2016-06-08

thuốc điều trị thiếu máu (official)

THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU
1. Trình bày được vai trò sinh lý, dược động học và chỉ định của sắt.
2. Phân tích được nguồn gốc, vai trò sinh lý, chỉ định của vitamin B12, acid folic và nguyên tắc điều trị thiếu máu.
Thiếu máu
n Giảm số lượng hồng cầu hoặc Hb hoặc HCT.
Chỉ số
Nam
Nữ
RBC (T/l)
< 4,0
< 3,5
Hb (g/dl)
< 12
< 10
HCT (%)
< 36%
< 30%
(!) testosteron kích thích tạo hồng cầu → các chỉ số ở nam giới thường cao hơn.
Nguyên nhân
n Mất máu: cấp, mạn
n Giảm sản xuất hồng cầu:
– Thiếu “nguyên liệu”
– Ức chế tủy xương
– Thiếu / giảm đáp ứng với erythropoietin (EPO)
n Tăng phá hủy hồng cầu, tan máu
Phân loại:
Thiếu máu
MCV (fl)
Chỉ số nhiễm sắc
Nhược sắc (HC nhỏ)
< 80
< 0.9
Đẳng sắc (HC bình thường)
80 - 100
0.9 – 1.1
HC to
> 100
> 1.1

Thuốc chữa thiếu máu
1. Sắt
2. Acid folic
3. Vitamin B12
4. Erythropoietin (EPO)
5. Khác: vit B2, B6, đồng, cobalt
1. Sắt
1.1. Vai trò và nhu cầu của cơ thể
n Cơ thể chứa 3 – 5 g sắt (hồng cầu, cơ, enzym…)
n Nhu cầu:
– Bình thường: 0,5 – 1 mg/ 24h
– Hành kinh: 1 – 2 mg/ 24 h
– Có thai: 5 – 6 mg/24 h


1.2. Sự hấp thu sắt:
Chế độ ăn hàng ngày chứa 10-20 mg Fe2+; Fe3+. Tuy nhiên Fe3+ tạo phức với thức ăn nên kém hấp thu.
Dạ dày: Fe2+ ; Fe3+ => Fe2+ (môi trường acid)
Lòng ruột: Fe2+ được vận chuyển bằng apotransferrin vào trong TB niêm mạc ruột, ngay lập tức Fe2+ chuyển thành Fe3+ → vào Máu, Fe2+ kết hợp với
glycoprotein

   +
Tủy xương (tạo HC) 75%
   + Cơ, enzym
   + Dự trữ (ferritin) (gan, lách, tủy)
   + Thải trừ
Xét nghiệm
Thiếu máu thiếu sắt
Sắt huyết thanh
Giảm
Transferritin
Tăng (tăng vận chuyển)
Ferritin
Giảm nếu thiếu máu kéo dài (do giảm dự trữ)

1.3. Nguyên nhân thiếu hụt
– Cung cấp không đủ
– Mất cân bằng cung – cầu
– Giảm hấp thu ở đường tiêu hóa: cắt dạ dày, viêm ruột, thiếu apoferritin, thuốc, thức ăn.
– Chảy máu tiêu hóa (giun sán), rong kinh…
n Hậu quả
– Thiếu máu nhỏ, nhược sắc
– Giảm hoạt động enzym
1.4. Chỉ định
n Thiếu máu thiếu sắt
– VD: sau cắt dạ dày, suy dinh dưỡng, giun móc…
n Phụ nữ có thai 5-6mg/24h. Uống xa bữa ăn (trước 1h hoặc sau 2h)
1.5. Các chế phẩm sắt
n Uống
– Sắt sulfat, fumarat, gluconat, succinat, clorid, ascorbat, … (sắt ascorbat → tăng hấp thu do vit C làm tăng chuyển Fe3+ → Fe2+)
– TDKMM: buồn nôn, nôn, kích ứng, RL tiêu hóa, phân đen…
n Tiêm: sắt dextran, sucrose
– Ít TDKMM trên đường tiêu hóa
– Người không thể dung nạp sắt (uống)
– đau chỗ tiêm, đau đầu, sốt, nôn, sốc…
1.6. Tương tác thuốc
Thuốc/ thức ăn
Hậu quả
Vitamin C
Tăng hấp thu sắt
- Chè, café, trứng, sữa
- Kháng acid
- Cholestyramin
Giảm hấp thu sắt
→ dùng cách xa bữa ăn (cách ăn 2h)
- KS tetracyclin, quinolon
- Hormon tuyến giáp
- Methyldopa
- Kẽm
Giảm hấp thu cả 2
→ không phối hợp trong cùng 1 chế phẩm, uống cách xa nhau


