2016-06-08

thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu (official)

THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU
1. Trình bày được cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốnáp dụng điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid máu: cholestyramin, colestipol.
2. Nêu được cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn, áp dụng điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid: acid nicotinic, dẫn xuất của acid fibric, dẫn xuất statin.
THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPOPROTEIN MÁU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được tác dụng, cơ chế tác dụng, TDKMM và áp dụng điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid máu: chất tạo phức với acid mật, ezetimib
2. Trình bày được tác dụng, cơ chế tác dụng, TDKMM, áp dụng điều trị của các thuốc ảnh hưởng đến sinh tổng hợp lipid: dẫn xuất của acid fibric, statin
I. ĐẠI CƯƠNG




• Rối loạn lipoprotein máu???
- Tăng nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-Ctriglycerid trong máu
- Giảm nồng độ HDL-C trong máu


• Các nhóm thuốc điều chỉnh RLLPM
- Ức chế hấp thu lipid
   + Các resin (cholestyramin, colestipol, colesevelam)
   + Ezetimib
- Giảm tổng hợp lipid
   + Acid nicotinic
   + Dẫn xuất của acid fibric
   + Các statin

II. THUỐC LÀM GIẢM HẤP THU VÀ TĂNG THẢI TRỪ LIPID

* Resin tạo phức với acid mật
- thế hệ cũ:
   + cholestyramin (thuốc bột)
   + colestipol (thuốc bột, viên nén)
 - thế hệ mới:
   + colesevelam (viên nén)

- cơ chế tác dụng:
   + tác dụng trực tiếp: tạo phức với acid mật → giảm nhũ tương hóa lipid → giảm hấp thu lipid.
   + tác dụng gián tiếp:
      o làm tăng chuyển hóa cholesterol thành acid mật
      o làm tăng số lượng và hoạt tính LDLr ở màng tế bào
- tác dụng trên các thông số lipid máu:
   + tác dụng hạ LDL-C
      o phụ thuộc liều
      o bắt đầu có tác dụng sau 4-7 ngày
      o tác dụng tối đa suau 2 tuần
   + Làm tăng HDL-C
   + BN có nồng độ TG bình thường có thể tăng TG thoáng qua sau trở lại bình thường
- Dược động học
   + Đường uống
   + Không hấp thu
- Tác dụng không mong muốn:
Thuốc không được hấp thu → tương đối an toàn
   + RL tiêu hóa: đầy hơi, khó tiêu, táo bón
   + Làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Giảm hấp thu vitamin K → giảm tổng hợp 1 số yếu tố đông máu → xuất huyết nếu dùng kéo dài
   + Có thể tạo phức với 1 số thuốc (các thiazid, digoxin, warfarin, tetracyclin) → uống các thuốc khác trước 1h hoặc sau 3-4h uống resin

Cholestyramin, colestipol
Colesevelam
Tăng triglycerid máu
+
Chưa đủ dữ liệu
Rối loạn tiêu hóa
+
Ít
Tương tác với sự hấp thu của vitamin tan trong dầu hoặc các thuốc khác
+
Ít
- Chỉ định
   + Hỗ trợ điều trị tăng cholesterol máu không đáp ứng hoàn toàn với chế độ ăn
   + Rối loạn lipoprotein máu typ IIa
   + Cholestyramin: ngứa liên quan đến tắc nghẽn đường mật một phần
- Chống chỉ định
   + Quá mẫn
   + Sỏi mật, tắc nghẽn đường mật hoàn toàn
   + Tăng TG máu nặng (≥ 400 mg/dL)
   + Thận trọng: PNCT và cho con bú

