2018-01-28

một số xoắn khuẩn gây bệnh

Một số xoắn khuẩn gây bệnh
Hình thể: xoắn lò xo, mềm mại, dễ uốn, mảnh, đường kính thân 0.1-0.5mcm, dài 5-40mcm, di động mạnh nhờ các sợi fibrin quanh các ống nguyên tương
Gr(-) nhưng phải nhuộm = pp Fontana-Tribondeau.
Đề kháng yếu
3 giống quan trọng:
-         Treponema: vòng xoắn đều nhau, khoảng cách giữa các vòng xoắn cũng đều nhau, đại diện là T.pallidum àbệnh giang mai
-         Borrelia: vòng xoắn không đều nhau và khoảng cách giữa các vòng xoắn cũng không đều nhau, đại diện là B.recurrentis à sốt hồi quy.
-         Leptospira: các vòng xoắn sát nhau, hai đầu cong lại như móc câu.
µxoắn khuẩn sốt hồi quy (Borrelia recurrentis)
lây truyền qua chấy rận:
người bệnh (trong máu có xoắn khuẩn) àchấy rận dập nátàngười lành (da bị xây sát do ngứa gãi)
Ủ bệnh 1 tuần à sốt cao đột ngột àngừng sốt ít lâu à sốt lại (chu kì này lặp lại 3-4 lần)
Miễn dịch chỉ trong vài tháng do Borrelia có khả năng thay đổi kháng nguyên.
Chẩn đoán vsv: lấy máu BN lúc sốt cao à tiêu bản giọt đặc, nhuộm Giemsa.
Điều trị: Penicillin, tetracyclin.
µxoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum biovar pallidum)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mảnh, đường kính 0.2mcm, dài 5-15mcm
Dưới kính hiển vi điện tử nền đen à chuyển động xoay tròn gần như không thay đổi vị trí
Nhuộm Fontana-Tribondeau: vk có màu vàng nâu, sóng hình sin.
Chưa nuôi cấy được trên mt nhân tạo, có thể cấy truyền liên tục trong tinh hoàn thỏ.
Sức đề kháng rất yếu ở ngoại cảnh
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Chỉ xảy ra ở người. Bệnh có hai loại:
**Loại 1: Bệnh giang mai mắc phải
Lây qua niêm mạc mắt, miệng, da sây sát, dụng cụ bị nhiễm à hiếm. Chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục.
Diễn biến bệnh : 3 thời kỳ:
*giang mai thời kì 1 (primary syphilis): 10-90 ngày sau khi nhiễm:
Bệnh tích chủ yếu là các vết loét “săng” (chancre) ở bộ phận sinh dục, không ngứa-đau, loét nông và chân vết loét cứng, vùng lân cận có hạch rắn.
Trong dịch tiết của vết loét và dịch trong hạch có nhiều xoắn khuẩn à đây là thời kỳ lây lan mạnh.
Điều trị hay không thì vết loét cũng khỏi, không để lại sẹo.
Từ hạch bạch huyết, vk vào máu.
*giang mai thời kỳ 2 (secondary syphilis): 2-12 tuần sau khi có săng:
Biểu hiện đa dạng: nhức đầu, sốt nhẹ, rụng tóc,…và điển hình là các thương tổn trên da như các loại sẩn, dát màu hoa đào (nốt hồng ban - roseola) có thể ở một chỗ hay toàn thân kể cả lòng bàn tay bàn chân, hay gặp nhất là ở cổ. Các nốt này xuất hiện nhiều lần và khỏi không để lại dấu vết gì.
Nốt hồng ban có rất ít vi khuẩn, song vẫn là thời kì lây lan mạnh.
*giang mai thời kỳ 3 (tertiary syphilis): sau thời gian tiềm tàng từ vài năm đến vài chục năm
Tổn thương ăn sâu vào tổ chức, tạo nên các “gôm” (gumma) ở da, xương, gan, đặc biệt là tổn thương tim mạch và thần kinh trung ương (liệt).
Hiếm khi thấy vi khuẩn trong gôm.
Rất ít người chuyển sang thời kì 3 do hiện nay nhận thức tốt hơn, chữa trị kịp thời.
**loại 2. bệnh giang mai bẩm sinh:
Phụ nữ có thai mắc giang mai àxoắn khuẩn qua rau thai àsảy thai, chết lưu, đẻ non, giang mai bẩm sinh.
CHẨN ĐOÁN VSV
Chẩn đoán trực tiếp tìm xoắn khuẩn giang mai trong dịch tiết của vết săng hoặc dịch hạch (chỉ áp dụng cho giang mai thời kỳ 1) àsoi kính hiển vi nền đen/ nhuộm Fontana -Tribondeau.
Chẩn đoán huyết thanh à tìm kháng thể (áp dụng cho giang mai thời kì 2,3
PHÒNG BỆNH
Giáo dục nếp sống lành mạnh, thanh toán nạn mại dâm.
Nhiệm vụ y tế: phát hiện bệnh nhân sớm, ngăn chặn tiếp xúc, điều trị sớm và điều trị triệt để.
