2018-01-28

đề cương môn tâm thần học - collect

ĐỀ CƯƠNG TÂM THẦN
Câu 1: Mô tả hội chứng trầm cảm (điển hình và không điển hình)? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
1.      Hội chứng trầm cảm điển hình:
a)      Biểu hiện bằng tam chứng trầm cảm cổ điển:
*        Cảm xúc ức chế:
-        Người bệnh khí sắc suy sụp, buồn rầu, phiền não không tương xứng với hoàn cảnh.
-        Giảm hoặc mất quan tâm, ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.
-        Cảm giác âm u khó xác định về một điều bất hạnh, cảm giác nặng nề về thể chất, nhìn thế giới tẻ nhạt, xám ngắt, ảm đạm, không có tiền đồ.
*        Tư duy ức chế:
-        BN ít nói, suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giọng nói đơn điệu, lời nói chậm, ngắt quãng.
-        Ý tưởng tự ti, tự cho mình hèn kém.
-        Giảm tính tự trọng và lòng tự tin.
-        Ý tưởng bị tội, không xứng đáng, nặng có hoang tưởng tự buộc tội dẫn đến hành vi tự sát.
*        Vận động ức chế:
-        BN chậm chạp vận động, ngồi nằm lâu một tư thế
-        Điệu bộ nghèo nàn, cứng nhắc, các cử chỉ chậm, hiếm.
-        Nặng có thể bất động.
b)      Gặp trong:
-        Rối loạn cảm xúc giai đoạn trầm cảm.
-        Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại trầm cảm.
-        Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm.
-        Trầm cảm tái diễn.
2.      Hội chứng trầm cảm không điển hình:
Có thể có những trường hợp trầm cảm không điển hình trong đó đáng lẽ bất động, bệnh nhân lại kích động: lăn lộn, khóc lóc kể lể, than phiền với mọi người.
(1)   Trầm cảm cơ thể: Theo ICD 10, trầm cảm cơ thể (hay trầm cảm không điển hình) là một trạng thái trầm cảm thực thụ nhưng không đủ tiểu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm điển hình, biểu hiện sự pha trộn các triệu chứng trầm cảm nhẹ với các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài không do nguyên nhân thực tổn.
(2)   Trầm cảm vật vã, trầm cảm kích động: một số trường hợp thay cho sự ức chế vận động là hưng phấn, rên rỉ, than vãn, bối rối, đi đi lại lại, vật vã kích thích.
(3)   Sững sờ trầm cảm: trong trạng thái trầm cảm nặng, sự ức chế vận động có thể đạt tới mức độ bất động hoàn toàn. BN không trả lời những câu hỏi, không phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài. Bề ngoài giống căng trương lực nhưng khác căng trương lực là không rõ nét hiện tượng phủ định, uốn sáp tạo  hình, đặc biệt quan trọng là có tính chất diễn đạt cảm xúc trên mặt đau khổ của họ.
(4)   Xung động trầm cảm: Khi trầm cảm có ức chế vận động nặng bất ngờ được thay bằng cơn kích động buồn rầu, mãnh liệt. BN trong cơn tuyệt vọng, không nén được, xông tới cửa sổ, đập đầu vào tường, tự cào cấu mặt mày mình.
(5)   Trầm cảm lo âu: trầm cảm kèm theo lo lắng, sợ hãi, nói lặp đi lặp lại liên tục một cách  lo âu.
(6)   Trầm cảm tuần hoàn hay nỗi buồn sinh thể: buồn rầu kèm bứt rứt toàn thân (cảm giác khó chịu ở ngực, toàn thân uể oải, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc rõ).
(7)   Trầm cảm loạn cảm giác bản thể: trong cơn trầm cảm có loạn cảm giác bản thể nổi lên hàng đầu (cảm giác nặng nề, đau đớn ở những phần khác nhau của cơ thể, tăng dị cảm...).
(8)   Trầm cảm thực vật: cảm xúc buồn rầu kèm theo lo âu, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm thất thường, rối loạn giấc ngủ, táo bón, xu hướng sụt cân, rối loạn kinh nguyệt.
Câu 2: Mô tả hội chứng Paranoid? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
a)      Hội chứng Paranoid: gồm có 3 thành phần:
-        Hoang tưởng các loại không có hệ thống: bị truy hại, bị chi phối, ghen tuông...
-        Ảo giác giả (có thể có ảo giác thật nữa)
-        Hội chứng tâm thần tự động:
+        Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào...
+        Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát...)
+        Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói.
b)      Thường gặp trong:
-          Thực tổn: viêm não, u não, tăng ALNS, nghiện chất: amphetamin, cocain
-          Nội sinh: loạn thần cấp, TTPL, trầm cảm nặng có loạn thần
c)      Trong hội chứng nếu nhân tố hoang tưởng nổi bật, còn nhân tố ảo giác giả và tâm thần tự động mờ đi thì gọi là hội chứng paranoid đơn thuần.




Câu 3: Mô tả hội chứng hưng cảm? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
1.      Hội chứng hưng cảm điển hình:
a)      Biểu hiện bằng tam chứng hưng cảm cổ điển.
*        Cảm xúc hưng phấn:
-        Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh.
-        BN vui vẻ, khoan khoái, dễ chịu, tràn đầy sinh lực, nhìn cuộc sống tưới sáng, lạc quan, tiền đồ xán lạn. Quá khứ và tương lai được đánh giá với một sắc thái hoan hỉ.
*        Tư duy hưng phấn:
-        BN nói nhiều, tư duy nhịp nhanh phi tán, liên tưởng mau lẹ, ý tưởng nông cạn, dễ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.
-        BN giàu ý tưởng tự đại, hùng mạnh, có thể đạt tới mức độ hoang tưởng tự cao.
*        Vận động hưng phấn:
-        BN tăng năng lượng hoạt động, can thiệp vào mọi công việc của người khác. Họ làm việc không mệt mỏi, khi việc này khi việc khác nhưng không việc gì làm được đến nơi đến chốn.
Thường là không kích động, chỉ kích động khi nào kiệt sức hay có bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể kèm theo
b)      Gặp trong:
-        Rối loạn cảm xúc giai đoạn hưng cảm.
-        Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại hưng cảm.
-        Rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm.
2.      Các trạng thái hưng cảm không điển hình:
Có nhiều trường hợp hưng cảm không điển hình như: hưng cảm vui đơn thuần (không liên tưởng  nhanh, không hoạt động nhiều) hưng cảm kèm theo hoang tưởng, hưng cảm giận dữ v.v…
(1)   Hưng cảm nhẹ (hay hưng cảm vui vẻ): hưng cảm có tư duy nhanh, hoạt động tăng biểu hiện mức độ nhẹ.
(2)   Hưng cảm lú lẫn: Hưng cảm biểu hiện khá mạnh, nhịp tư duy nhanh đến nỗi như có tính chất nhảy vọt ý tưởng, không theo kịp “cơn lốc” của quá trình liên tưởng, đạt tới mức độ rời rạc và hoạt động tăng cường đạt tới mức độ hưng phấn lộn xộn.
(3)   Hưng cảm mộng thức: hưng cảm đạt tới mức độ cao nhất có thể xuất hiện trạng thái mù mờ ý thức kiểu mộng mị.
(4)   Hưng cảm giận dữ: hưng cảm kèm theo bẳn gắt, nổi nóng.
(5)   Hưng cảm kích động: Hưng cảm nặng kèm theo kích động mang tính chất công kích tấn công cuồng bạo hỗn độn.
(6)   Hưng cảm loạn thần: hưng cảm kèm theo các hoang tưởng, ảo giác.
v  Các trạng thái hưng cảm này gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần thực tổn, loạn thần do rượu, loạn thần phản ứng...



Câu 4: Mô tả hội chứng căng trương lực? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
Hội chứng căng trương lực: gồm 2 trạng thái kích động và bất động. 2 trạng thái này thường xuất hiện kế tiếp nhau, thay đổi cho nhau:
1.      Hội chứng kích động căng trương lực (thuộc hội chứng hưng phấn tâm lý vận động):
-        Xuất hiện đột ngột, từng đợt xem kẽ với trạng thái bất động.
-        Chủ yếu là những động tác dị thường, vô ý nghĩa, không mục đích, thường có tính chất định hình đơn điệu:
+        Rung đùi, lắc người nhịp nhàng...
+        Động tác định hình, trợn mắt trừng trừng, đập tay vào vai, vỗ tay...
+        Nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt....
-        Trạng thái kích động mang nhiều hình thái khác nhau, gồm những trạng thái kế tiếp sau: kích động có tính chất bàng hoàng, kịch tính à kích động si dại, lố bịch à kích động kiểu xung động à kích động im lặng.

