mình không xứng đáng được chăm sóc như vậy. Đây là biểu hiện của hoang tưởng:
a. Bị hại
b. Tự buộc tội
c. Bị chi phối
d. Liên hệ
b
* Hoang tưởng có thể gặp trong các bệnh:
a. Tâm thần phân liệt
b. Loạn thần tuổi già
c. Rối loạn cảm xúc
d. Cả 3 bệnh trên
d
* Hoạt động tập trung chú ý nghe giảng là loại chú ý nào:
a. chú ý bị động
b. chú ý chủ động
c. chú ý sau khi chủ động
d. Chú ý suy yếu
b
* Chú ý tự nhiên không theo ý muốn là chú ý:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
a
* Sự tập trung chú ý đòi hỏi sự cố gắng của chủ thể là chú ý:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
b
* Chú ý quá chuyển động là do:
a. Chú ý bị động chiếm ưu thế
b. chú ý chủ động chiếm ưu thế
c. Chú ý sau khi chủ động chiếm ưu thế
d. Chú ý bị suy yếu
a
* Một người có khả năng cùng một lúc xử lý nhiều công việc khác nhau là do người đó có khả năng:
a. Tập trung chú ý tốt
b. Sức phân phối tốt
c. Năng lực di chuyển chú ý tốt
d. Tính ổn định chú ý tốt
b
* Bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong một thời gian cần thiết được là do
a. Chú ý suy yếu
b. Chú ý trì trệ
c. Chú ý qua chuyển động
d. Đãng trí
a
* Nghiệm pháp 100- 7 được dùng để đánh giá xem bệnh nhân có rối loạn chú ý nào:
a. Chú ý suy yếu
b. Chú ý trì trệ
c. Chú ý qua chuyển động
d. Đãng trí
a
* chú ý có cố gắng có mục đích lúc đầu nhưng về sau không đòi hỏi phải có cố gắng nữa nhưng vẫn có thể tập trung vào đối tượng cần chú ý được là:
a. Bị động
b. Chủ động
c. Sau khi chủ động
d. chú ý quá chuyển động
c
* Trí nhớ có các quá trình nào:
a. Quá trình ghi nhận.
b. Quá trình bảo tồn.
c. Quá trình nhớ lại.
d. Cả 3 quá trình trên.
d
* Triệu chứng giảm nhớ hay gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Tâm căn suy nhược.
b. Liệt toàn thể tiến triển.
c. Loạn thần tuổi già.
d. Cả 3 bệnh trên.
d
* Triệu chứng tăng nhớ hay gặp nhất trong bệnh cảnh nào.
a. Tâm thần phân liệt.
b. Trạng thái hưng cảm.
c. Trạng thái trầm cảm.
d. Cả 3 bệnh trên.
b
* Triệu chứng quên trong cơn hay gặp trong bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh động kinh.
b. Bệnh loạn thần triệu chứng.
c. Bệnh tâm thần phân liệt.
d. Cả 3 bệnh trên.
a
* Triệu chứng nào thường gặp trong hội chứng Korsakov:
a. Quên toàn bộ.
b. Giảm nhớ.
c. Nhớ giả.
d. Nhớ nhầm.
c
* Triệu chứng rối loạn cảm xúc nào dưới đây hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt:
a. Cảm xúc bàng quan.
b. Cảm xúc không ổn định.
c. Khoái cảm.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
a
* Triệu chứng rối loạn cảm xúc nào dưới đây hay gặp trong trạng thái hưng cảm:
a. Cảm xúc say đắm.
b. Cảm xúc hưng phấn.
c. Khoái cảm.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
b
* Hội chứng loạn cảm xúc thường gặp các triệu chứng nào dưới đây:
a. Khí sắc u sầu, hằn học.
b. Tăng cảm giác, dễ bị kích thích.
c. Hành vi bạo động, có những cơn giận dữ, tấn công người khác.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Triệu chứng tăng vận động, tăng động tác thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh tâm căn Hysteria.
b. Trạng thái hưng cảm.
c. Bệnh tâm thần phân liệt.
d. Cả 3 bệnh trên.
d
* Các rối loạn hoạt động bản năng thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Loạn thần tuổi già.
b. Bệnh động kinh.
c. Nhân cách bệnh.
d. Cả 3 bệnh trên.
d
* Hội chứng kích động căng trương lực thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Loạn thần hưng- trầm cảm.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh tâm căn Hysteria.
d. Bệnh động kinh.
b
* Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào hay gặp trong hội chứng căng trương lực:
a. Triệu chứng giữ nguyên dáng.
b. Trạng thái phủ định.
c. Trạng thái bất động.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Triệu chứng rối loạn năng lực định hướng nào dưới đây hay gặp trong hội chứng mê sảng:
a. Năng lực định hướng về thời gian.
b. Năng lực định hướng về không gian.
c. Năng lực định hướng về bản thân.
d. Năng lực định hướng về môi trường xung quanh.
d
* Triệu chứng rối loạn năng lực định hướng nào dưới đây hay gặp trong hội chứng mê mộng:
a. Năng lực định hướng về thời gian.
b. Năng lực định hướng về không gian.
c. Năng lực định hướng về bản thân.
d. Năng lực định hướng về môi trường xung quanh.
c
* Triệu chứng nào dưới đây được coi trọng để chẩn đoán sa sút trí tuệ bẩm sinh:
a. Chậm phát triển về ngôn ngữ.