Chưa có vaccin
ĐIỀU TRỊ
Dùng penicillin (chưa thấy kháng), tetracyclin (nếu dị ứng với penicillin)
µLeptospira
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mảnh, đường kính 0.1-0.2mcm, dài 5-25mcm
Dưới kính hiên vi nền đen: di động mạnh
Nhuộm thâm bạc Fontana-Tribondeau: mảnh như sợi tóc, hai đầu cong như  móc câu
Dưới khv điện tử: các vòng xoắn nhỏ, sát nhau.
Là xoắn khuẩn duy nhất nuôi cấy được trong điều kiện hiếu khí.
Sức đề kháng yếu, có thể sống tự do trong đất, nước ngọt/mặn hàng tháng (chết nhanh khi có a.sáng  mặt trời)
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Nguồn lây: các súc vật mang Leptospira và nước tiểu của chúng
Ổ chứa thường xuyên: gặm nhấm (chuột), chúng luôn đào thải Leptospira
Ổ chứa không thường xuyên là gia súc, trâu, bò, ngựa…
Đường lây: vết thương, da sây sát, niêm mạc tiếp xúc với nguồn lây. Trực tiếp tiếp xúc với gia súc bị bệnh (bác sĩ thú y, công nhân chăn nuôi/mổ gia súc) hoặc gián tiếp qua nước, đất bị nhiễm (bộ đội, công nhân lâm nghiệp/hầm mỏ)
Diễn biến bệnh, 2 thời kỳ:
-thời kỳ 1: sốt cao (sau khi ủ bệnh 1-2 tuần), trong máu có nhiều vk, sốt kéo dài 3-8 ngày
-thời kỳ 2:
sốt trở lại, do các cơ quan, nhất là gan, thận bị tổn thương (vàng da, albumin niệu);
có thể có hội chứng màng não do tk TW bị tổn thương.
Các mao mạch giãn (có thể xuất huyết) và đau cơ
Xoắn khuẩn nằm lại thận và được đào thải theo nước tiểu ra ngoài.
Cơ thể đã hình thành kháng thể
Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người hay làm việc trong rừng và gần rừng như bộ đội (biên giới), công nhân địa chất, lâm nghiệp, hầm mỏ, công nhân chăn nuôi và nông dân.
CHẨN ĐOÁN VSV
Thời kỳ 1: lấy máu BN lúc sốt cao à nuôi cấy/tiêm truyền vào chuột lang
Thời kỳ 2:
Lấy nước tiểu à ly tâmàtiêm vào chuột
Lấy máuàtìm kháng thể (hay được sử dụng vì nuôi cấy phức tạp, khó thực hiện)
PHÒNG BỆNH
Không đặc hiệu: diệt chuột, phòng bệnh cho gia súc,chủ yếu là phòng hộ lao động cho những đối tượng phải tiếp xúc với nguồn lây (nói chung là khó khăn)
Đặc hiệu: vaccin chết (chỉ cho các đối tượng phải tiếp xúc với nguồn lây)
ĐIỀU TRỊ
Penicillin, tetracyclin (điều trị sơm àhiệu quả cao)
Kết hợp điều trị triệu chứng.
µBorrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme)
Xoắn khuẩn này có nhiều đặc điểm giống xoắn khuẩn sốt hồi quy.
Gây bệnh Lyme, là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, triệu chứng chính là biểu hiện ngoài da, viêm khớp và có thể có các hội chứng thần kinh, tim.
Nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị ve đốt, tại nơi đốt xuất hiện vết ban đỏ có ranh giới (bờ) rõ, vết ban ngứa, đau rát và nhiều triệu chứng không đặc hiệu khác.
Nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó, 50% trường hợp bị viêm khớp cấp (khớp lớn như khớp gối), 20% bệnh ở giai đoạn muộn có hội chứng tkinh với hình ảnh lâm sàng của một viêm màng não, viêm não hoặc các hội chứng tkinh lặp đi lặp lại. Ở Mỹ, 10% BN giai đoạn muộn có hội chứng tim rất đa dạng, hay gặp là tắc nghẽn dẫn truyền nhĩ thất (AV-Block)
Về cơ chế bệnh sinh, viêm khớp hoặc các hội chứng khác nhau ở giai đoạn sau (bệnh Lyme muộn) là do xoắn khuẩn còn trong cơ thể hay do phản ứng tự miễn, chưa có giải thích thoả đáng. Bệnh Lyme có thể kéo dài 4 tuần đến 6 năm, trung bình là 7-8 tháng.
CHẨN ĐOÁN
Chủ yếu dựa vào lâm sàng với biểu hiện ban đỏ lan toả (sẽ khó chẩn đoán khi không có triệu chứng này)
Khi có hội chứng tkinh cần chẩn đoán phân biệt với viêm não - màng não do virus.
Có thể xác định kháng thể bằng ELISA hoặc mdhqgt (IFA)
PHÒNG BỆNH
Bệnh Lyme xảy ra chủ yếu ở vùng có nhiều cây cối và nơi có ve tồn tại. Ổ chứa là các loài động vật hoang dại và gia súc, chim. Môi giới truyền bệnh là ve à chống ve đốt, đặc biệt khi làm việc trong rừng.
ĐIỀU TRỊ
Lựa chọn hàng đầu: tetracyclin (doxycyclin)
Hàng thứ 2 là: penicillin G
Nếu dị ứng penicillin thì thay bằng erythromycin
Điều trị sớm làm giảm các biểu hiện ngoài da và các triệu chứng khác nhưng không loại trừ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh Lyme muộn.