2018-01-28

Một số vi khuẩn kỵ khí có nha bào gây bệnh (Clostridia)

Một số vi khuẩn kỵ khí có nha bào gây bệnh (Clostridia)
Gr(+), đa số di động (vì có lông), sinh ngoại độc tố
4 loài gây bệnh q.trọng:
-         C.tetani (tác động thần kinh - gây uốn ván)
-         C.botulinum (gây ngộ độc thịt)
-         C.difficile (bệnh viêm đại tràng giả mạc) -->ký sinh ở đại tràng và gây bệnh khi dùng kháng sinh dài ngày.
-         C.perfringens (gây hoại thư)
Các chẩn đoán vsv ít giá trị (vì bệnh cấp)
Phòng bệnh đặc hiệu = vaccin/ kháng huyết thanh
Điều trị: kháng huyết thanh -->trung hoà độc tố , + Kháng sinh
Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani)
Uốn ván được xếp vào loại bệnh động vật truyền cho người
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Không có vỏ, có lông và di động
Nha bào lệch một đầu tạo hình dùi trống với sức đề kháng cao chết ở 120oC/30’ (tiệt trùng), có thể tồn tại nhiều năm trong đất.
Độc tố:
-         Tetanolysin --> tan máu (vai trò phụ)
-         Tetanospasmin --> độc tố thần kinh --> co cứng cơ, độc tố này dễ dàng bị bất hoạt ở 65oC/5’, tiêu huỷ bởi proteinase/ dịch tiêu hoá, tính KN mạnh --> sx vaccin.
Miễn dịch: mẹ mang thai phải tiêm vaccin uốn ván trước ít nhất là 1 tháng, kháng thể truyền cho con qua rau thai, sữa --> ngăn chặn uốn ván sơ sinh.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Sống hoại sinh trong ruột người, đv nhai lại, tồn tại lâu trong đất (ẩm ướt càng lâu), gây bệnh cho một số đv có vú (ngựa, cừu, chó mèo) và đv gặm nhấm (thỏ, chuột)
Gây bệnh cho người:
ủ bệnh 5-10 ngày, đầu tiên sẽ đau và căng cơ ở nơi bị thương, sau đó là cứng hàm (cơ nhai bị co cứng), tiếp đến cơ mặt bị co kéo làm nét mặt thay đổi, co cứng toàn thân xảy ra trong giai đoạn muộn, BN chỉ tiếp xúc với giường bởi gót chân, đầu và mông khi lên cơn (uốn ván).
Giai đoạn cuối, co thắt xảy ra với cơ bụng, cơ hoành --> nuốt, thở khó, hô hấp và tuần hoàn bị rối loạn. Co giật ở một số nhóm cơ --> đứt cơ, sai khớp.
BN vô cùng đau đớn, nhưng tỉnh táo, chết vì suy hô hấp cấp tính.
Cơ chế: tk uốn ván không xâm nhập vào tổ chức, nó sống trong các vết thương (ít oxy) và sinh ngoại độc tố.
PHÒNG BỆNH
Vệ sinh mtr, xử lý phân gia súc
Xử lý ngoại khoa vết thương có khả năng nhiễm tk uốn ván + kháng huyết thanh SAT (serum antitetani)
Vaccin phòng bệnh uốn ván (giải độc tố)
ĐIỀU TRỊ
Xử lý vết thương, trung hoà độc tố
Chống co giật bằng các thuốc an thần, giãn cơ, tránh mọi kích thích.
Kháng sinh
Chống loét ép.
Trực khuẩn gây ngộ độc thịt (Clostridium botulinum)
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Hai đầu tròn, không có vỏ, có lông và di động chậm, nha bào hình trứng và có sức đề kháng cao.
Ngoại độc tố có độc tính cao nhất trong các vk, nhưng không chịu nhiệt (65oC/5’), không bị phá huỷ bởi men tiêu hoá.
Miễn dịch không bền vững, không tồn tại lâu.
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Ăn thức ăn có vk, ủ bệnh 6-8h (có khi 8-10 ngày) -->đau bụng vùng thượng vị, nôn mửa, ỉa chảy (có khi táo bón)
Biểu hiện t.kinh: trông không rõ, nhìn đôi, không thấy gì, nhận thức không minh bạch, choáng váng, nhức đầu.
Rối loạn thần kinh cơ --> liệt đối xứng hoặc không (# uốn ván là co cứng cơ)
Chết do ngạt thở.
Dich tễ học: tk ngộ độc thịt tồn tại trong đất và nhiễm vào thực phẩm, gây cảm nhiễm cho động vật máu nóng. Nguồn nhiễm là thịt, cá hộp nhiễm khuẩn (có thể phồng hộp), nha bào trong đất, bùn ao hồ, thực phẩm.
ở trẻ em (thường dưới 1 tuổi) hay gặp là ăn mật ong mang nha bào --> táo bón (liệt cơ đường ruột), suy hô hấp, liệt cơ vận động…
PHÒNG BỆNH
Đảm bảo vs attp, không ăn đồ hộp bị phồng, không ăn thức ăn hỏng.
Tiêm phòng = giải độc tố ngộ độc thịt (đắt --> cho đối tượng nguy cơ cao)
ĐIỀU TRỊ
Rửa dạ dày khi mới phát hiện, nôn thức ăn, tiêm huyết thanh kháng độc tố ngộ độc thịt (đa giá) + thuốc chống truỵ tim mạch + nâng cao thể trạng.
Các vi khuẩn gây hoại thư sinh hơi
Nhóm vi khuẩn này gây nhiễm trùng và nhiễm độc vết thương, tiến triển dữ dội, gây thối rữa tổ chức và sinh hơi.
3 loài phổ biến: C.perfringens, C.septicum, C.novyi
Hình ảnh lâm sàng: đây là bệnh không lây, vk phát triển nơi vết thương giập nát, nhiều ngõ ngách, tình trạng chống đỡ của cơ thể kém. Đầu tiên, BN đau tăng dần, da căng và có cảm giác ngày càng bị thắt chặt, da ở vết thương như da chết, có chất tiết, bọt hơi, đặc biệt là dấu hiệu “lép bép da”.
Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp, ở giai đoạn muộn có thể dẫn tới cắt cụt chi
Phòng bệnh: xử lý vết thương bằng ngoại khoa (cắt lọc, rửa) + kháng độc tố
Điều trị: kháng độc tố + kháng sinh (penicillin, metronidazole)

Chưa có vaccin