b. Chậm phát triển về trí năng.
c. Chậm phát triển về vận động.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
a
* Hội chứng sa sút trí tuệ mắc phải thường gặp trong những bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh tâm thần phân liệt.
b. Bệnh động kinh.
c. Mất trí tuổi già.
d. Cả 3 bệnh trên.
d
* Trạng thái hoàng hôn hay gặp trong bệnh nào dưới đây:
a. Bệnh động kinh.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh tâm căn suy nhược.
d. Cả 3 bệnh trên.
a
* Rối loạn hoạt động tâm thần nào dưới đây được coi là tiêu chuẩn phân biệt giữa cơn co giật trong bệnh động kinh với cơn giãy dụa trong bệnh tâm căn Hysteria:
a. Rối loạn hoạt động vận động, hoạt động.
b. Rối loạn tư duy.
c. Rối loạn ý thức.
d. Rối loạn cảm giác, tri giác.
c
* định kiến là những ý tưởng dựa trên sự kiện có thật, nhưng bệnh nhân lại gán cho sự kiện ấy 1 ý nghĩa quá mức ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong … người bệnh và được duy trì bằng cảm xúc mãnh liệt.
=> ý thức
* ám ảnh là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, bệnh nhân còn biết phê phán là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng đó nhưng không được. Nó xuất hiện trong ý thức người bệnh mang tính chất …
=> cưỡng bức.
* hoang tưởng là những … không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích được. Hoang tưởng do bệnh tâm thần sinh ra, chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm hoặc khỏi
=> ý tưởng phán đoán sai lầm
* Tư duy là 1 quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ánh thực tại khách quan 1 cách… từ đó có thể nắm bắt được bản chất và qui luật phát triển của sự vật.
=> gián tiếp và khái quát
* Cảm giác là sự phản ánh các … của sự vật hiện tượng thông qua sự phân tích của cơ quan thần kinh từ các kích thích của môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể sinh ra.
=> đặc tính riêng lẻ
* Tri giác là 1 quá trình tâm lý có khả năng …của sự vật hiện tượng để nhận thức một cách toàn bộ, thống nhất các sự vật, hiện tượng ấy.
=> tổng hợp các đặc tính riêng lẻ
* Tăng cảm giác là do… của người bệnh hạ xuống, vì vậy kích thích trung bình hoặc nhẹ bệnh nhân cũng cho là quá mạnh không chịu đựng được.
=> ngưỡng kích thích
* Giảm cảm giác là do ngưỡng kích thích của người bệnh tăng lên, do vậy bệnh nhân… các kích thích nhẹ và tri giác mơ hồ các kích thích thông thường.
=> không tri giác được
* Loạn cảm giác bản thể
Bệnh nhân có những cảm giác đau nhức, khó chịu lạ lùng mơ hồ trong cơ thể nhất là các cơ quan nội tạng, tính chất và khu trú…: nóng bỏng trong dạ dày, cắn xé trong ruột…
=> không rõ ràng
* Ảo tưởng là tri giác sai lệch … một sự vật hay một hiện tượng có thật bên ngoài.
=> toàn bộ
* ảo giác là cảm giác, tri giác … về mọt sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan
=> như có thật
* Tri giác sai thực tại: là tri giác sai lầm về…một vài khía cạnh nào đó của thực tại khách quan
=> một vài thuộc tính
* Giải thể nhân cách là tri giác sai lầm về … cơ thể như: cánh tay dài ra, mũi ở sau gáy, không có tim phổi…
=> đặc điểm
* Chú ý là… các quá trình tâm thần vào một hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được phản ánh toàn vẹn và rõ nét nhất trong ý thức.
=> năng lực tập trung
* chú ý được chia làm 3 loại:
- Chú ý bị động
- Chú ý chủ động
- …
=> Chú ý sau khi chủ động
* Các thuộc tính của chú ý:
- Sức tập trung.
- …
- Sức phân phối.
- Năng lực di chuyển.
=> Tính ổn định
* Chú ý quá chuyển động: do chú ý … bị suy yếu, chú ý bị động chiếm ưu thế.
=> chủ động
* Chú ý trì trệ: khả năng … chú ý kém, bệnh nhân khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác
=> di chuyển
* Chú ý suy yếu: tính … của chú ý kém, bệnh nhân không tập trung chú ý lâu dài vào 1 đối tượng được
=> bền vững
* Hoang tưởng chỉ gặp ở người bệnh tâm thần
A. đúng
B. sai
a
* ảo tưởng là biểu hiện chỉ gặp ở người bệnh tâm thần
A. đúng
B. sai
b
* ảo giác có thể gặp ở cả người bình thường
A. đúng
B. sai
b
* ảo giác chỉ gặp ở bệnh nhân tâm thần
A. đúng
B. sai
a
====================
TỰ SÁT.