2.      Hội chứng bất động căng trương lực (thuộc hội chứng ức chế tâm lý vận động):
-        Bắt đầu bằng trạng thái bán bất động: ngày càng ít nói, luôn ngồi ở một tư thế, chán ăn.
-        Rồi đến hiện tượng giữ nguyên dáng: đặt tay chân, đầu ở tư thế nào thì giữ nguyên tư thế ấy trong một thời gian tương đối dài.
-        Có thể xuất hiện tiếp triệu chứng Pavlov: hỏi to không trả lời, hỏi thầm hay hỏi bằng giấy thì trả lời chút ít. Đưa thức ăn không cầm, lấy đi thì giật lại...
-        Rồi đến trạng thái phủ định: không nói, không ăn. Phủ định thụ động (không làm theo lệnh thầy thuốc) hay phủ định chủ động (làm ngược lại lệnh thầy thuốc).
-        Rồi bất động hoàn toàn: báo hiệu = triệu chứng gối không khí (nâng đầu BN lên khỏi giường, BN giữ tư thế ấy như gối không khí). Tất cả các cơ đều căng thẳng, nằm im như khúc gỗ.
+        Trong trạng thái bất động có thể có động tác định hình: nhại lời, nhại cử chỉ, nhại nét mặt như trong kích động căng trương lực.
+        Có thể không rối loạn ý thức hay rối loạn kiểu mê mộng.
+        Trạng thái bất động có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm.
Gặp trong các bệnh có tổn thương thực thể não như viêm não, tâm thần phân liệt thể căng trương lực, trầm cảm hoặc hưng cảm, ngấm thuốc an thần kinh…



Câu 5: Mô tả hội chứng tâm thần tự động? Hội chứng này gặp trong những bệnh nào?
-        Hội chứng tâm thần tự động:
+        Ý tưởng tự động: ý nghĩ của mình đã bị bộc lộ, bị đánh cắp, do người khác làm sẵn đặt vào...
+        Cảm giác tự động: người khác gây cho BN các loại cảm giác (nóng, lạnh, đau, đói, khát...)
+        Vận động tự động: người khác dùng tay mình để mở cửa, dùng lưỡi của mình để nói.
Gặp trong:
-          Thực tổn: viêm não, u não, tăng ALNS, nghiện chất: amphetamin, cocain
-          Nội sinh: loạn thần cấp, TTPL, trầm cảm nặng có loạn thần



Câu 6: So sánh ảo giác thật và ảo giác giả? Cho ví dụ.
a)      Giống nhau: đều là ảo giác:
-        Cảm giác, tri giác như có thật về 1 sự vật, 1 hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan
-        Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
-        Có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)
-        Có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ.
-        Phân loại theo giác quan

b)      Phân loại theo nhận thức và thái độ của BN đối với ảo giác:


Ảo giác thật
Ảo giác giả
Nhận thức
-        BN tiếp nhận ảo giác như những hiện tượng, sự vật có thật trong thực tại.
-        Không nghi ngờ về tính có thật của ảo giác.
-        Không phân biệt ảo giác với sự vật thật
-        BN xem ảo giác như những sự vật, hiện tượng lạ lùng không giống với thực tại.

-        Nghi ngờ về tính có thật của ảo giác.

-        Phân biệt ảo giác với sự vật thật.
Nguồn gốc
Thường từ bên ngoài, hiện thực khách quan nên:
-          Vị trí bên ngoài, xác định
-          Sự vật cụ thể rõ ràng.
BN thấy ảo giác xuất hiện trong chủ quan bên trong tư duy, trí tưởng tượng của mình nhiều hơn là trong thực tại khách quan nên:
-          Vị trí: trong đầu hoặc bên ngoài nhưng không xác định rõ ràng
-          Hình ảnh hay biểu tượng không rõ ràng, mơ hồ.
Tính chất chi phối
Không nghĩ rằng có ai làm ra ảo giác, bắt mình phải tiếp thu.
Luôn mang tính chất bị chi phối (do người khác làm ra): BN cho rằng có người nào đó gây ảo giác cho mình, ví dụ:  làm cho ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng...
Phân loại
-        Ảo thanh.
-        Ảo thị
-        Ảo vị và ảo khứu
-        Ảo giác xúc giác.
-        Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể.
-        Các ảo giác đặc biệt: ảo thanh chức năng, ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ.
-        Ảo thanh giả.
-        Ảo thị giả
-        Ảo giác giả vận động.
Gặp trong
-        Tổn thương thực tổn, sử dụng các chất gây nghiện: rượu, các chất dạng amphetamin
-        TTPL, loạn thần cấp…
Ví dụ
Nghe thấy rõ ràng tiếng người nói với mình phát ra từ một vị trí xác định trong phòng nhưng không hề có trong thực tế.
Tiếng người nói trong đầu không rõ đàn ông hay đàn bà, lạ quen...

Câu 7: So sánh ảo tưởng và ảo giác. Cho ví dụ?
a)      Giống nhau:
-        Đều là thuộc về rối loạn cảm giác – tri giác
-        Đều phân loại theo giác quan
b)      Khác nhau:


Ảo tưởng
Ảo giác
Định nghĩa
Là tri giác sai lệch về toàn bộ một sự vật hay một hiện tượng bên ngoài.

Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan.
Bản chất
Tri giác có đối tượng
Tri giác không có đối tượng
Trạng thái bình thường
Có thể xuất hiện ở người bình thường trong những điều kiện làm việc trở ngại quá trình tri giác như: không chú ý đầy đủ, ánh sáng lờ mờ, tiếng nói không rõ ràng, quá mệt nhọc, quá lo lắng, sợ hãi, chờ đợi lâu. Ở người bình thường, ảo tưởng nhanh chóng mất đi khi các điều kiện trở ngại không còn nữa
Không bao giờ gặp ở người bình thường.
Trạng thái bệnh lý
Xuất hiện trong các tình trạng bệnh lý: ảo tưởng cảm xúc (lo âu, sợ hãi, hưng cảm, trầm cảm), ảo tưởng lời nói (trầm cảm), ảo ảnh kỳ lạ (mê sảng, mê mộng)
-        Là triệu chứng loạn thần gặp trong các bệnh loạn thần khác nhau, có thể xuất hiện lẫn lộn với sự vật thực hay xuất hiện riêng lẻ.
-        Xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân.
-        Ảo giác có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy (mất phê phán về tri giác sai lầm của mình)
Phân loại
-        Phân loại theo giác quan: ảo tượng thị giác, ảo tưởng thính giác, ảo tưởng vị giác, khứu giác...
-        Phân loại theo trạng thái bệnh lý:
+        Ảo tưởng cảm xúc.
+        Ảo tưởng lời nói
+        Ảo ảnh kỳ lạ.
-        Theo giác quan: ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác, ảo giác nội tạng.
-        Theo hình tượng kết cấu: ảo giác thô sơ, ảo giác phức tạp.
-        Theo nhận thức, thái độ của BN đối với ảo giác: ảo giác thật, ảo giác giả.
Thí dụ
-        Nhìn dây thừng tưởng là con rắn.
-        Nghe thấy có người nói trong đầu




Câu 8: So sánh hoang tưởng suy đoán và hoang tưởng cảm thụ? Cho ví dụ. (Câu 8)
*        Hoang tưởng:
-        Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được, chi phối cảm xúc, hành vi của BN.
-        Chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm.
*        Phân loại hoang tưởng theo phương thức kết cấu:


Hoang tưởng suy đoán
Hoang tưởng cảm thụ
Nội dung
Vô cùng phong phú, tất cả ước mơ, khuynh hướng, lo lắng, sợ hãi của con người đều có thể trở thành chủ đề hoang tưởng suy đoán
Phong phú
Nguồn gốc
Nguyên phát: thường xuất hiện không liên quan với ảo giác, ảo tưởng hay các rối loạn tri giác khác
-        Thứ phát: xuất hiện sau các rối loạn của tri giác hay cảm xúc hay ý thức.
Tính chất, đặc điểm xuất hiện.
-        Xây dựng thuần tuý theo logic lệch lạc của BN. Biểu hiện:
+        Sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên quan nội tại giữa các sự vật và hiện tượng.
+        Khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư duy chưa trưởng thành của BN.
-        Thường là những hoang tưởng chi ly dai dẳng, phát triển thành hệ thống.
-        Hình thành từ từ, bền vững
-        BN không có logic lệch lạc







-        Ý tưởng rời rạc, không kế tục.
-        Không bền vững
RL cảm xúc đi kèm
-        Lo lắng, sợ hãi, giận dữ
-        Tự ti
-        Tự cao
Cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác.
RL hành vi đi kèm
Rối loạn nhiều
Có rối loạn
Nhân cách
Làm biến đổi nhân cách một cách sâu sắc
Nhân cách không bị biến đổi nhiều
Phân loại
-        Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối.
-        Nhóm hoang tưởng tự tin, tự phủ định.
-        Nhóm hoang tưởng khuêch đại.
-        Hoang tưởng nhận nhầm.
-        Hoang tưởng gán ý.
-        Hong tưởng đóng kịch.
-        Hoang tưởng biến hình bản thân.
-        Hoang tưởng kỳ quái
Gặp trong
TTPL, giai đoạn trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực
TTPL, có thể gặp trong loạn thần trước tuổi già, loạn thần do tai biến mạch máu não ...
Tiên lượng
Nặng
Nhẹ hơn




Câu 9: So sánh hội chứng mê sảng và hội chứng mê mộng?
a)      Giống nhau: cùng thuộc hội chứng ý thức bị mù mờ, với 4 đặc điểm chung:
-        Tách rời khỏi thế giới bên ngoài: tri giác khó, hay mất tri giác về sự vật xung quanh.
-        Mất các năng lực định hướng hoặc rối loạn nhiều.
-        Tư duy rời rạc: phán đoán suy yếu  hay không phán đoán được.
-        Nhớ từng mảng hay quên các sự việc xảy ra trong cơn.
b)      Khác nhau:

Hội chứng mê sảng
Hội chứng mê mộng
Năng lực định hướng

-        Định hướng về bản thân còn duy trì.
-        Định hướng về không gian, thời gian bị lệch lạc.
-        Định hướng về môi trường xung quanh bị rối loạn nặng
-        Bị rối loạn nhiều hơn.
-        Lệch lạc

-        Rối loạn
Rối loạn tri giác
-        Ảo tưởng, ảo ảnh kỳ lạ và ảo giác, thường là những ảo giác sinh động, rực rỡ, mang tính chất rùng rợn, ghê sợ.