1.7. Quá liều
n Thường gặp ở trẻ em (liều 1 – 2 g): viên thuốc bọc đường làm trẻ tưởng là kẹo nên ăn nhiều
n Triệu chứng:
– Nôn, tiêu chảy, đau bụng
– Nhiễm toan chuyển hóa, xanh xao, tím tái, ngủ gà, thở nhanh, trụy tim mạch
– Chết (6 – 24 giờ)
n Điều trị
– Điều trị tích cực + điều trị triệu chứng
– Loại trừ chất độc:
   +  Gây nôn
   +  Rửa ruột
   +  Thải sắt
– dùng thuốc:
   + desferrioxamin:
      o rất kém hấp thu qua đường tiêu hóa
      o tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
      o tạo phức với sắt → thải trừ qua nước tiểu
   + deferipron
   + defasirox
2. Vitamin B 12 và acid folic
n Nguồn gốc
n Nhu cầu
n Dược động học
n Vai trò sinh lý
n Nguyên nhân/ dấu hiệu thiếu
n Chỉ định
So sánh vitamin B12 và acid folic
Mục so sánh
Vitamin B12
acid folic
2.1. nguồn gốc
- Gan, thịt, cá, trứng
- Không có ở thực vật
- Gan, thịt, cá, trứng, men bia
- Rau xanh, hoa quả
2.2. nhu cầu
0,3 – 2,6 μg/ ngày (ít do có chu kỳ gan - ruột → cắt dạ dày lâu mới có biểu hiện thiếu vit B12)
25-50 µg/ngày (cao hơn do ko có chu kỳ gan – ruột)
PNCT, CCB, TE: 100-200 µg
2.3. dược động học
- trong thức ăn: vitamin B12 gắn với protein
- khi ăn, tuyến nước bọt tiết yếu tố gắn R
- tại dạ dày,pepsin phân cắt protein ra khỏi vitamin B12, yếu tố R gắn vào vitamin B12. Trong dạ dày có yếu tố nội.
- tại ruột, yếu tố R bị enzym dịch tụy phân hủy, vitamin B12 gắn với yếu tố nội.
- tại hỗng tràng có các receptor đặc hiệu gắn với phức hợp vitamin B12 – yếu tố nội, vitamin B12 được vận chuyển vào máu.
- trong máu vitamin B12 gắn với transcobalamin II
(!) vitamin B12 được thải trừ qua mật → có chu kỳ gan ­ ruột.
- trong thức ăn: acid folic tồn tại ở dạng folat polyglutamat, chất này không được biến đổi ở dạ dày.
- tại đoạn gần và đoạn giữa ruột non, folat polyglutamat được enzym tụy phân cắt (folate deconjugase) → folat monoglutamat, chất này tiếp tục được chuyển thành methyltetrahydrofolat (5methyl THFA)
- tại đoạn xa của ruột non, 5methyl THFA được folate carriers vận chuyển vào máu.
2.4. vai trò sinh lý
- Tổng hợp acid nucleic.
- Tham gia tạo hồng cầu.
- Tham gia chu trình Krebs (Methylmalonyl-CoA => succinyl-CoA)
- Duy trì nồng độ myelin trong các neuron
- Tổng hợp acid nucleic.
- Tham gia tạo hồng cầu.
- Phát triển của thai (hình thành và phát triển ống thần kinh) (nên uống 3 tháng trước khi mang thai)
2.5. nguyên nhân thiếu
- Cung cấp không đủ (ít khi xảy ra điều này do có chu kỳ gan - ruột)
- Mất cân bằng cung cầu
- Giảm hấp thu ở ruột
- Giảm yếu tố nội
- RL chu kỳ gan ruột, bệnh lý tụy
- Thiếu transcobalamin (di truyền)
- Cung cấp không đủ
- Mất cân bằng cung cầu
- Giảm hấp thu ở ruột
- Tan máu
- Rượu, các thuốc
2.6. dấu hiệu thiếu
- Thiếu máu hồng cầu to kèm tổn thương thần kinh.
-Tổn thương thần kinh
-Thiếu máu hồng cầu to không kèm tổn thương thần kinh
- Dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi
2.7. chỉ định
- Thiếu máu hồng cầu to kèm tổn thương thần kinh
- Thiếu vitamin B12
- Ngộ độc cyanid (hydroxocobalamin)
- Viêm dây thần kinh (???)
(!) Không được dùng cho các khối u ác tính
- Thiếu máu hồng cầu to không kèm tổn thương thần kinh
- Thiếu acid folic
- Thiếu máu tan máu
- Dự phòng dị tật bẩm sinh ống thần kinh


- Cả vit B6, B9, B12, C đều tham gia tổng hợp AND – thymin → tạo máu
→ thường phối hợp 3 vitamin nhóm B trên vào 1 thuốc, uống kèm với vitamin C.
- Thuốc ức chế dihydrofolat reductase → thiếu máu. Vd: cotrimoxazol
3. Các thuốc khác
n Vitamin B2: giảm => giảm acid folic
n Vitamin B6: chuyển hóa THFA
n Đồng
– Tăng hấp thu sắt
– Tăng tổng hợp enzym chứa sắt và Hb
n Cobalt: tăng giải phóng EPO
n Erythropoietin (EPO)

Chỉ định EPO:
Thiếu máu trong các trường hợp sau:
n Suy thận mạn
n Hóa trị liệu ung thư
n Trẻ đẻ non thiếu máu (không chất bảo quản)
n Nguyên nhân khác (do zidovudin điều trị HIV-AIDS, viêm khớp dạng thấp...)
n Giảm truyền máu trong/sau phẫu thuật
Nguyên tắc điều trị
n Kết hợp điều trị triệu chứng + điều trị nguyên nhân + bồi dưỡng cơ thể.
n Mất máu cấp: hồi phục khối lượng tuần hoàn
n Mất máu mạn: điều trị nguyên nhân + bổ sung sắt
n Giảm sản xuất: điều trị nguyên nhân và bổ sung:
– HC nhỏ: Fe + B6 + protid, lipid
– HC to: B12 + acid folic
– Tan máu: acid folic
Bổ sung thông tin:
4 loại vitamin B12:
* 2 coenzym:
- methylcobalamin (MeB12)
- 5-deoxyadenosylcobalamin (adenosylcobalamin - AdoB12)
* 2 thuốc:
- cyanocobalamin (hình thành khi sử dụng xyanua  (cyanide) trong quá trình tinh chế)
- hydroxocobalamin  → điều trị ngộ độc cyanide