* Bệnh nhân tâm thần có ý tưởng và hành vi tự sát thường do:
a. Hoang tưởng chi phối
b. ảo giác chi phối
c. Do trầm cảm chi phối
d. cả a, b, c
d
* Bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát cần phải được:
a. Để bệnh nhân ở riêng một mình cho yên tĩnh
b. Xếp bệnh nhân ở cùng với bệnh nhân khác cho tiện việc chăm sóc
c. Quan lý bệnh nhân tại nhà cho tiện việc theo dõi, căm sóc
d. Cung cấp đầy đủ các dụng cụ sinh hoạt cá nhân nếu có yêu cầu
b
* ý tưởng và hành vi tự sát thường ít khi gặp ở bệnh nhân:
a. Trầm cảm
b. Hưng cảm
c. Tâm thần phân liệt
d. Rối loạn lo âu nặng
b
* Bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát do hoang tưởng và ảo giác chi phối, khi điều trị cần ưu tiên sử dụng
a. Thuốc an thần kinh
b. Thuốc chông trầm cảm
c. Sốc điện
d. Liệu pháp tâm lý
a
* Bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát do buồn chán tự ty, bi quan khi điều trị cần ưu tiên sử dụng
a. Thuốc an thần kinh
b. Thuốc chống trầm cảm
c. Sốc điện
d. Liệu pháp tâm lý
b
* Xử trí sơ bộ tại cơ sở một bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát do hoang tưởng và ảo giác chi phối trước khi có thể chuyển lên bệnh viện chuyên khoa:
a. Sử dụng an thần kinh
b. Sử dụng thuốc chống trầm cảm
c. Sử dụng sốc điện
d. Sử dụng thuốc bình thản
a
* Định nghĩ tự sát theo WHO: Tự sát là một hoạt động trong đó nạn nhân tìm cách huỷ hoại bản thân với cường độ mạnh hoặc yếu để cướp đi mạng sống có sự tham gia ít hoặc nhiều … của nạn nhân.
=> ý thức
* Liệt kê các phương thức tự sát thường gặp:
- Không ăn
- …
- …
- Dùng dao kéo
- Nhảy lầu
- Đập đầu chết
- Cho điện giật.
=>
- Thắt cổ
- Uống thuốc độc
* Nguyên nhân gây tự sát trong tâm thần học thường gặp là:
- Trầm cảm nặng và hoang tưởng tự buộc tội.
- Trầm cảm với hoang tưởng mở rộng.
- Trầm cảm với hoang tưởng kỳ quái
- …
- Một số bệnh nhân sau khi điều trị ổn định lại cảm thấy buồn chán vì bản thân mang bệnh cũng có thể tự sát.
=> Do hoang tưởng và ảo giác chi phối.
* Trình bày các vấn đề cần tư vấn cho người nhà bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát:
- Các dấu hiệu sớm của bệnh
- Các biện pháp theo dõi
- …
=> quản lý chặt chẽ người bệnh
====================
NGHIỆN MA TÚY
* Ma tuý phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là:
a. Thuốc phiện
b. Heroine
c. Morphine
d. Cần sa
b
* Trong các chất dưới đây, chất nào không được coi là ma tuý ;
a. Rượu
b. Cà phê
c. Thuốc lá
d. Thuốc bình thần (Diazepam)
b
* Nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc của người nghiện xuất hiện:
a. Sau khi sử dụng ma tuý kéo dài và lặp đi lặp lại
b. Ngay sau khi sử dụng ma tuý lần đầu tiên
c. Do sống chung vứi những người nghiện ma tuý
d. Do sử dụng ma tuý trong việc chữa bệnh
a
* Trong các loại ma tuý sau, loại nào có nguồn gốc tự nhiên:
a. Morphine
b. Amphetamine
c. Heroine
d. estasy
a
* Trong các loại ma tuý sau, loại nào có nguồn gốc tổng hợp và bán tổng hợp:
a. Morphine
b. Thuốc phiện
c. Heroine
d. Cocaine
c
* Dấu hiệu chính xác nhất để khẳng định một người nghiện ma tuý:
a. Thay đổi nề nếp sinh hoạt
b. Thay đổi về cơ thể
c. Thông tin khẳng định do người khác cung cấp
d. Kết quả xét nghiệm nước tiểu
d
* Hội chứng cai ma tuý thường kéo dài khoảng:
a. 4 ngày
b. 7 ngày
c. 10 ngày
d. 15 ngày
a
* Các phương pháp cắt cơn trong điều trị cai nghiện ma tuý phổ biến hiện nay tron ngành tâm thần ở nước ta:
a. Dùng thuốc an thần kinh
b. Dùng thuốc đông y
c. Dùng vật lý trị liệu
d. Dùng liệu pháp tâm lý
a
* Con đường lây nhiễm HIV hàng đầu ở nước ta hiện nay:
a. Tiêm chích ma tuý
b. Mại dâm
c. Truyền máu
d. Lây từ mẹ sang con
a
* Nhu cầu sử dụng ma tuý của người nghiện:
a. Tăng giảm theo sức khoẻ người bệnh
b. Có xu hướng tăng lên
c. ổn định liều duy trì
d. Cả a, b, c đều đúng
b
* Dự phòng nghiện ma tuý cấp I nhằm mục đích là:
a. Giảm số người nghiện mới
b. Giảm số người đã nghiện
c. Giảm số người tái nghiện
d. Cả 3 mục đích trên
a
* Dự phòng nghiện ma tuý cấp II nhằm mục đích là:
a. Giảm số người nghiện mới
b. Giảm số người đã nghiện
c. Giảm số người tái nghiện
d. Cả 3 mục đích trên
b
* Dự phòng nghiện ma tuý cấp III nhằm mục đích là:
a. Giảm số người nghiện mới
b. Giảm số người tái nghiện
c. Giảm số người đã nghiện
d. Cả 3 mục đích trên
b
* Định nghĩa ma tuý: Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần của tự nhiên hoặc do chiết xuất tổng hợp mà có (được quy định trong các danh mục do chính phủ ban hành) khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây ức chế, kích thích mạnh hệ thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng … sẽ gây ra trạng thái gọi là nghiện ma tuý.