-        BN chỉ là khán giả của các ảo giác.
-        Ảo giác (thị): cảnh tượng kỳ quái, khuêch đại rất đa dạng: cảnh tượng thần tiên, hoang đường....Cũng có thể có tính chất trầm cảm mở rộng: chứng kiến sự sụp đổ của những thành phố...
-        BN vừa là khán giả, vừa là diễn viên, cùng tham gia hoạt động với ảo giác.
Rối loạn tư duy
-        Có thể có hoang tưởng cảm thụ (hoang tưởng nhận nhầm).
-        Hoang tưởng cảm thụ
RLhành vi
-        Tác phong phản ứng tương xứng với nội dung ảo giác



-        Tác phong bị ảo tưởng, ảo giác chi phối, mang tính chất kích động nguy hiểm.
-        Tác phong không ăn khớp với nội dung cảnh mộng: BN sống say mê, hoạt động cùng ảo giác nhưng bề ngoài thường ít cử động hay bất động.
-        Có thể kích động nhưng đơn điệu, vô nghĩa.
Cảm xúc
Không ổn đỉnh: thường là căng thẳng, hoảng hốt, lo âu.
Không lo âu, căng thẳng.
Tiến triển
HC phát triển qua nhiều giai đoạn, tăng về chiều tối, thỉnh thoảng có xen vào những khoảng thời gian ngắn ý thức sáng sủa trở lại.

Trí nhớ sau mê
BN nhớ rời rạc, từng mảng, không đều về cảnh mê sảng và cảnh thực
BN nhớ rất chi tiết cảnh mộng, còn cảnh thực xen kẽ vào thì nhớ rất ít hay không nhớ gì cả
Gặp trong
-        Trạng thái loạn thần cấp trong: nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
-        HC cai
-        Bệnh TTPL tiến triển chu kỳ.
-        Động kinh.
-        Bệnh thực thể nặng ở não...



Câu 10: So sánh ám ảnh và hoang tưởng? Cho ví dụ.
a)      Giống nhau: Ám ảnh và hoang tưởng đều là các hình thức rối loạn nội dung tư duy, đều là những ý tưởng không phù hợp với thực tại khách quan.
b)      Khác nhau:


Ám ảnh
Hoang tưởng
Định nghĩa
Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, BN còn biết phê phán ý tưởng đó là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng ấy đi nhưng không xua đuổi được.

Là những ý tưởng phán đoán sai, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra, BN cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích đả thông được, chỉ mất đi khi bệnh khỏi hay thuyên giảm, chi phối cảm xúc, hành vi của bệnh nhân
Nhận biết
Biết ý tưởng đó là sai, cố gắng xua đuổi ý tưởng ấy nhưng không xua đuổi được
Cho rằng những ý tưởng phán đoán là đúng, không thể giải thích, đả thông được.
Đặc điểm xuất hiện & tính chất chi phối
-        Ít chi phối cảm xúc, hành vi BN.
-        Ít khi xuất hiện riêng lẻ, thường kết hợp với nhiều hiện tượng ám ảnh khác (về cảm xúc, hành động, trí nhớ....) để hình thành hội chứng ám ảnh.
-        Chi phối cảm xúc, hành vi BN.
-        Thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của BN, ảnh hưởng rất nhiều đến các thành phần hoạt động tâm thần khác.
Phân loại
-        Ý tưởng ám ảnh.
-        Ám ảnh sợ.
-        Xu hướng, hành vi ám ảnh
-        Hoang tưởng suy đoán
-        Hoang tưởng cảm thụ
Gặp trong
Tâm căn ám ảnh, tâm căm suy nhược TT, giai đoạn đầu của TTPL
Hoang  tưởng là triệu chứng chủ yếu của các bệnh loạn thần: TTPL và các bệnh loạn thần khác: LT trước tuổi già, LT do TBMMN
Điều trị:
LPTL
An thần
Ví dụ
Người thợ may có ý tưởng ám ảnh bỏ quên kim hay vải vụn trong đường khâu, luôn tháo đường khâu để xem lại
Bệnh nhân khẳng định có một người hay một nhóm người nào đó theo dõi mình , âm mưu hại mình bằng nhiều cách, đầu độc ám sát, bắt giam, lấy hết của cải vv…làm bệnh nhân sợ hãi, gây gổ với mọi người, không thể giải thích, đả thông được.




Câu 11: So sánh hội chứng thiểu năng trí tuệ và sa sút trí tuệ?
Trí tuệ được xem như là sự tổng hợp nhiều mặt khác nhau của quá trình hoạt động nhận thức của con người: tri giác, tư duy, ngôn ngữ, hoạt động có ý chí...
a)      Giống nhau: đều là các hình thức của rối loạn trí tuệ
b)      Khác nhau:


Thiểu năng trí tuệ (« chậm phát triển tâm thần « chậm phát triển trí tuệ)
Sa sút trí tuệ
Xuất hiện
-        Thường bẩm sinh hoặc xuất hiện trong vài năm đầu sau khi sinh.
-        Không xuất hiện sau 18 tuổi
Thường là trạng thái cuối cùng của nhiều bệnh tâm thần khác nhau
Đặc điểm chung
-        Hoạt động chung của trí tuệ kém phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, nói chung thấp hơn mức độ trung bình trong nhân dân. (IQ<70 trắc nghiệm Weschler áp dụng cho trẻ em)
-        Trí nhớ thông hiểu kém hay không có. Có thể có trí nhớ máy móc.

-        Thường có những động tác vô nghĩa, những hành vi kích động vô lý.

-        Giảm sút năng lực thích ứng đối với các đòi hỏi của môi trường sinh hoạt
-        Mất toàn bộ hay một phần năng lực phán đoán.



-        Rối loạn trí nhớ: mất toàn bộ hay một phần những kiến thức, những thói quen đã thu nhận trước kia.
-        Nhân cách biến đổi nặng, cố định, không hồi phục (hành vi ứng xử rối loạn nhiều).
-        Mất khả năng thích ứng với cuộc sống: không tiếp thu được những kiến thức mới, phương tiện mới. Không thể giải quyết được những yêu cầu của cuộc sống.
Phân loại:
(mức độ)
ICD 10 chia ra 4 mức độ CPTTT:
-        Mức độ nhẹ: có thể học ở những năm đầu của bậc tiểu học. IQ 50-69
-        Mức độ vừa: có thể có vốn ngôn ngữ đủ cho giao tiếp thông thường, hầu như không học được IQ 35-49
-        Mức độ nặng: chỉ nói được 1 số câu đơn giản. IQ 20-34
-        Mức độ trầm trọng: hoàn toàn không có hoạt động nhận thức, chủ yếu là đời sống thực vật IQ < 20
-        Thường chia 2 loại trí tuệ sa sút:
+        Trí tuệ sa sút toàn bộ: rối loạn nhân cách, trí nhớ, trí phát đoán, cảm xúc đều trầm trọng.
+        Trí tuệ sa sút một phần: rối loạn trí nhớ trầm trọng, các rối loạn khác không nặng.
-        Trong tâm thần hay gặp:
+        Trí tuệ sa sút phân liệt.
+        Trí tuệ sa sút tuổi già
+        Trí tuệ sa sút động kinh
Gặp trong
-        Tổn thương não trong bào thai.
-        Những năm đầu sau đẻ (nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chấn thương).
-        Các bệnh của thể nhiễm sắc.
-        Các vấn đề của sản khoa
-        SSTT toàn bộ:
+        Liệt toàn thể tiến triển.
+        Bệnh thực thể nặng ở não.
-        SSTT từng phần:
+        Xơ cứng mạch não.
+        Bệnh nội tiết nặng, nhiễm độc nặng.
Câu 12: Triệu chứng âm tính trong bệnh tâm thần phân liệt?
a)      Khái niệm bệnh TTPL:
-        Bệnh TTPL là bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, khuynh hướng mạn tính, căn nguyên chưa rõ ràng.
-        Biểu hiện bằng mất tính thống nhất, chia cắt các mặt hoạt động tâm thần: làm cho người bệnh tách dần khỏi cuộc sống thực tại bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm khô lạnh, khả năng làm việc, học tập ngày một sút kém, hành vi, ý nghĩ kỳ dị khó hiểu.
b)      Triệu chứng âm tính:
1. Tính thiếu hòa hợp: Thể hiện bằng tính hai chiều trái ngược, kỳ dị, khó hiểu, tính khó thâm nhậpphủ định. Thiếu sự thống nhất toàn vẹn trong hoạt động tâm thần.
- Thiếu hòa hợp trong tư duy: Ngôn ngữ của người bệnh thường khó hiểu, có thể nói một mình, không nói hoặc nói rất khẽ. Có khi nói liên hồi, nói đầu gà đuôi vịt hoặc lặp đi lặp lại, giả giọng người khác, hoặc đặt ra lời nói mới, từ ngữ mới mà chỉ một mình bệnh nhân mới hiểu được. Dòng tư duy có lúc chậm, lúc nhanh, lúc bị ngừng lại. Nội dung nghèo nàn, tối nghĩa.
- Thiếu hòa hợp trong cảm xúc: cảm xúc trở nên lạ lùng, khó hiểu, thiếu tình cảm với người thân, bàng quan lạnh nhạt với những thích thú trước đây, cảm xúc hai chiều, trái ngược.
- Thiếu hòa hợp trong hành vi: hành vi xung động, bột phát khó hiểu, hai chiều, trái ngược, lố lăng, định hình. Người bệnh thường xa lánh mọi người, sống độc thân, đi lang thang không mục đích, đôi khi có cơn kích động, hò hét, đập phá, có người có những động tác lặp đi lặp lại, điệu bộ nhún vai, nhếch mép… Một số bệnh nhân có hành vi kỳ dị như trời nắng thì mặc áo bông, trời rét thì ở trần. Có người lúc thì ngồi co ro một mình ở nhà, lúc thì chạy nhảy ngoài đường can thiệp vào chuyện người khác.
2. Tính tự kỷ: Là mức độ cao của tính thiếu hòa hợp, biểu hiện bằng hiện tượng tách rời thực tại, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay về với cuộc sống nội tâm bên trong, chủ yếu bằng tính khó thâm nhập, kỳ dị, khó hiểu.
Thế giới tự kỷ là thế giới riêng của người bệnh, trong đó các quy luật tự nhiên, xã hội đều bị đảo lộn, không áp dụng được cho mọi người khác.
3.      Thế năng tâm thần giảm sút: Thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng tính nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt và sáng tạo…
Khi thế năng tâm thần bị giảm sút thể hiện bằng:
- Cảm xúc ngày càng khô lạnh và trở nên bàng quan, vô cảm xúc;
- Tư duy nghèo nàn, cứng nhắc, học tập ngày càng sút kém, thói quen nghề nghiệp ngày càng tan biến dần, ý chí suy đồi.
- Bệnh nhân không thiết làm gì, thậm chí không tắm giặt, ăn ở bẩn thỉu, rách rưới.



