2018-01-28

Trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae)

Trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae)
Gây bệnh nguy hiểm cho người, chủ yếu là trẻ em, là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc rất cấp tính và gây thành dịch.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Gr(+), 0.5-1x2-8mcm, luôn có hạt nhiễm sắc (không bào chưa polyme của polyphosphoric), đa hình thái (hình chuỳ, hình vợt), đứng thành từng đám như chữ nho.
Khó nuôi cấy, phát triển tốt trên môi trường có máu hoặc huyết thanh.
Phân biệt TKBH và giả bạch hầu

ure
glucose
maltose
Lactose
TKBH
-
+
+
-
Giả TKBH
+
-
-
-
Kháng nguyên: KN thân (O), KN bề mặt (KN vỏ ...K), giữa KN và độc lực không có liên quan --> không định loại theo KN
3 typ sinh học: gravis, mitis, intermedius. Gravis thường gây dịch bh lớn, còn mitis thì gây dịch bh tản phát, dai dẳng (chủ yếu ở nước ta trong những năm gần đây là do typ mitis). Tuy nhiên 3 typ không khác nhau về ngoại độc tố.
Đề kháng: khá tốt, ít nhạy cảm với a.sáng, nhiệt độ, có thể tồn tại ở đồ chơi và quần áo từ một đến vài tuần.
TKBH đề kháng với sulfamid, nhạy cảm với penicillin và ksinh có hoạt phổ rộng.
CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Lây theo đường thở (nước bọt, đồ chơi)
Ký sinh ở phần trên đường hô hấp (hầu họng), ngoài ra còn có thể ở nơi tổn thương của niêm mạc mắt, âm đạo và da
--> tạo màng giả bạch hầu (trắng xám, dai, khó bóc, khi bóc thì hay bị chảy máu, được tạo thành do fibrin và tế bào viêm)
 --> TKBH tiết ngoại độc tố (glycoprotein) thấm vào máu tới toàn thân, phần B (binding) bám vào màng tế bào cảm thụ giúp phần tử A (active, mang hoạt tính enzyme) chui vào tb ngăn cản sự sinh tổng hợp protein của tế bào (ngăn cản giải phóng tARN sau khi nó đã đưa các aa đến polyribosom)
--> nhiễm độc toàn thân
Cơ quan bị tổn thương nặng: tim (biến chứng tim --> chết), tk ngoại biên (biến chứng liệt), tuyến thượng thận, gan.
Ngoại độc tố xử lý = 0.5%formalin/37oC --> giải độc tố --> vaccin phòng bệnh hiệu quả.
MIỄN DỊCH
Sau nhiễm/ tiêm vaccin --> có kháng thể --> trung hoà độc tố, không ngăn cản được người lành mang vi khuẩn --> phải nghiêm ngặt trong tiêm vaccin --> tránh phát dịch.
Phản ứng Schick --> đánh giá tình trạng  miễn dịch bạch hầu.
CHẨN ĐOÁN VSV
Do bệnh cấp tính, nguy hiểm --> chẩn đoán nhanh
Bệnh phẩm: màng giả bạch hầu, ngoáy họng (khi nhiễm trùng, nhiễm độc)
Nhuộm trực tiếp: làm 2 tiêu bản, 1 xanh methylen kiềm --> quan sát hạt nhiễm sắc, 1 nhuộm Gram --> xem vk khác.
h/ảnh điển hình là trực khuẩn hình truỳ có hạt nhiễm sắc

nuôi cấy, xđ các tính chất svhh, xác định độc tố bằng pư Elek