=> nhiều lần
* Nghiện ma tuý: Là trạng thái … đối với người có một quá trình dài, liên tục sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Người nghiện mất đi khả năng tự chủ của bản thân đối với các chất này, nếu không sử dụng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn và thèm muốn được sử dụng lại.
=> lệ thuộc
* Tác hại của nghiện ma tuý
- Làm tổn hại sức khoẻ
- …
- Gây những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh khi dùng các chất ma tuý gây ảo giác
- Gây tổn hại kinh tế
- Băng hoại đạo đức, nhân cách con người, phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Gây ra các tệ nạn xã hội, làm mất trật tự an ninh, vi phạm pháp luật
=> Làm lây nhiễm bệnh tật
* Nguyên nhân của nghiện ma tuý
- Các nguyên nhân tâm lý
- Các nguyên nhân xã hội và gia đình
- …
=> Nguyên nhân sinh học
* Bản chất của nghiện ma tuý là trạng thái đói … ở não hay lệ thuộc về tâm thần. Đó là khó khăn và trở ngại lớn nhất trong điều trị nghiện ma tuý.
=> ma tuý trường diễn
* Triệu chứng lâm sàng của hội chứng nghiện
a. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng chất ma tuý.
b. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng ma tuý về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.
c. Một trạng thái cai sinh lý khi việc sử dụng ma tuý bị ngừng lại hoặc bị giảm bớt.
d. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp thuốc, như cần phải… để chấm dứt hậu quả lúc đầu do liều thấp gây ra.
e. Dần dần sao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây có thể thay thế cho sử dụng chất ma tuý, hoặc hồi phục khỏi tác động của ma tuý (biết rõ tác hại của ma tuý mà vẫn sử dụng).
=> tăng liều
* triệu chứng lâm sàng của trạng thái cai:
Trạng thái cai bao gồm các dấu hiệu sau:Thèm chất ma tuý, lo âu, ngáp, chảy nước mắt nước mũi, nổi da gà, toát mồ hôi, buồn nôn và nôn, đau mỏi cơ khớp, rối loạn tiêu hóa ngây ngấy sốt, mạch nhanh, HA tăng, …, dãn đồng tử.
=> dị cảm, mất ngủ
* Cách phát hiện người nghiện ma tuý:
- Thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày
- Thay đổi về cơ thể:
- Dựa vào các nguồn thông tin
- …
=> Dựa vào xét nghiệm tìm chất ma tuý trong nước tiểu
====================
BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
* Bệnh tâm thần phân liệt có nguyên nhân:
a. Do yếu tố di truyền học.
b. Do yếu tố miễn dịch học.
c. Do nhiễm độc chất trung gian hoá học thần kinh (Dopanis và Serotonin)
d. Không rõ nguyên nhân.
d
* Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp ở lứa tuổi:
a. Trẻ em.
b. Tuổi vị thành niên.
c. Tuổi thanh niên.
d. Tuổi trung niên.
c
* Bệnh tâm thần phân liệt tiến triển:
a. Cấp tính.
b. Bán cấp tính.
c. Mạn tính.
d. Cả 3 kiểu trên.
c
* Triệu chứng rối loạn tư duy nào dưới đây thường gặp ở bệnh tâm thần phân liệt:
a. Rối loạn quá trình liên tưởng.
b. Lý luận xa rời thực tế.
c. Tạo ra những khái niệm mới, xa rời thực tế.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Triệu chứng rối loạn cảm xúc nào dưới đây thường gặp ở bệnh tâm thần phân liệt:
a. Thay đổi tình cảm với người thân.
b. Cảm xúc trái ngược, không thích hợp.
c. Cảm xúc 2 chiều.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Triệu chứng rối loạn hành vi nào dưới đây thường gặp ở bệnh tâm thần phân liệt:
a. Hành vi tinh nghịch, lố lăng.
b. Hành vi có tính chất điệu bộ.
c. Hành vi có tính chất định hình.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Các triệu chứng sau, triệu chứng nào được coi là triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt:
a. Tư duy vang thành tiếng.
b. Tư duy phi tán.
c. Tư duy nhập chậm.
d. Tư duy nhập nhanh.
a
* Hoang tưởng nào dưới đây được coi là triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt:
a. Hoang tưởng bị chi phối.
b. Hoang tưởng tự cao.
c. Hoang tưởng ghen tuông.
d. Hoang tưởng nhận nhầm.
a
* Ảo giác nào dưới đây được coi là triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt:
a. Ảo thị rùng rợn ghê sợ.
b. Ảo giác xúc giác.
c. Ảo thanh bình phẩm, ảo thanh xuất phát từ một bộ phận của cơ thể.
d. Ảo giác khứu giác.
c
* Rối loạn cảm xúc nào dưới đây thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.
a. Cảm xúc trầm.
b. Cảm xúc bàng quan.
c. Cảm xúc không thích hợp.
d. Cảm xúc hưng phấn.