Câu 13: So sánh cơn giãy dụa Hysteria và cơn co giật động kinh?

Cơn giãy dụa Hysteria
Cơn co giật động kinh
Nguyên nhân
-        Các SCTT tác động vào 1 nhân cách yếu và loại hình TK nghệ sĩ yếu.
-        Thực tổn do tổn thương não.
-        Bất kể loại nhân cách nào
Định nghĩa
Là rối loạn vận động do quá động vận động trong tâm lý
Là rối loạn vận động do sự phóng điện kịch phát của noron TK
Hoàn cảnh xuất hiện
-        Thường lên cơn lúc có người ở xung quanh.
-        Biết trước cơn và chuẩn bị tự thế nằm hay ngã.


Không biết trước cơn, xảy ra đột ngột
Biểu hiện cơn
Cơn biểu hiện bằng cơn giật không điển hình, động tác lộn xộn, không định hình; có thể cắt cơn bằng kích thích mạnh hay ám thị.
Cơn giật biểu hiện qua 4 giai đoạn: co cứng, co giật, giật cách, giật mềm.
Thời gian
Cơn thường kéo dài: vài phút ® vài giờ
Ngắn: vài giây ® vài phút
Trong cơn
Ý thức không bị rối loạn nặng, vẫn có thể phản ứng theo thái độ và nhận xét của người xung quanh
Ý thức bị rối loạn, BN không biết gì
Sau cơn
Tỉnh táo ngay, nhớ những việc vừa xảy ra
Không nhớ gì, không tỉnh táo ngay
Điện não đồ
Bình thường
Có sóng động kinh
Điều trị
LPTL: ám thị khi thức
Thuốc chống động kinh




Câu 14: Trình bày phương pháp thư giãn luyện tập: nội dung, cơ chế tác dụng, chỉ định?
1.      Nội dung:
*        Chủ yếu dựa vào phương pháp thư giãn của Schultz nhưng có những cải tiến:
-        Rút ngắn từ 6 bài tập xuống 3 bài và thời gian tập từ 6 tháng xuống 3 tuần.
-        Sử dụng máy ghi âm hỗ trợ cho quá trình ám thị của người tập, giúp thành công nhanh chóng.
-        Kết hợp với phương pháp khí công.
-        Luyện tập các tư thế Yoga
*        Luyện tập thư giãn:
-        3 bài tập cơ bản:
+        Bài 1: bài tâm thần thư thái: ngồi hoặc nằm thoải mái, tay chân duỗi, cơ bắp để mềm, thở khí công. Nhẩm tập trung “toàn thân yên tĩnh” kèm tưởng tượng cơ thể hoàn toàn thoải mái dễ chịu, tinh thần thư thái, lâng lâng, xung quanh yên tĩnh. Tập 5-10’ trước khu ngủ và sau khi thức dậy.
+        Bài 2: bài giãn mềm cơ bắp: tư thế và thời gian tương tự bài 1, nhẩm “tay P nặng dần” kèm tưởng tượng tay phải mỗi lúc trĩu nặng, dính chặt xuống giường, sau đó chuyển sang tay Tà2 chânàtoàn thân.
+        Bài 3: bài toả ấm cơ thể: tư thế và thời gian tương tự bài 1, nhẩm “tay P ấm dần” kèm tưởng tượng một làn khói tỏa ra hơi ấm từ tay P, sau đó chuyển sang tay Tà2 chânàtoàn thân.
-        Bài tập chuyên biệt: cũng dựa vào cơ chế tự ám thị nhưng nội dung câu nhẩm đặt ra theo nguyên nhân & triệu chứng chủ yếu của mỗi trường hợp.
*        Luyện tập tư thế:
-          Kết hợp 6 tư thế Yoga: vặn vỏ đỗ, cây nến, lưỡi cày, cây đe, con rắn, hoa sen.
-          Giúp phương pháp thư giãn ít rơi vào trạng thái trầm tĩnh, giúp cơ thể cường tráng, hoạt hóa hệ CXK.
*        Luyện tập khí công:
-          Cơ hoành hô hấp chủ yếu 4 thì: hít vào chậm, sâu, đềuànín thởàthở ra chậm, đềuànín thởà chu kỳ khác.
-          ↑TĐK, xoa bóp nội tạng, ↓căng thẳng cảm xúc, tâm thần thư thái.
2.      Cơ chế tác dụng:
2 cơ chế: tự ám thị và cơ chế phản hồi sinh học
-          Tự ám thị: tiếp nhận một cách chủ động những tác động tâm lý từ chính bản thân và từ đó gây ra những thay đổi nhất định.
-          Phản hồi sinh học: 3 hiện tượng:
+ Phản hồi giữa trương lực cơ và cảm xúc: tự ám thị để ↓TLC àtác động TKTWà↓trương lực cảm xúc. Khi ↓trương lực cảm xúcà↓TLC.
+ Phản hồi cơ thể và tâm thần: Yoga làm cơ thể khỏe mạnh, hoạt động CXKàtâm thần thư thái và ngược lại tâm thần thư tháiàcơ thể khỏe mạnh.
+ Phản hồi giữa hô hấp và tâm thần: tập thở chậm, đềuàtâm thần điềm tĩnh và ngược lại tâm thần điềm tĩnhàthở khí công sẽ tốt hơn.
3.      Chỉ định:
-        Người khỏe mạnh: VĐV, nhà du hành vũ trụ, nhân viên hàng không.
-        Phòng chống stress và các rối loạn nhất thời do stress.
-        Các bệnh tâm căn: RL ám ảnh, RL phân ly, RL lo âu, trầm cảm tâm sinh.
-        Các bệnh cơ thể tâm sinh: loét DD-TT, viêm đại tràng, hen PQ, CHA.
-        Các bệnh y sinh.
-        Các trạng thái suy nhược, các RLCH.
-        Các trường hợp thiểu năng sinh dục nam.
-        Người già, người có bệnh mạn tính.
-        Nghiện thuốc lá, rượu, ma túy, rối loạn dạng cơ thể.
4.      CCĐ:
-          Loạn thần cấp và mạn
-          SSTT hoặc CPTTT
-          Bệnh thực tổn
-          Tự kỷ



Câu 15: Trình bày các phương pháp gây bệnh của sang chấn tâm lý? (Câu 15)
(Sang chấn tâm lý » Sang chấn tâm thần » stress)
*        Stress (SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực, sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, ghen tuông, thất vọng....
*        Tínsc h chất và phương thức gây bệnh của stress: rất đa dạng và phức tạp.
(1)   Sang chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hay không mạnh nhưng trường diễn.
(2)   Bệnh có thể do 1 SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng có thể do nhiều SCTT gây ra.
(3)   Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc sau một thời gian ngấm SCTT.
(4)   SCTT có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tâm căn hoặc là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh.
(5)   Tính gây bệnh của SCTT phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định. Ví dụ: người chồng chết có thể gây bệnh hay không gây bệnh cho người vợ tuỳ theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người.
(6)   Tính gây bệnh của sang chấn phụ thuộc vào sự chuẩn bị tâm thần và cơ thể trước sang chấn.
(7)   Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai.
(8)   Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh.
(9)   Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là những sang chấn thường gây bệnh.



Câu 16: Bệnh cơ thể tâm sinh: chẩn đoán và điều trị?
1.      Chẩn đoán bệnh cơ thể tâm sinh:
a)      Định nghĩa:
Bệnh CTTS là một bệnh liên quan đến stress, có những triệu chứng cơ thể rõ rệt, theo một hệ thống, cố định, kéo dài, ít nhiều có kèm theo biến đổi thực thể và các triệu chứng này chiếm vị trí trọng tâm trong bệnh cảnh.
b)      Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-        Bệnh có nguyên nhân tâm lý rõ ràng và sâu sắc, hoặc là nguyên nhân duy nhất, hoặc là nguyên nhân chủ yếu.
-        Nguyên nhân cơ thể không có hoặc không đáng kể.
-        Bệnh tiến triển có liên quan chặt chẽ với trạng thái tâm thần.
-        Điều trị bằng liệu pháp tâm lý có kết quả rõ rệt.
c)      So sánh bệnh tâm căn, bệnh CTTS, bệnh cơ thể:

Bệnh
Tâm căn
Cơ thể tâm sinh
Cơ thể
Nguyên nhân
SCTT
SCTT
Thực thể
Vai trò nhân cách
Quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Biểu hiện lâm sàng
Rối loạn chức năng
Ít nhiều có kèm theo những biến đổi thực thể
Triệu chứng thực thể
Chẩn đoán
SCTT
Nhân cách.
RL chức năng
4 tiêu chuẩn
Nguyên nhân
Lâm sàng.
Cận lâm sàng
Điều trị
LPTL
LPTL, thuốc
Thuốc

2.      Điều trị:
*        Bệnh CTTS do nguyên nhân tâm lý và cơ thể hoà quyện vào nhau nên điều trị rất khó khăn
*        Nguyên tắc điều trị:
(1)   Liệu pháp tâm lý là chính nhưng đồng thời phải tích cực điều trị các triệu chứng thực thể.
(2)   Trong khi ĐT các triệu chứng thực thể cần kết hợp chặt chẽ với các chuyên khoa có liên quan.
(3)   Cần điều trị nội trú các trường hợp có tổn thương thực thể nặng.
(4)   Trường hợp nhẹ, có thể dùng LPTL đơn thuần để dễ đánh giá kết quả, xác định chẩn đoán.
(5)   Có thể dùng các loại LPTL khác nhau cho phù hợp với đặc điểm của BN và sở trường \của thầy thuốc.



