2018-01-28

Đại cương về ký sinh trùng y học

Bài 1 Đại cương về ký sinh trùng y học
-         Ký sinh trùng là những sinh vật chiếm sinh chất của những sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển

kst vĩnh viễn/tạm thời
vd:
giun đũa sống trong ruột người (vĩnh viễn)
muỗi hút máu người khi đói (tạm thời)

nội kst/ngoại kst (theo vị trí ks)
vd:
gun sán (nội)
nấm da, côn trùng ở ngoài môi trường chỉ khi hút máu mới là lúc ký sinh (ngoại)

kst đơn chủ/đa chủ/lạc vật chủ
vd:
giun đũa người chỉ sống trên người (đơn chủ)
sán lá gan nhỏ sống trên người, chó mèo (đa chủ)
giun đũa chó nhiễm vào người gây bệnh ấu trùng (lạc vật chủ)

kst cơ hội: bình thường ký sinh không gây bệnh, nhưng khi cơ thể suy giảm miễn dịch thì gây bệnh.
vd: bệnh đơn bào ở bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân lao

bội kst: kst này sống ký sinh vào một loại kst khác
vd: kst sốt rét ký sinh trong muỗi

-         Vật chủ là những sinh vật bị ký sinh

Vật chủ chính: vật chủ mang kst trưởng thành và có khả năng sinh sản hữu tính
Vd:
Người, chó mèo là vật chủ chính của sán lá gan nhỏ
Muỗi là vật chủ chính của kst sốt rét

Vật chủ trung gian: kst phát triển một giai đoạn nào đó, không tới mức trưởng thành, không có sinh sản hữu tính.
Vd:
ốc là vật chủ trung gian của sán lá
trâu bò/lợn là vật chủ trung gian của sán dây bò/lợn

môi giới truyền bệnh: vận chuyển mầm bệnh, không làm thay đổi kst.
Vd:
Ruồi nhặng vận chuyển trứng giun sán, bào nang đơn bào

Trung gian truyền bệnh: sinh vật mang kst trong chu kì (trừ người)
Vd:
Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt rét (nhưng là vật chủ chính)

Vật chủ chứa: vật chủ mà ấu trùng vào, di chuyển đến vùng nào đó, dừng lại, không phát triển, chỉ khi có vật chủ thích hợp ăn phải nó thì nó phới tiếp tục phát triển
Vd: sán lá phổi trong thịt thú rừng

-         Chu kỳ: toàn bộ quá trình phát triển của kst từ giai đoạn non (trứng/ấu trùng) đến khi trưởng thành có khả năng sinh ra trứng hay ấu trùng mới.

6 loại chu kỳ:
1.     Người --> ngoại giới--> người
Vd: giun đường ruột, đơn bào đường ruột
2.     Người--> ngoại giới--> vật chủ trung gian --> người
Vd: sán lá gan nhỏ, sán lá phổi
3.     Người--> ngoại giới--> vật chủ trung gian --> ngoại giới --> ngoại giới
Vd: sán máng
4.     Người --> vật chủ trung gian--> ngoại giới--> người
Vd: trùng roi đường máu
5.     Người--> vật chủ trung gian --> người
Vd: giun chỉ, sốt rét
6.     Người --> người --> người
Vd: trùng roi âm đạo, ghẻ

-         Hình thức sinh sản của kst phong phú, nhanh và nhiểu:

Ss vô tính: amip, trùng roi, kst sốt rét ở người

Ss hữu tính:
Ss lưỡng tính (1 cá thể có cả 2 bộ phận sinh dục đực - cái): sán lá gan/phổi/ruột, sán dây…
Ss đơn tính (cá thể đực và cá thể cái riêng biệt): giun đũa/tóc/móc/mỏ…

Đẻ trứng: giun đũa/tóc/móc
Đẻ ấu trùng: giun chỉ/xoắn
Rụng đốt: sán dây lợn/bò

-         Phân  loại sơ bộ kst:

Kst thuộc giới động vật:
1.     Đơn bào (Protozoa)
+ lớp chân giả (Rhizopoda): các loại amip đường ruột và ngoài ruột
+lớp trùng roi (Flagellata): các loại trùng roi đường tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu,  máu và nội tạng
+lớp trùng lông (Ciliata): trùng lông Balantidium coli
+lớp bào tử trùng (Sporozoa): không có bộ phận vận động, sinh sản bằng bào tử, vd: chi Plasmodium (có kst sốt rét), chi Toxoplasma
2.     Đa bào (Metazoaire)
2.1.          Giun sán:
+ giun tròn (Nematoda): đơn tính như giun đũa/tóc/móc/mỏ/kim/lươn/chỉ/xoắn
+sán lá (Trematoda): lưỡng giới (sán lá gan/ruột/phổi), đơn giới (sán máng)
+sán dây (Cestoda): lưỡng tính, có sán dây lợn/bò,…
2.2.          Tiết túc (Arthropoda)
+lớp côn trùng (Insecta)
+lớp nhện (Archnida)
+lớp giáp xác (Cyclop)
+lớp cận chân đốt (Para-arthropode)
+lớp chân mềm (Mollusque)
          Kst thuộc giới nấm:
1.     Nấm tảo (nấm trứng - Phycomycetes)
2.     Nấm đảm (Basidiomycetes)
3.     Nấm túi (nấm nang - Ascomycetes)
4.     Nấm bất toàn (Fungi sp…)

-         Danh pháp: chỉ loài viết thường, còn lại viết hoa chữ cái đầu, sp = species, spp = species pluriel (nhiều loài), var. là thứ

-         Bệnh kst:

·        Nhiễm kst có thể gây các hội chứng: thiếu/suy giảm dinh dưỡng, viêm, nhiễm độc, hội chứng não - thần kinh, thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan.
·        4 giai đoạn bệnh: ủ bệnh, phát bệnh, bệnh lui, sau khi khỏi bệnh
·        Bệnh kst thường âm thầm (trừ amip cấp, sốt rét ác tính, giun xoắn), kéo dài, có thời hạn (phụ thuộc tuổi thọ của kst và sự tái nhiễm), có tính chất xã hội
·        Ký sinh trùng lạnh: vật chủ bị ký sinh không bị bệnh
·        ủ bệnh: vật chủ bị ký sinh nhiễm bệnh nhưng chưa biểu hiện
·        phản ứng của vật chủ đối với kst: đầy đủ các hình thức của miễn dịch, nhưng nói chung là yếu, không thể ngăn tái nhiễm, chỉ đủ để chẩn đoán, có thể có hiện tượng phản ứng chéo
·        kst phản ứng lại cơ thể bằng cách: ẩn dật, ức chế miễn dịch, thay đổi kháng nguyên bề mặt, bắt chước kháng nguyên của vật chủ.
·        Chẩn đoán  = xét nghiệm (trực tiếp/gián tiếp) + chẩn đoán dịch tễ/vùng/cộng đồng
·        Thuốc điều trị cần có phổ rộng, ít độc, tiện, giá thấp, dễ mua và bảo quản