b
* Các rối loạn hoạt động nào dưới đây hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt:
a. Giảm hoạt động.
b. Kích động.
c. Hoạt động tự động.
d. Bất động.
c
* Các triệu chứng sau, triệu chứng nào thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt:
a. Cảm xúc cùn mòn.
b. Tư duy nghèo nàn.
c. Lười nhác, cách ly xã hội.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Theo ICD- 10. thời gian để chẩn đoán xác định bệnh tâm thần phân liệt:
a. Ít nhất là 1 tuần.
b. Ít nhất là 2 tuần
c. Ít nhất là 1 tháng
d. Ít nhất là 2 tháng
c
* Tiên lượng bệnh tâm thần phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:
a. Tuổi.
b. Nhân cách tiền bệnh lý.
c. Tiền sử gia đình.
d. Cả 3 yếu tố trên.
d
* Thuốc an thần kinh có tác dụng:
a. Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác)
b. Gây an dịu thần kinh.
c. Giải ức chế.
d. Cả 3 tác dụng trên.
d
* Tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc an thần kinh:
a. Hội chứng ngoại tháp.
b. Hội chứng an thần kinh ác tính.
c. Rối loạn chức năng gan.
d. Giảm bạch cầu hạt.
a
* Nguyên tắc nào dưới đây được áp dụng điều trị bệnh tâm thần phân liệt:
a. Điều trị triệu chứng kết hợp phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
b. Kết hợp nhiều biện pháp điều trị theo giai đoạn phát triển bệnh.
c. Điều trị sớm, lâu dài và liên tục.
d. Cả 3 nguyên tắc trên.
d
* Biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt nào được áp dụng tại cộng đồng:
a. Điều trị duy trì bằng thuốc ATK.
b. Điều trị bằng biện pháp tâm lý.
c. Điều trị bằng lao động và tái thích ứng xã hội.
d. Cả 3 biện pháp trên.
d
* Thể bệnh tâm thần phân liệt nào dưới đây thường gặp:
a. Thể Paranoit (F20. 0)
b. Thể thanh xuân (F20. 1)
c. Thể căng trương lực (F20. 20)
d. Thể di chứng (F20. 5)
a
* Chỉ định sốc điện cho bệnh tâm thần phân liệt với các biểu hiện nổi bật sau:
a. Hội chứng ảo giác Paranoit.
b. Hội chứng bất động căng trương lực.
c. Hội chứng Paranoia.
d. Cả 3 trường hợp trên.
b
* Chống chỉ định thuốc an thần kinh đối với trường hợp nào dưới đây:
a. Bệnh cơ thể nặng, nhiễm khuẩn nặng.
b. Bệnh Glaucome.
c. Bệnh thần kinh: nhược cơ, Parkinson.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Triệu chứng rối loạn hình thức tư duy nào dưới đây hay gặp trong bênh tâm thần phân liệt:
a. Tư duy chậm chạp.
b. Tư duy ngắt quãng.
c. Tư duy lai nhai.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
b
* Các triệu chứng rối loạn hoạt động có ý chí nào dưới đây hay gặp trong bệnh tâm thần phân liệt:
a. Giảm hoạt động.
b. Tăng hoạt động.
c. Mất hoạt động.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
c
* Tiên lượng được gọi là tốt đối với thể bệnh tâm thần phân liệt nào dưới đây:
a. Tâm thần phân liệt thể Paranoit (F20. 0)
b. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20. 1)
c. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20. 2)
d. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20. 4)
a
* Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng có tính chất…(a)…căn nguyên chưa rõ ràng, làm biến đổi …(b)… theo kiểu phân liệt.
=> (a) Tiến triển, (b) Nhân cách
* Hai quá trình cơ bản của quá trình phân liệt đó là:…(a)… và …(b)…
=> (a) Tính thiếu hoà hợp và tính tự kỉ, (b) Giảm sút thế năng tâm thần
* Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD- 10 cần ít nhất là…(a)…triệu chứng rõ từ nhóm a đến nhóm d và ít nhất là…(b)…triệu chứng rõ từ nhóm e đến nhóm h.
=> (a) Một, (b) Hai
* Điều trị bệnh tâm thần phân liệt là điều trị …(a)… kết hợp với…(b)…
=> (a) Triệu chứng, (b) Tái thích ứng xã hội
* Tiền lượng bệnh tâm thần phân liệt được gọi là xấu nếu tuổi khởi phát …(a)…với chủ yếu là triệu chứng…(b)…
=> (a) Còn trẻ, (b) Âm tính
* Không chẩn đoán tâm thần phân liệt nếu trong đó có hội chứng …(a)…và hội chứng…(b)…chiếm ưu thế trong bệnh cảnh.
=> (a) Hưng cảm, (b) Trầm cảm
* Thuốc an thần kinh là thuốc có tác dụng …(a)… và tác dụng …(b)…ngoài ra còn có tác dụng phụ ngoại tháp.
=> (a) Chống loạn thần, (b) An dịu
* Thuốc an thần kinh có nhiều loại, do đó cần phải …(a)…và …(b)…với từng bệnh nhân.
=> (a) Chọn lựa, (b) Thích hợp
* Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh có rất nhiều nguyên nhân gây lên.
A. đúng
B. sai
b
* Bệnh tâm thần phân liệt gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
A. đúng
B. sai
b
* Bệnh tâm thần phân liệt thường phát sinh ở lứa tuổi trẻ.