Câu 17: Bệnh tâm căn Hysteria: chẩn đoán và điều trị?
1.      Định nghĩa:
Hysteria là một bệnh tâm căn, tức là một bệnh căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang chấn tâm thần trên một nhân cách có những điểm riêng nhưng nói chung là yếu.
2.      Chẩn đoán:
2.1.   Lâm sàng:
2.1.1.      Các biểu hiện cơ thể:
a)      Các cơn Hysteria:
*        Cơn quá động:
*        Cơn co giật:
+        Xuất hiện lúc có người ở xung quanh.
+        Biết trước cơn, chuẩn bị tư thế nằm hay ngã.
+        Cơn kéo dài.
+        Ý thức không bị rối loạn nặng.
+        Sau cơn tỉnh ngay.
*        Cơn kích động xúc động: vùng chạy, leo trèo, cười khóc, chịu tác dụng của ám thị.
*        Cơn thiểu động: cơn ngất, cơn ngủ.
b)      Các rối loạn vận động:
*        Hiện tượng quá động:
o   Hay gặp run, run tăng khi chú ý.
o   Biểu hiện khác: lắc đầu, gật đầu, múa giật, múa vờn.
*        Hiện tượng thiểu động: Liệt tay chân, rối loạn cơ quan phát âm.
c)      Rối loạn cảm giác:
*        Mất, giảm hoặc tăng cảm giác, thường là cảm giác nông.
*        Không theo đúng quy luật phân phối của rễ và dây thần kinh cảm giác.
d)      Rối loạn giác quan:
*        Mù Hysteria: Đột ngột, hoàn toàn, đáy mắt bình thường, phản xạ ánh sáng tốt, mắt còn linh hoạt.
*        Điếc Hysteria: với tiếng động mạnh, bất ngờ, BN còn phản xạ nhắm mắt hay giãn đồng tử.
e)      Rối loạn nội tặng thực vật: Cơn nóng bừng, cơn lạnh, run, đau bụng, đau ngực...
2.1.2.      Các biểu hiện tâm thần:
*        Rối loạn phân ly:
+        Quên phân ly: quên thuận chiều.
+        Cơn trốn nhà phân phân ly.
-        Rối loạn nhiều nhân cách.
-        Rối loạn giải thể nhân cách:
+        Tri giác sai về đặc điểm cơ thể (rối loạn sơ đồ cơ thể): không có tim phổi...
+        Tri giác sai về đặc điểm tâm lý: cảm xúc ý nghĩ, tác phong thay đổi; cái “ta” đã mất hay chia đôi...
2.2.   Chẩn đoán xác định: dựa vào.
-        Có sang chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột gây bệnh.
-        Nhân cách bệnh histeria:
*        Tiêu chuẩn chẩn đoán nhân cách bệnh Histeria: ít nhất 4/8 biểu hiện:
(1)   Tìm kiếm hoặc đòi hỏi dai dẳng sự đảm bảo, tán đồng khen ngợi.
(2)   Điệu bộ, hành vi quyến rũ không thích hợp.
(3)   Bận tâm thái quá về thương tích cơ thể.
(4)   Biểu lộ cảm xúc quá mức.
(5)   Khó chịu khi không được xem là trung tâm chú ý của mọi người.
(6)   Biểu lộ cảm xúc hời hợt, dễ thay đổi.
(7)   Hành vi nhằm đạt được sự thoả mãn ngay lập tức.
(8)   Văn phong cực kỳ gây ấn tượng nhưng nội dung nghèo nàn.
-        Triệu chứng lâm sàng: rối loạn chức năng:
+        Triệu chứng xuất hiện đột ngột, lên mức tối đa ngay sau khi có sang chấn, không có quá trình tiến triển, không theo quy luật nào (quy luật chi phối của TK)
+        Triệu chứng xuất hiện đơn độc, không có t/chứng kèm theo để thành 1 hội chứng nhất định
+        Các triệu chứng thần kinh không phù hợp với định khu giải phẫu và không có tổn thương thực thể kèm theo.
-        Áp dụng đúng đắn liệu pháp tâm lý thì bệnh khỏi nhanh.
2.3.   Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh thực thể.
-        Nhiều khi rất khó.
-        Phải đánh giá chính xác các triệu chứng của bệnh tâm căn Histeria, tìm chỗ khác biệt với các triệu chứng của các bệnh thực thể và bệnh tâm thần khác.
-        Phải hiểu biết rộng về các chuyên khoa khác, nhất là khoa TK và khoa nội. Nếu chưa chắc chắn thì phải hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.
-        Phải nhớ rằng bệnh tâm căn có thể kết hợp với các bệnh thực thể khác. Vì vậy, có triệu chứng thực thể nhẹ nhưng vẫn chưa loại trừ chẩn đoán Histeria được và khi có triệu chứng của Histeria rõ ràng thì vẫn phải theo dõi bệnh thực thể có kèm theo.
3.      Điều trị:
-        Chủ yếu bằng LPTL.
+        Thường chỉ cần dùng liệu pháp ám thị khi thức à mục đích: cắt cơn phân ly.
+        Gặp trường hợp khó hoặc khi tuyến trước áp dụng liệu pháp trên nhưng không có kết quả thì phải dùng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên.
+        Trong LPTL cần chú ý thái độ đối với BN:
·         Tuyệt đối không được xem thường BN nhất là không được xem đó là BN giả bệnh và có thái độ chế giễu, bỏ rơi, hắt hủi.
·         Tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, theo dõi quá chặt chẽ, vô tình ám thị cho BN về mức độ trầm trọng của bệnh.
-        Liệu pháp gia đình
-        Liệu pháp nhận thức – hành vi:
+        Mục đích: điều chỉnh nhân cách.
+        Đây là 1 bệnh của nhân cách yếu, cần điều trị LPTL lâu dài, động viên mặt tích cực nhân cách của BN, khắc phục mặt tiêu cực. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể để thay đổi cách sinh hoạt, công tác...giúp BN rèn luyện nhân cách ngày càng vững vàng.
-        Liệu pháp thư giãn, luyện tập
-        Điều trị phối hợp: Thuốc giải lo âu, liều thấp, ngắn hạn, đề phòng lạm dụng.



Câu 18: Bệnh y sinh: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị?
1.      Khái niệm:
-        Bệnh y sinh (bệnh do thầy thuốc gây ra) là một bệnh cơ thể mới hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc là biến chứng của một bệnh cơ thể sẵn có, xuất hiện do lời nói hay thái độ tác phong không đúng của các cán bộ chữa bệnh, tác hại đến tâm thần bệnh nhân (ám thị mạnh mẽ BN) và từ đó ảnh hưởng tới cơ thể.
-        BN thường là những người có nét nhân cách lo lắng, chi li, dễ cảm xúc, dễ bị ám thị.
2.      Nguyên nhân:
-        Chẩn đoán sai: Không có bệnh àCó bệnh; bệnh lành tínhàác tính.
-        Tiên lượng quá mức: Có thể chữa khỏiàKhông chữa được.
-        Hỏi bệnh vụng về: Gợi ý quá nhiều về triệu chứng không có ở bệnh nhân.
-        Khám bệnh vụng về: Quá tập trung vào một cơ quan bộ phận, khám đi khám lạiàBN ngờ vực mình bị bệnh nặng ở cơ quan bộ phân ấy.
-        Dùng thuốc quá mức cần thiết hay không đúng bệnh: RimifonàBN nghĩ mình bị lao.
-        Giảng về các triệu chứng trong sách nhưng không có thực trên BNàtự ám thị.
-        Thầy thuốc thể hiện sự băn khoăn lo lắng của mình qua nét mặt cử chỉ.
-        Những bài phổ biến y học không chính xác gây hiểu nhầm cho người đọc.
3.      Tác hại của chứng bệnh y sinh:
-        Bệnh diễn biến phức tạp.
-        Xuất hiện các triệu chứng mới, sai lệch.
-        Xuất hiện các phản ứng thực thể khác nhau: loạn cảm giác bản thể, nghi bệnh kéo dài khó chữa.
-        Lâu ngày từ chức năng à thực thể.
-        Bi quan, lo lắng, tự sát.
4.      Chẩn đoán:
-        Đặc điểm nhân cách BN dễ bị ám thị, dễ cảm xúc.
-        Cán bộ chữa BN thấy mình có lời nói, thái độ, tác phong gây bệnh đến BN.
-        Các triệu chứng xuất hiện sau khi BN chịu ám thị.
-        Sử dụng các nghiệm pháp tâm lý bệnh sẽ giảm.
5.      Điều trị:
-        Cần chẩn đoán đúng: nghiên cứu bệnh sử, tiếp xúc tốt với bệnh nhân để phát hiện các yếu tố gây chứng bệnh y sinh. Khám xét cần thận lâm sàng và cận lâm sàng àphân biệt chắc chắn với bệnh thực thể.
-        Điều trị bằng liệu pháp tâm lý thích hợp.



