2018-01-28

tụ cầu (Staphylococci)

TỤ CẦU (Staphylococci)
Thường ký sinh phổ biến ở da, lỗ mũi, đường hô hấp trên.
µTụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
*Cầu khuẩn, 0.8-1mcm, đứng thành chùm nho, bắt màu Gr+, ko lông, ko nha bào, thường ko vỏ
*Dễ nuôi, hiếu và kỵ khí.
-         Thạch thường --> khuẩn lạc S, 1-2mm, nhẵn, vàng chanh
-         Thạch máu --> tan máu hoàn toàn (β)
*khả năng đề kháng cao hơn các vk không nha bào khác
*hay gặp nhất và kháng kháng sinh mạnh nhất trong các vk Gr+. Đa số kháng penicillin G do tiết penicillinase nhờ R-plasmid. Một số kháng methicillin (MRSA-methicillin resistance S.aureus). Rất ít tụ cầu đề kháng được với cephalosporin. Nếu kháng cephalosporin nữa thì dùng vancomycin (đây là kháng sinh để dành, độc)
*tính chất svhh:
-         coagulase (+): đông huyết tương khi đã được chống đông  --> # tụ cầu khác.
-         catalase (+) -->  # liên cầu
-         mannitol (+)
-         phosphatase (+)
*tụ cầu có nhiều loại kháng nguyên, trong đó có protein A trên bề mặt gắn được phần Fc của IgG --> mấy opsonin hoáa --> giảm thực bào.
ĐỘC TỐ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC
-         độc tố ruột
-         độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc (cơ chế gây sốc tương tự nội độc tố)
-         exfoliatin toxin (hay epidermolytic toxin): là ngoại độc tố --> hội chứng phỏng rộp và chốc lở da ở trẻ
-         alpha toxin --> tan bạch cầu nhân đa hình, tiểu cầu --> áp xe, hoại tử da, tan máu
-         độc tố bạch cầu (leucocidin)
-         ngoại độc tố sinh mủ
-         dung huyết tố (hemolysin hay staphylolysin): 4 loại α,β,γ,δ.
-         Fibrinolysin (staphylokinase) là một enzym đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người, giúp tụ cầu phát triển trong các cục máu và gây vỡ các cục  máu này, gây nên tắc mạch
-         Coagulase
-         Hyaluronidase --> phân giải acid hyaluronic của mô liên kết, giúp vk lan tràn vào mô.
-         beta-lactamase
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng và có thể ở da. Có nhiều yếu tố độc lực nên gây nhiều bệnh:
-         nhiễm khuẩn ngoài da: vk qua lỗ chân lông, tuyến dưới da --> mụn nhọt, đầu đinh, áp xe, eczema, hậu bối (áp xe như tổ ong),…
-         nhiễm khuẩn huyết (tcv là căn nguyên số 1): tcv tới các cơ quan khác nhau gây áp xe (gan, não, phổi, tuỷ xương,…), viêm nội tâm mạc, viêm tắc tĩnh mạch, viêm xương (trở thành mạn tính) --> rất nặng
-         viêm phổi: ít gặp, thường xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus (vd.cúm) hoặc sau nhiễm khuẩn huyết --> rất nặng.
-         nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp: thức ăn nhiễm độc tố tcv, 2-8h --> nôn, đi ngoài dư dội, phân lẫn nước --> shock
-         nhiễm khuẩn bệnh viện: phổ biến, kháng kháng sinh mạnh, phải dùng tới vancomycin, tỷ lệ tử vong cao.
-         Hội chứng da phồng rộp.
-         Hội chứng sốc nhiễm độc.
MIỄN DỊCH
Nói chung là thấp
CHẦN ĐOÁN VI SINH VẬT
Phân lập xác định dễ dàng
Bệnh phẩm: máu, mủ, phân,…tuỳ loại bệnh
PHÒNG BỆNH
Vệ sinh môi trường, quần áo, bệnh viện
ĐIỀU TRỊ
Kháng sinh trị liệu (chọn lọc thuốc thích hợp qua kháng sinh đồ)
Vaccin gây m.dịch (vaccin chết được bào chế từ tcv ở chính BN (vaccin tự liệu) hoặc dùng các chủng tcv mẫu là những loại hay gặp (vaccin trị liệu).
µStaphylococcus epidermidis (tụ cầu da) và Staphylococcus saprophyticus
Ký sinh ở da, lỗ mũi.
Sự ký sinh của chúng bảo vệ cơ thể vì cạnh tranh receptor để bám với các vi khuẩn độc lực.

Khi cơ thể suy giảm md thì chúng có thể gây nhiễm trùng cơ hội. S.epidermidis gây nhiễm khuẩn da và viêm nội tâm mạc bán cấp, S.saprophyticus gây nhiễm khuẩn tiết niệu