A. đúng
B. sai
a
* Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD- 10. thời gian tồn tại các triệu chứng ít nhất phải là 1 tháng.
A. đúng
B. sai
a
* Điều trị bệnh tâm thần phân liệt là phải điều trị sớm, lâu dài, liên tục và theo dõi gần như suốt đời.
A. đúng
B. sai
a
* Phòng bệnh tâm thần phân liệt là phương pháp phòng tuyệt đối được.
A. đúng
B. sai
b
* Tác dụng không mong muốn của thuốc an thần kinh là thường gây lên hội chứng an thần kinh ác tính.
A. đúng
B. sai
b
* Tâm thần phân liệt thể Paranoit là thể hay gặp nhất trong các thể bệnh tâm thần phân liệt.
A. đúng
B. sai
a
====================
LẠM DỤNG RƯỢU, NGHIỆN RƯỢU.
* Say rượu đơn thuần xảy ra:
a. Phụ thuộc vào số lượng rượu được uống
b. Phụ thuộc vào chủng loại rượu được uống
c. Phụ thuộc vào thời điểm uống rượu
d. cả a, b, c
a
* Say rượu bệnh lý xảy ra ở người nghiện rượu:
a. Không phụ thuộc vào số lượng rượu được uống
b. Không phụ thuộc vào chủng loại rượu được uống
c. Không phụ thuộc vào thời điểm uống rượu
d. Không phụ thuộc nồng độ rượu trong máu người bệnh
a
* Say rượu bệnh lý thường gặp ở
a. Người lần đầu uống rượu
b. Người uống nhiều rượu
c. Người nghiện rượu lâu năm
d. Người uống ít rượu
c
* Sảng rượu thường xuất hiện ở người nghiện rượu khi:
a. Uống nhiều rượu
b. Không có rượu để uống
c. Uống rượu không đủ nhu cầu
d. khi say rượu
b
* Cơn co giật có thể xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính khi
a. Uống nhiều rượu
b. Không có rượu để uống
c. Uống rượu không đủ nhu cầu
d. khi bắt đầu uống rượu
b
* Bệnh nhân nghiện rượu mạn tính xuất hiện hội chứng cai khi:
a. Không có rượu để uống uống rượu
b. Số lượng rượu uống không đủ nhu cầu
c. Khi uống loại rượu khác lạ
d. Khi uống nhiều rượu
a
* Hoang tưởng ghen tuông là hoang tưởng thường gặp trong:
a. Nghiện rượu mạn tính
b. Tâm thần phân liệt
c. Rối loạn cảm xúc
d. Loạn thần cấp
a
* Hội chứng Kosakov có thể gặp trong
a. Nghiện rượu mạn tính
b. Tâm thần phân liệt
c. Rối loạn cảm xúc
d. Nghiện Heroine
a
* Nguyên nhân dẫn đến nghiện rượu là do:
a. Nhân cách phụ thuộc, hay lo âu …
b. tập tục sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp, xã hội, gia đình.
c. sang chấn tâm lý, lo âu căng thẳng …
d. Cả 3 ý trên đều đúng
d
* Điều trị nghiện rượu mạn tính sử dụng:
a. Liệu pháp tâm lý
b. Liệu pháp hoá dược
c. Liệu pháp gây ghét sợ
d. Kết hợp nhiều liệu pháp
d
* Điều trị nghiện rượu là điều trị:
a. Hội chứng cai rượu
b. Điều trị biến chứng tâm thần
c. Điều trị biến chứng cơ thể
d. Cả a, b, c đều đúng
d
* Lạm dụng rượu và nghiện rượu là việc sử dụng rượu vượt quá mục đích cho phép (chữa bệnh) có sự … vào rượu, ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể và tâm thần, ảnh hưởng tới các mối quan hệ với mọi người và các hành vi kinh tế.
=> phụ thuộc
* Say rượu bệnh lý xảy ra ở những người có trạng thái phụ thuộc rượu rõ rệt, …lượng rượu đã uống, thường thấy sau khi dùng một lượng rượu nhỏ.
=> không phụ thuộc
* Chẩn đoán nghiện rượu, áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD10: Bệnh nhân có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Thèm rượu mãnh liệt.
- Không kiểm soát được việc uống rượu (lượng rượu, thời gian uống).
- …
- Lượng rượu uống ngày càng tăng.
- Xao nhãng công việc hay thú vui cũ.
- Tiếp tục uống rượu mặc dù biết rõ tác hại của rượu.
=> Khi từ bỏ rượu sẽ xuất hiện hội chứng cai rất khó chịu, buộc phải uống lại.
* Nguyên nhân dẫn đến lạm dụng rượu - nghiện rượu:
- Nhân tố sinh học
- Nhân tố văn hoá xã hội
- …
=> Nhân tố tâm thần
* tác hại của lạm dụng rượu – nghiện rượu:
- Tác hại về mặt cơ thể và tâm thần
- …
=> Tác hại về mặt gia đình và xã hội
* Điều trị nghiện rượu:
- Liệu pháp tâm lý
- …
=> Liệu pháp gây ghét sợ
* tiên lượng của nghiện rượu và lạm dụng rượu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tuổi.
- Mức độ tái thích ứng xã hội.
- Sự phối hợp của gia đình và cộng đồng.