Câu 19: Nguyên nhân và phân loại bệnh tâm căn?
1.      Định nghĩa:
Bệnh tâm căn là những bệnh tâm thần chức năng xuất hiện do những sang chấn tâm thầný nghĩa thông tin riêng, tác động những nhân cách có cấu trúc đặc biệt, trong những điều kiện ảnh hưởng của cơ thể và môi trường.
2.      Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm căn: các stress (sang chấn tâm thần)
*        Stress (SCTT) là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người, tác động vào tâm thần, gây ra những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực, được biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể và tâm thần.
*        Các tác nhân bên ngoài:
-          Các tác nhân từ môi trường tự nhiên: động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu…
-          Các tác nhân xã hội: chiến tranh; mất ổn định KT-CT-XH; dịch bệnh; xung đột cá nhân-cá nhân, cá nhân-XH; xung đột gia đình, tôn giáo, sắc tộc, giới, giữa các thế hệ; sức ép công việc.
*        Các tác nhân bên trong:
-          Vai trò của nhân cách: Các loại NC có nguy cơ cao bị stress: NC yếu, NC ranh giới, NC phụ thuộc, NC bệnh chống XH… Đặc điểm: thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cả, thiếu kiềm chế, dễ bùng nổ, xung đột…
-          Vai trò của cảm xúc: thất vọng, lo lắng, buồn rầu, sợ hãi, tức giận, cảm xúc không ổn định…
-          Xung đột nội tâm.
-          Vai trò của cơ thể: bệnh cơ thể.
*        Tính chất và phương thức gây bệnh của stress: rất đa dạng và phức tạp.
(1)   Sang chấn gây bệnh có thể mạnh, cấp diễn hay không mạnh nhưng trường diễn.
(2)   Bệnh có thể do 1 SCTT duy nhất gây ra nhưng cũng có thể do nhiều SCTT gây ra.
(3)   Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi có SCTT hoặc sau một thời gian ngấm SCTT.
(4)   SCTT có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tâm căn hoặc là nhân tố thúc đẩy cho một bệnh cơ thể hoặc một bệnh loạn thần mới phát sinh.
(5)   Tính gây bệnh của SCTT phụ thuộc vào ý nghĩa thông tin đối với một cá thể nhất định. Ví dụ: người chồng chết có thể gây bệnh hay không gây bệnh cho người vợ tuỳ theo mối quan hệ tình cảm giữa 2 người.
(6)   Tính gây bệnh của sang chấn phụ thuộc vào sự chuẩn bị tâm thần và cơ thể trước sang chấn.
(7)   Tính gây bệnh của SCTT càng lớn nếu người chịu SCTT không tìm được lối thoát trong tương lai.
(8)   Sang chấn càng bất ngờ càng có tính gây bệnh.
(9)   Những SCTT gây phân vân, dao động, xung động là những sang chấn thường gây bệnh.
3.      Phân loại: có 2 khuynh hướng đối lập.
a)      Khuynh hướng thu hẹp:
*        Theo loại hình thần kinh của Paplop:
-        Bệnh tâm căn Hysteria
-        Bệnh tâm căn suy nhược tâm thần.
-        Bệnh tâm căn suy nhược.
*        Các tác giả Liên Xô thêm vào:
-        Bệnh tâm căn ám ảnh.
-        Bệnh tâm căn hệ thống chức năng (tức bệnh cơ thể tâm sinh)
-        Bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em: đái dầm, nói lắp.
b)      Khuynh hướng mở rộng: Theo quan điểm bệnh sinh khác nhau, chia thêm (phương Tây):
-        Bệnh tâm căn lo âu.
-        Bệnh tâm căn trầm cảm.
-        Bệnh tâm căn chấn thương.
-        Bệnh tâm căn tim, dạ dày, thực vật....
 àMơ hồ ranh giới bệnh tâm căn và bệnh tâm thần khác; không sát với thực tế lâm sàng.



Câu 20: Nguyên nhân và xử trí các trường hợp tự sát?
1.      Định nghĩa:
Tự sát là tự giết mình – là hành động tự đem lại cái chết cho bản thân, là kết quả liên quan đến nhiều yếu tố: tâm lý, sinh học, xã hội... àCần theo dõi và cấp cứu ngay.
2.      Nguyên nhân:
a)      Tự sát liên quan đến nhân tố tâm lý:
-        Liên quan đến các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống: xung đột cá nhân (vợ chồng, gia đình...).
-        Liên quan đến sự mất mát: người thân chết, tổn thất lớn về tài chính...
-        Liên quan đến sự bế tắc trong cuộc sống và nghề nghiệp không có lối thoát.
-        Liên quan đến danh dự cá nhân, gia đình, dòng tộc.
-        Liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
-        Cá nhân bất mãn hoặc yêu sách khi không đạt được, nảy sinh ý tưởng doạ tự sát và tự sát thật sự.
-        Ở người không bị bệnh tâm thần: do quá nhục nhã, quá thất vọng, phạm tột quá lớn, do đau khổ vì quá nhiều bệnh…mà ẩn chứa trong đó sự sợ hãi, lo lắng, buồn rầu, chán nản cao độ không lối thoát.
b)      Tự sát liên quan đến bệnh cơ thể và tâm thần:
-        Các bệnh cơ thể mạn tính: đái đường, bệnh gan, thận...
-        Động kinh, CTSN, ung thư: tự sát xảy ra như cơn xung động cảm xúc.
-        Các rối loạn tâm thần thường gặp:
+        Trạng thái trầm cảm nặng có loạn thần, thường kèm theo hoang tưởng bị tội. BN cho mình có phẩm chất xấu, có tội lớn không đáng sống nên phải chết mới giải thoát được.
+        Do hoang tưởng bị chi phối: thường có hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng bị hại kéo dài làm cho BN đau khổ quá mức.
+        Do ảo giác chi phối: thường có ảo thanh ra lệnh, hoặc mạt sát phê phán nghiêm khắc.
3.      Xử trí:
(1)   Nguyên tắc: để đề phòng mưu toan tự sát.
-          Trong lâm sàng, hết sức chú ý phát hiện sớm hội chứng trầm cảm và theo dõi chặt chẽ.
-          Khi đã bắt đầu xuất hiện ý tưởng bị tộià phải cho vào viện, tiến hành điều trị ngay, và cho thi hành chế độ theo dõi ngày và đêm.
-          Trong phòng riêng và trong người bệnh nhân không để 1 vật gì có thể dùng để tự sát (dây, vật nhọn, lưỡi dao, thuốc ngủ….). Tuy nhiên không thể lường trước tất cả các hình thức tự sát (cắn lưỡi, đâm đầu vào tường, gục đầu vào chậu nước, nhét ruột bánh mì đầy mồm và mũi). Vì vậy chủ yếu vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát sao.
(2)   Điều trị:
-        Liệu pháp tâm lý: tìm hiểu và giải thích hợp lý cho BN nhận thức đúng, loại trừ ý tưởng, hành vi tự sát. Hiệu quả tốt cho những trường hợp tự sát do căn nguyên tâm lý hoặc trầm cảm nặng.
-        Liệu pháp hoá dược: nhằm trực tiếp tác động vào các nhân tố, nguyên nhân gây tự sát.

Tự sát do trầm cảm nặng
Tự sát do hoang tưởng, ảo giác
Amitriptylin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày.
Levomepromazin 25 mg x 2 – 6 viên/ngày
Hoặc:
Remeron 30 mg x 1 – 2 viên/ngày.
Ozapin 10 mg x 1 – 2 viên/ngày
Haloperidol 5 mg x 1 – 4 viên/ngày.
Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày
Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày
Hoặc:
Risperdal 2 mg x 2 – 4 viên/ngày
Amitriptylin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày
Levomepromazin 25 mg x 2 – 4 viên/ngày
-        Liệu pháp sốc điện:
+        Phối hợp với liệu pháp tâm lý và liệu pháp hoá dược, có hiệu quả nhanh và chắc chắn.
+        CCĐ: tự sát có CTSN, bệnh cơ thể nặng (tim mạch, hô hấp, gan, thận....)
+        Liệu trình sốc: ngày 1 lần, đến khi BN hết ý tưởng tự sát. Trường hợp nặng, có thể sốc đúp trong một lần sốc.

4.      Tiêu chuẩn hết tự sát:
BN tự khai đã hết ý tưởng tự sát, khí sắc trở nên vui vẻ, hoạt bát, chan hoà cùng mọi người chung quanh.