- …
- Chất lượng điều trị.
=> Tình trạng cơ thể: gan, thận …
* Co giật trong nghiện rượu mạn tính chỉ xuất hiện khi bệnh nhân cai rượu
A. đúng
B. sai
a
* Hoang tưởng ghen tuông chỉ xuất hiện ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính
A. đúng
B. sai
b
* Say rượu bệnh lý chỉ xuất hiện ở người nghiện rượu mạn tính
A. đúng
B. sai
a
* Điều trị nghiện rượu chỉ là điều trị hội chứng cai rượu
A. đúng
B. sai
b
====================
KÍCH ĐỘNG.
* Các nguyên nhân gây kích động thường gặp là:
a. Do sang chấn tâm lý.
b. Do hoang tưởng ảo giác chi phối.
c. Do thay đổi đột ngột môi trường sinh hoạt.
d. Do cả 3 nguyên nhân.
d
* Bệnh thường gây ra kích động là:
a. Bệnh tâm căn.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh cơ thể tâm sinh.
d. Bệnh loạn thần triệu chứng.
b
* Trong các trạng thái kích động sau, khó đề phòng nhất là:
a. Kích động do sang chấn tâm lý.
b. Kích động do hoang tưởng và ảo giác chi phối.
c. Kích động do rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn.
d. Kích động do thay đổi đột ngột môi trường sinh hoạt.
d
* Trong các trạng thái kích động sau, có thể chấm dứt bằng liệu pháp tâm lý đối với trạng thái kích động nào:
a. Kích động do sang chấn tâm lý.
b. Kích động do hoang tưởng và ảo giác chi phối.
c. Kích động do rối loạn ý thức kiểu hoàng hôn.
d. Kích động do thay đổi đột ngột môi trường sinh hoạt.
a
* Trong các trường hợp kích động sau, nên chỉ định liệu pháp sốc điện đối với:
a. Kích động trầm cảm (Có ý định hay hành vi tự sát)
b. Kích động căng trương lực (Không ăn)
c. Dùng thuốc không có tác dụng hay bị chống chỉ định.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Một bệnh nhân nam giới 30 tuổi, vào viện sau nhiều ngày mắc bệnh với các biểu hiện mất ngủ, sợ hãi vô cớ, đánh đuổi người thân và đập phá đồ đạc trong gia đình. Bệnh nhân được cưỡng chế nhập viện điều trị. Bạn nghĩ đến nguyên nhân nào sau đây gây ra tình trạng kích động trên:
a. Do sang chấn tâm lý.
b. Do hoang tưởng và ảo giác chi phối.
c. Do rối loạn nhân cách.
d. Do rối loạn cơ thể.
b
* Kích động là một trạng thái…(a)… quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không thích hợp với hoàn cảnh, thường mang tính chất…(b)…
=> (a) Hưng phấn tâm lý, vận động, (b) Phá hoại, nguy hiểm.
* Bệnh nhân hưng cảm thường là không kích động, người bệnh chỉ kích động khi đã…(a)… hoặc có…(b)… đi kèm.
=> (a) Kiệt sức, (b) Bệnh cơ thể, bệnh nhiễm khuẩn.
* Liệu pháp tâm lý phải được áp dụng ngay từ đầu đối với tất cả các trường hợp kích động.
A. đúng
B. sai
a
* Kích động là một cấp cứu trong tâm thần học cần được xử trí và điều trị kịp thời.
A. đúng
B. sai
a
====================
TRẦM CẢM
* Trầm cảm có nguyên nhân:
a. Do sang chấn tâm thần và cơ thể.
b. Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm (thuốc an thần kinh, thuốc gây nghiện…)
c. Không rõ nguyên nhân (bệnh nội sinh)
d. Cả 3 nguyên nhân trên.
d
* Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào là quan trọng nhất của 1 hội chứng trầm cảm:
a. Khí sắc trầm.
b. Mất mọi sự quan tâm và thích thú.
c. Tăng sự mệt mỏi sau một cố gắng nhỏ.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
a
* Trong các triệu chứng phổ biến sau của trầm cảm, cần lưu ý đến triệu chứng nào nhất:
a. Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
b. Giảm sút sự tập trung và sự chú ý.
c. Có những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
d. Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm và bi quan.
c
* Trong các bệnh sau đây, bệnh nào thường gây ra hội chứng trầm cảm nhất:
a. Bệnh tâm căn.
b. Bệnh tâm thần phân liệt.
c. Bệnh động kinh.
d. Cả 3 bệnh trên.
a
* Hội chứng trầm cảm điển hình, triệu chứng nào thường gặp nhất:
a. Cảm xúc bị ức chế.
b. Tư duy bị ức chế.
c. Vận động bị ức chế.
d. Cả 3 triệu chứng trên.
d
* Trong các lứa tuổi sau, lứa tuổi nào hay gặp trầm cảm nhất:
a. Tuổi học sinh (6 – 12 tuổi)
b. Tuổi vị thành niên (12 – 18 tuổi)
c. Tuổi thanh niên (18 – 45 tuổi)
d. Tuổi già (> 65 tuổi)
c
* Để chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10 thì ít nhất các triệu chứng chính cần có phải là:
a. 1 trong 3 triệu chứng.
b. 2 trong 3 triệu chứng.