Câu 21: Nguyên nhân và xử trí các trường hợp kích động?
1.      Định nghĩa:
Kích động trong tâm thần là một trạng thái cấp cứu thường gặp, biểu hiện sự hưng phấn tâm lý vận động mãnh liệt, quá mức, xuất hiện đột ngột, không có mục đích rõ ràng, không phù hợp với hoàn cảnh, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người xung quanh
2.      Nguyên nhân:
a)      Kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý:
-        Do sang chấn tâm thần mạnh: cơn kích động cảm xúc phân ly hoặc phản ứng stress cấp.
-        Do thay đổi đột ngột môi trường sống và làm việc.
-        Do nhận thức sai, cho rằng mình bị cưỡng ép bắt đi giam giữ.
-        Do bất bình, giận dữ trước những sự việc không vừa ý.
-        Do dụng ý doạ nạt, yêu sách đối với những người trong gia đình và chung quanh.
b)      Kích động do tính chất đặc biệt một số bệnh cơ thể và tâm thần:
-        Kích động trong bệnh tâm thần phân liệt thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể Paranoid (do lo lắng, sợ hãi trước những ảo giác rùng rợn và hoang tưởng bị hại gây ra).
-        Kích động trong trạng thái hưng cảm nặng.
-        Kích động trầm cảm: hoang tưởng bị tội trầm trọng, người bệnh giết người thân rồi tự sát.
-        Kích động trong nhân cách bệnh loại bùng nổ.
-        Kích động trong động kinh: kích động dữ dội, hung bạo. Tính khí dễ thay đổi, dễ bùng nổ, dễ xung đột với người xung quanh. Xuất hiện đột ngột kèm RLYT hoàng hôn. NN: CTSN
-        Kích động trong loạn thần tiền lão và tuổi già: do mất định hướng, do SSTT. Kích động đột ngột vô nghĩa, thiếu phê phán, thường xảy ra về đêm.
-        Kích động do những thực thể não: xơ vữa mạch não, xuất huyết não,...Thường kèm RL ý thức.
-        Kích động do nhiễm khuẩn, nhiễm độc não: viêm não, viêm màng não....Kích động kèm theo mê sảng, lú lẫn.
3.      Xử trí:
a)      Liệu pháp tâm lý:
-        Là liệu pháp xuyên suốt trong quá trình điều trị, ngay từ đầu tiếp xúc với BN đến khi BN hết kích động, trở về trạng thái bình thường.
-        Bằng thái độ, tác phong điềm đạm, bình tĩnh, lời nói ôn tồn thân mật để làm ổn định ngay trạng thái tâm thần cho BN.
-        Tránh các tác nhân kích thích phụ làm tăng kích động: phòng quá ồn áo, tác phong tất tưởi…
-        Trường hợp kích động do phản ứng căn nguyên tâm lý, cầm tìm cách thuyết phục, chỉ cho BN thấy hành vi của họ không đúng.
b)      Liệu pháp hoá dược:
*        Mục đích:
-        Trực tiếp chống trạng thái kích động bằng cách tác động làm giảm quá trình hưng phấn, làm tăng quá trình ức chế.
-        Tác động vào yếu tố có thể là  nguyên nhân gây ra trạng thái kích động.
-        Nâng cao toàn trạng, trợ tim mạch, đề phòng truỵ tim mạch.
-        Làm cho BN ngủ được là cắt được kích động, và nếu kích động chưa phát sinh thì cũng có thể ngăn ngừa được nó.
*        Khi bệnh nhân quá kích động:
-        Trong giờ đầu:
Haloperidol 5 mg x 1 – 2 ống  Tiêm bắp.
Seduxen 10 mg x 1 ống
Hoặc:
Aminazine 25 mg x 1 – 2 ống  Tiêm bắp
Seduxen 10 mg x 1 ống
-        Nếu sau 3 – 4 giờ, BN còn kích động thì tiêm nhắc lại một liều như trên.
*        Khi BN ngủ yên cần tiến hành khám tỉ mỉ cơ thể. Đánh giá tình trạng chung về cơ thể BN, làm XN cần thiết cung cấp cho chẩn đoán xác định.
*        Khi BN hết kích động, chuyển sang uống thuốc theo đúng liều lượng, đúng CĐ, CCĐ và theo dõi tác dụng phụ, hoặc biến chứng do thuốc an thần kinh gây ra.
c)      Liệu pháp sốc điện:
-        Sử dụng phối hợp trong kích động không có tổn thương não và bệnh cơ thể nặng:
+        Kích động căng trương lực.
+        Kích động trầm cảm.
+        Khi các thuốc an thần kinh không có tác dụng hoặc CCĐ.
-        Liệu trình sốc: ngày sốc 1 lần. Một đợt từ 6 – 8 lần.
d)      Bồi dưỡng cơ thể:
Trong trường hợp cơ thể suy kiệt, cần điều chỉnh nước và điện giải, cho thuốc bồi dưỡng và cho ăn uống đầy đủ calo.




Câu 22: Các hội chứng đặc trưng trong rối loạn tâm thần thực tổn cấp?
1.      Định nghĩa:
-        Rối loạn tâm thần thực tổn là những rối loạn tâm thần liên quan trực tiếp đến những tổn thương thực thể não mà nguyên nhân là bệnh của não (u não, viêm não, thoái hoá...) hay những bệnh ngoài não (bệnh nội khoa, nội tiết, nhiễm trùng, nhiễm độc, rối loạn chuyển hoá...) ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ.
-        Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và các giai đoạn phát triển của bệnh cơ bản (tại não hoặc ngoài não), biểu hiện lâm sàng thường chia làm 2 loại: cấp và muộn.

2.      Rối loạn tâm thần thực tổn cấp: được biểu hiện bằng các hội chứng.
a)      Các hội chứng rối loạn ý thức:
-        Rối loạn ý thức: mê sảng, mê mộng, lú lẫn, hoàng hôn, hoặc u ám, bán hôn mê, hôn mê.
-        BN rối loạn các năng lực định hướng, hoạt động tâm thần bị chậm lại, ý thức bị trống rỗng, tri giác sự vật và hiện tượng chung quanh không rõ ràng, khó đầy đủ.
-        Nét mặt thờ ơ, lờ đờ, bàng quan.
-        Nặng, BN mất khả năng phản ứng với môi trường chung quanh, giảm hoặc mất các phản xạ thần kinh, xuất hiện nhiều rối loạn thần kinh thực vật - nội tạng trầm trọng.
b)      Kích động giống động kinh:
-        Thường trong trạng thái mù mờ ý thức, BN có kích động giống động kinh.
+        Kích động mãnh liệt mang tính chất xung động, vùng bỏ chạy trốn người truy hại mình.
+        Kèm theo, BN sợ hãi, la hét, vẻ mặt hoảng hốt, lo ấu.
-        Trạng thái này diễn ra trong một thời gian ngắn rồi đột nhiên chấm dứt.
c)      Rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakop nhất thời).
-        Thường xuất hiện sau CTSN.
-        Biểu hiện:
+        Rối loạn trí nhớ về những sự việc mới xảy ra (rối loạn trí nhớ gần) do ghi nhận kém ® mất định hướng do quên. Thay vào chỗ quên có thể có bịa chuyện.
+        Rối loạn trí nhớ chỉ xuất hiện nhất thời và có khả năng hồi phục được.
d)      Giảm sút trí tuệ:
-        Khó tập trung chú ý, định hướng chung quanh không đầy đủ ®  khó lĩnh hội kiến thức mới.
-        Tư duy và năng lực phán đoán suy luận giảm ® ¯ khả năng tính toán học tập.
-        Một số trường hợp, BN có sự suy thoái về tính kiềm chế cảm xúc, cảm xúc không ổn định hoặc kích thích giận dữ hoặc bàng quan vô cảm.
-        BN không thể giải quyết những công việc trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân.



Câu 23: Cách sử dụng các thuốc an thần kinh điển hình: tác dụng, chỉ định, chống chỉ định?
1.      Tác dụng:
-        3 tác dụng:
+        Chống loạn thần (chống hoang tưởng, ảo giác, tư duy phân liệt).
+        Tác dụng an dịu (chống kích động)
+        Giải ức chế (chống tính ỳ: căng trương lực).
-        Tác dụng thay đổi theo liều lượng và nhóm thuốc.
2.      Chỉ định: Điều trị tất cả các trạng thái loạn thần.
3.      Chống chỉ định:
-        Các bệnh cơ thể nặng, nhiễm khuẩn nặng.
-        Các  bệnh thần kinh: xơ rải rác, nhược cơ, Parkinson.
-        Bệnh glocoma.
-        Hôn mê do ngộ độc.
-        Reserpin không dùng kết hợp với IMAO và sốc điện.
4.      Liều lượng & cách sử dụng: Tùy thuộc bệnh nhân và loại triệu chứng
a)      Liều:
-        Thường dùng liều trung bình:
Tác dụng
Thuốc
Liều trung bình
An dịu
(nhiều hơn)
Nozinan
Reserpin
Aminazine
50 – 300 mg
2 – 5 mg
100 – 500 mg
Đa trị
Haloperidol
6 - 25 mg
Giải ức chế
(nhiều hơn)
Frenolon
Majeptil
Sulpirit
5 – 30 mg
10 – 70 mg
200 – 1800 mg
-        Nói chung, tác dụng các thuốc đều chống loạn thần, một số nhiều tác dụng an dịu, một số khác nhiều tác dụng giải ức chế.
+        Haloperidol: tác dụng tốt trong các trường hợp hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động lú lẫn.
+        Nozinan: trầm cảm, hành động tự sát.
+        Sulpirit: căng trương lực.
-        Liều dùng được xác định dựa trên 2 tiêu chuẩn:
+        Sự thuyên giảm các triệu chứng.
+        Trạng thái ngấm thuốc.
è Khi bắt đầu có hội chứng ngấm thuốc (giống Parkinson) thì dừng liều rồi hạ dần xuống cho đến khi triệu chứng vẫn thuyên giảm mà không còn hội chứng giống Parkinson là đạt được liều thích hợp cho từng BN.
b)      Cách sử dụng:
-        Tiêm bắp trong trường hợp cấp và BN không chịu uống.
-        Điều trị lâu dài à dùng đường uống
+        Với liều thấp: uống cả liều vào buổi tối
+        Với liều cao: 2/3 tối, 1/3 sáng.
-        Cần kiểm tra chặt chẽ đảm bảo BN đã uống thuốc.



Câu 24: Cách sử dụng các thuốc bình thần (giải lo âu): tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và biến chứng?
1.      Tác dụng:
-        Chống lo âu (giảm kích thích và các RL thần kinh thực vật kèm theo lo âu).
-        Ngoài ra còn có tác dung: an dịu, giãn cơ, chống co giật, gây ngủ.
2.      Chỉ định: rất rộng.
-        Các bệnh có kèm lo âu: bệnh tâm căn, bệnh cơ thể tâm sinh và nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác.
-        Bệnh động kinh.
-        Các bệnh có kèm theo co thắt cơ.
3.      Chống chỉ định: Seduxen ít có tác dụng phụ và nếu có cũng không quan trọng:
-        Làm giảm sự chú ý ® không dùng khi đang lái xe, đang làm việc.
-        Làm giãn cơ à không dùng trong trường hợp nhược cơ.
4.      Liều lượng:
-        Trung bình 5 – 10 mg/ngày.
-        Trường hợp mất ngủ nhiều: 30 mg/ngày.
5.      Cách dùng: uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp.
6.      Biến chứng:
-        Dùng lâu ngày có thể gây nghiện thuốc, hội chứng cai khi ngừng thuốc: buồn nôn, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, run, mất ngủ, giật cơ.
-        Cắt thuốc đột ngột có thể gây động kinh.
-        Giảm sự tập trung chú ý. Lú lẫn, rối loạn định hướng (thường gặp ở người già)
-        Gây giãn cơ, nhược cơ.
-        Giảm ham muốn tình dục




Câu 25: Sử dụng thuốc chống trầm cảm: tác dụng, chỉ định, CCĐ, liều dùng và biến chứng?
1.      Tác dụng:
-        Chống trầm cảm, hoạt hóa tâm thần, vận động, giảm đau, tăng hoạt động.
-        Giảm lo âu và ám ảnh, chống hoảng sợ cấp.
2.      Chỉ định:  Điều trị các triệu chứng trầm cảm nội sinh, phản ứng và tâm căn.
3.      Chống chỉ định: thuốc CTC 3V
-        Không dùng kết hợp với IMAO
-        BN rối loạn tim mạch nặng, SHH nặng.
-        BN glocoma.
-        Phụ nữ có thai, người già, xơ mạch máu não kèm theo.
4.      Liều dùng:
Thuốc CTC 3V
Thuốc CTC mới
Amitriptylin 50-100 mg/24h
Melipramin 50-150 mg/24h
Anafranil 50-150 mg/24h
Fluoxetin 20-40 mg/24h
Fluvoxamin 100-200 mg/24h
Paroxetin 20-40 mg/24h
Sectralin 50-100 mg/24h
Tianeptine viên 12,5 mg x 3 viên/24h chia 3
5.      Biến chứng:
-        Rối loạn thần kinh thực vật (tác dụng kháng Cholin): tụt HA khi đứng, nhịp tim nhanh, táo bón, khô miệng, vã mồ hôi.
-        Tăng nhãn áp góc đóng, mờ mắt
-        Rối loạn thần kinh: mất thăng bằng, run đầu chi, co giật.
-        Co giật.



Câu 26: Các biến chứng do thuốc an thần kinh điển hình gây ra và xử trí?
a)      Thuốc ATK dùng cho BN loạn thần thường dùng kéo dài nên có thể gây ra biến chứng. Một số biến chứng:
-        Các rối loạn vận động do thuốc (ngoại tháp).
o   Loạn trương lực cơ cấp: co kéo các cơ đầu mặt cổ gây xoắn vặn, chảy dãi, khó nuốt.
o   Trạng thái bồn chồn, bất an: đứng ngồi không yên, đi đi, lại lại.
o   Triệu chứng giống Parkinson: cứng cơ, run, tăng trương lực cơ, nét mặt đờ đẫn...
o   Loạn động muộn.
o   Hội chứng an thần kinh ác tính: sốt cao, lú lẫn, rối loạn thần kinh thực vật.
-        Một số biến chứng khác:
+        Hạ HA tư thế.
+        Viêm da dị ứng.
+        Viêm gan nhiễm độc.
+        Giảm BC, mất BC đa nhân.
+        Ngấm độc cấp: u ám, hôn mê, sốt cao, run...
b)      Cần theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện biến chứng, cắt thuốc và điều trị biến chứng:
-        Phải khám xét LS và CLS cẩn thận để phát hiện những trường hợp chống chỉ định.
-        Theo dõi HA, đề phòng hiện tượng hạ HA những ngày điều trị đầu tiên hoặc đứng dậy...
-        Hội chứng giống Parkinson: cắt thuốc, điều trị Artane 6 – 10 mg/ngày.
-        Theo dõi màu da, phát hiện da dị ứng (mẩn đỏ).
-        XN huyết học định kỳ: giảm BC, mất BC đa nhân.
-        Khi ý thức bắt đầu u ám, theo dõi chặt chẽ kịp thời phát hiện triệu chứng ngấm độc cấp có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.



Câu 27: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt theo ICD 10?
*        Các triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán bệnh TTPL:
1.      Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt, bị đánh cắp, bị phát thanh.
2.      Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động cơ thể, các chi hoặc có liên quan với hành vi, cảm giác đặc biệt.
3.      Các ảo thanh bình phẩm thường xuyên về hành vi của bệnh nhân, hay thảo luận với nhau về BN, hoặc các ảo thanh khác xuất phát từ bộ phận nào đó của cơ thể.
4.      Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa và hoàn toàn không thể có được (như tính đồng nhất về tôn giáo hay chính trị) hoặc mang tính chất kỳ quái như khả năng điều khiển thời tiết, tiếp xúc với người của thế giới khác.
5.      Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua không có nội dung rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần, nhiều tháng.
6.      Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan hay lời nói không thích hợp, ngôn ngữ bịa đặt.
7.      Tác phong căng trương lực: kích động, bất động giữ nguyên dáng, phủ định không nói, sững sờ.
8.      Các triệu chứng âm tính (như vô cảm, ngôn ngữ nghèo nàn, cảm xúc cùn mòn, cách ly xã hội, giảm sút hiệu suất lao động xã hội) không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.
9.      Biến đổi toàn diện tập tính cá nhân, như mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và cách ly xã hội.
*        Tiêu chuẩn chẩn đoán:
-        Các triệu chứng tâm thần đặc trưng: có ít nhất 1 triệu chứng rõ rệt thuộc nhóm triệu chứng 1 – 4 (nếu ít rõ rệt thì phải có ³ 2 triệu chứng); hoặc có ít nhất 2 triệu chứng thuộc nhóm 5 - 9
-        Các triệu chứng trên phải tồn tại rõ ràng ³ 1 tháng. Nếu các triệu chứng tồn tại < 1 tháng, phải chẩn đoán rối loạn loạn thần cấp giống phân liệt (F23.2)
-        Không có triệu chứng hưng cảm hay trầm cảm điển hình. Nếu có thì các triệu chứng cảm xúc này phải xuất hiện sau các triệu chứng phân liệt và không điển hình. Nếu các triệu chứng phân liệt lẫn cảm xúc phát triển và cân bằng nhau thì phải chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc (F25).
-        Loại trừ bệnh thực thể não, trạng thái nhiễm độc ma tuý.
*        Chẩn đoán phân biệt: Rối loạn phân liệt cảm xúc / Rối loạn loại phân liệt / Loạn thần thực tổn / Loạn thần do sử dụng chất tác động tâm thần.




Câu 28: Tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt dựa vào những yếu tố gì?
1.      Các thể tiến triển:
a.       Tiên lượng tương đối tốt với các thể sau:
F20.X3: Từng giai đoạn có thuyên giảm
F20.X4: Thuyên giảm hoàn toàn
F20.X2: Từng giai đoạn với thiếu sót ổn định
b.      Tiên lượng tương đối xấu với các thể sau:
F20.X0: Liên tục
F20.X1: Từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần
2.      Cơ địa người bệnh
a.       Tương đối tốt nếu:
-          Bệnh phát sinh muộn, càng lớn tuổi càng nhẹ
-          Nhân cách trước bệnh lý: thích ứng, hòa hợp với môi trường xung quanh
-          Có những nhân tố bên ngoài thúc đẩy
-          Yếu tố di truyền ít
-          Còn tiếp xúc được, thâm nhập được
b.      Tương đối xấu nếu:
-          Bệnh phát sinh ở tuổi trẻ, càng trẻ tuổi càng nặng
-          Nhân cách trước bệnh lý: kín đáo, cô độc
-          Bệnh nội sinh, không có nhân tố bên ngoài thúc đẩy
-          Yếu tố di truyền nặng
-          Cảm xúc khô lạnh, khó tiếp xúc được, thâm nhập
3.      Các yếu tố khác
-          Tính chất và đặc điểm bệnh lý tâm thần: khởi phát cấp diễn, triệu chứng dương tính chiếm ưu thế, đáp ứng điều trị tốt thì tiên lượng tôt. Khởi phát từ từ, triệu chứng âm tính là chủ yếu, đáp ứng điều trị khó khăn thì tiên lượng xấu.
-          Yếu tố can thiệp: Phát hiện sớm, can thiệp sớm, điều trị và theo dõi tích cực, có sự phối hợp giữa thầy thuốc và gia đình thì tiên lượng tương đối tốt. Phát hiện muộn, điều trị không tích cực và thiếu sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng, có nhiều stress phối hợp thì tiên lượng tương đối xấu.



Câu 29: Đặc điểm chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn?
Dựa vào 4 đặc điểm để xác định chẩn đoán rối loạn tâm thần thực tổn.
1.      Bằng chứng có tổn thương não, bệnh lý não hoặc cơ thể liên quan đến quá trình phát sinh các triệu chứng, hội chứng loạn thần.
2.      Tìm thấy mối liên quan về thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) giữa sự phát triển của bệnh thực tổn nằm bên dưới với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.
3.      Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyên giảm của nguyên nhân thực tổn.
4.      Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân xen kẽ của hội chứng tâm thần (như tiền sử gia đình nặng nề về bệnh tâm thần phân liệt, hoặc bệnh lý do stress thúc đẩy).