c. Cả 3 triệu chứng.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
b
* Để chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10. ngoài các triệu chứng chính thì ít nhất các triệu chứng phổ biến cần có phải là:
a. 2 trong 7 triệu chứng.
b. 3 trong 7 triệu chứng.
c. 4 trong 7 triệu chứng.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
a
* Trong các trường hợp sau, trường hợp trầm cảm nào phải nhập viện điều trị nội trú:
a. Trầm cảm mức độ nhẹ.
b. Trầm cảm mức độ vừa.
c. Trầm cảm mức độ nặng.
d. Cả 3 trường hợp trên.
c
* Trong các biện pháp xử trí đối với một trường hợp trầm cảm nặng, biện pháp nào là quan trọng nhất:
a. Xử trí bằng sốc điện.
b. Xử trí bằng thuốc.
c. Quản lý và theo dõi chặt chẽ.
d. Phối hợp cả 3 biện pháp trên.
c
* Trong các biện pháp điều trị trầm cảm nặng, bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì liệu pháp nào đáp ứng nhanh nhất:
a. Liệu pháp sốc điện.
b. Liệu pháp tâm lý.
c. Liệu pháp hoá dược.
d. Cả 3 liệu pháp trên.
a
* Trong các trường hợp trầm cảm sau, trường hợp nào có thể điều trị ngoại trú được:
a. Trầm cảm mức độ nhẹ.
b. Trầm cảm mức độ vừa.
c. Trầm cảm mức độ nặng đã điều trị ổn định.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Đối với một trường hợp trầm cảm triệu chứng, trong các biện pháp xử trí sau, biện pháp nào là biện pháp chính:
a. Điều trị trầm cảm.
b. Điều trị bệnh cơ thể.
c. Phối hợp điều trị bệnh cơ thể với điều trị trầm cảm.
d. Cả 3 biện pháp trên.
b
* Trong các trường hợp trầm cảm sau, trường hợp nào được chỉ định điều trị bằng sốc điện:
a. Trầm cảm nặng có ý tưởng và hành vi tự sát.
b. Trầm cảm cần điều trị nhanh (do không chờ được tác dụng của thuốc)
c. Trầm cảm chống chỉ định hoặc kháng lại các thuốc chống trầm cảm.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Liệu pháp tâm lý có hiệu quả với trường hợp trầm cảm nào dưới đây:
a. Trầm cảm triệu chứng.
b. Trầm cảm tâm căn.
c. Trầm cảm nội sinh.
d. Cả 3 trường hợp trên.
b
* Thuốc chống trầm cảm được chỉ định cho những trường hợp nào dưới đây:
a. Trầm cảm nội sinh.
b. Trầm cảm phản ứng.
c. Trầm cảm tâm căn.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Thuốc chống trầm cảm chống chỉ định cho những trường hợp nào dưới đây:
a. Bệnh nhân trầm cảm có rối loạn tim mạch và hô hấp nặng.
b. Bệnh nhân trầm cảm kèm tăng nhãn áp (Glaucome)
c. Phụ nữ có thai và người già.
d. Cả 3 trường hợp trên.
d
* Bệnh nhân nữ, 46 tuổi. Vào viện sau 3 tuần, mắc bệnh với các biểu hiện buồn chán, luôn bi quan về cuộc sống, có lúc đã nghĩ đến cái chết. Kèm theo bệnh nhân mất ngủ, chán ăn và ngại làm việc. Theo bạn, hướng tới chẩn đoán gì là đúng nhất:
a. Tâm thần phân liệt.
b. Trầm cảm.
c. Tâm căn suy nhược.
d. Cả 3 chẩn đoán trên.
b
* Trầm cảm là một…(a)…gặp ở rất nhiều …(b)…khác nhau.
=> (a) Hội chứng, (b) Bệnh lý
* Trầm cảm nặng là một…(a)…trong lâm sàng tâm thần học vì…(b)…
=> (a) Cấp cứu, (b) Nguy cơ tự sát cao.
* Thuốc chống trầm cảm phát huy tác dụng…(a)…thường là sau từ…(b)…ngày.
=> (a) Chậm, (b) 8 đến 15
* Chẩn đoán trầm cảm theo ICD- 10 cần có ít nhất là …(a)…triệu chứng chính và …(b)… triệu chứng phổ biến.
=> (a) 2/3, (b) 2/7
* Trầm cảm không điển hình thường rất …(a)…được …(b)…bởi rất nhiều các rối loạn khác.
=> (a) Đa dạng, (b) Che lấp
* Giảm khí sắc là triệu chứng thường gặp trong hội chứng trầm cảm.
A. đúng
B. sai
a
* Cảm xúc bàng quan hay gặp trong hội chứng trầm cảm.
A. đúng
B. sai
b
* Cảm xúc lụi tàn hay gặp trong hội chứng trầm cảm.
A. đúng
B. sai
b
* Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trong nhất nhiều bệnh lý khác nhau.
A. đúng
B. sai
a
* Trầm cảm là một hội chứng cần được theo dõi và xử trí kịp thời vì bệnh nhân thường có ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại, tự sát.
A. đúng
B. sai
a
* Trầm cảm là một rối loạn ít gặp trong cộng đồng.
A. đúng
B. sai
b
* Trầm cảm là một rối loạn tâm thần cần được theo dõi và điều trị gần như suốt đời.
A. đúng
B. sai
b
Nhãn:
test