* Ezetimib

• Cơ chế tác dụng
– Tác dụng trực tiếp: ức chế hoạt động của protein vận chuyển sterol trên thành ruột non (NPC1L1) → giảm hấp thu cholesterol
– Tác dụng gián tiếp: làm tăng số lượng và hoạt tính LDLr ở màng tế bào
• Tác dụng trên các thông số lipid máu
– Tác dụng hạ LDL-C: đơn trị liệu hoặc phối hợp với statin
– Ít ảnh hưởng đến nồng độ TG và HDL-C
• Dược động học
– Đường uống
– Không tan trong nước, liên hợp với glucuronid tại ruột non và được vận chuyển về gan thông qua chu trình gan - ruột
– Thải trừ chủ yếu qua phân
– Thời gian bán thải: 22 giờ
– Resin tạo phức với acid mật ức chế hấp thu ezetimib → không uống đồng thời 2 thuốc này
• Tác dụng không mong muốn
– RL tiêu hóa
– Đau đầu, mệt mỏi
– Đau cơ
– Hiếm: quá mẫn (ngứa, phù mạch, sốc phản vệ), viêm gan…
– Rất hiếm: viêm tụy, viêm túi mật, giảm tiểu cầu, tăng creatin kinase, tiêu cơ…
• CHỈ ĐỊNH
- Tăng cholesterol máu, thường phối hợp với statin
- Ezetimib đơn trị liệu trong tăng cholesterol máu khi không dung nạp statin
• CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Quá mẫn
- Suy giảm chức năng gan trung bình và nặng
III. THUỐC LÀM GIẢM TỔNG HỢP LIPID
Thuốc làm giảm tổng hợp lipid:
- Dẫn xuất của acid fibric: Bezafibrat, Fenofibrat, Gemfibrozil.
- Dẫn xuất statin
1. Dẫn xuất của acid fibric
- Triglycerid: Giảm TG máu
Cơ chế:
   + ↑ oxh acid béo tại mô
   + ↑ số lượng LPL
   + ↓ nồng độ apo CIII – yếu tố ức chế hoạt động của LPL.
- HDL-C: Tăng HDL-C
Cơ chế: ↑ số lượng apo AI và apo AII – thành phần cấu trúc của HDL.
- LDL-C
Tác dụng thay đổi:
   +  Giảm
   + Không thay đổi
   + Tăng
• Dược động học
– Đường uống
– Hấp thu nhanh, thức ăn làm tăng hấp thu
– Thải trừ qua thận
– Thời gian bán thải có sự khác biệt giữa các fibrat, thay đổi từ 1,1h (gemfibrozil) tới 20h (fenofibrat)
– Gemfibrozil qua được hàng rào nhau thai
• Tác dụng không mong muốn: dung nạp tốt
– Rối loạn tiêu hóa
– Mệt mỏi, nhức đầu, thiếu máu
– Đau cơ, tiêu cơ vân (gemfibrozil): tăng nguy cơ khi
   +  Chức năng thận giảm
   +  Phối hợp với statin
– Tăng nhẹ transaminase, giảm phosphatase kiềm
– Tăng nguy cơ hình thành sỏi mật (clofibrat)
• Chỉ định:
RLLPM, ưu tiên lựa chọn sử dụng trong tăng TG
• Chống chỉ định
– Quá mẫn
– Giảm chức năng gan (xơ gan ứ mật tiên phát), thận, sỏi mật
– PNCT, cho con bú
– TE < 10 tuổi
2. Statin
• Thuốc điều chỉnh RLLPM hiệu quả nhất, sử dụng rộng rãi nhất
Một số biệt dược (tên chung quốc tế):
- Mevacor (Lovastatin)
- Zocor (Simvastatin)
- Pravachol (Pravastatin)
- Lescol (Fluvastatin)
- Lipitor (Atorvastatin)
- Crestor (Rosuvastatin)
- Livalo (Pitavastatin)
• Cơ chế tác dụng:
Statin có cấu trúc tương tự HMG-CoA
→ Ức chế cạnh tranh với HMG-CoA reductase
→ Giảm tổng hợp cholesterol tại gan
→Tăng tổng hợp LDL-C receptor

• tác dụng trên Lipid máu
   + ↓↓ LDL-C
   + ↓ TG
   + ↑ HDL-C
- Xuất hiện tác dụng sau 2 tuần
- Tác dụng tối đa sau 4 – 6 tuần
- Tác dụng trên LDL-C, TG phụ thuộc statin và liều dùng
• Tác dụng khác
- Cải thiện chức năng nội mạc mạch
- Ổn định mảng XVĐM
- Chống viêm, chống huyết khối, chống oxh
- Tăng mật độ xương
→ Chống XVĐM, Giảm nguy cơ NMCT, Giảm huyết áp, Chống loãng xương (?), …
• Dược động học
– Đường uống, thức ăn làm tăng hấp thu thuốc (trừ pravastatin và pitavastatin)
– Chuyển hóa qua gan lần đầu
– Thải trừ qua mật → phân
– Thời gian bán thải: 1 – 4h, ngoại trừ atorvastatin và rosuvastatin là 20h và simvastatin là 12h
(!) Tổng hợp cholesterol tại gan mạnh nhất trong khoảng nửa đêm đến 2h sáng → các statins có t/2 ≤ 4h nên được uống vào buổi tối
• Tác dụng không mong muốn
- Nhẹ:
   + Phát ban
   + RL tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi…)
   + Mệt mỏi, mất ngủ…
- Nặng:
   + Nhiễm độc gan
   + Đau cơ, tiêu cơ vân
Nhiễm độc gan:
- ↑ transaminase huyết thanh > 3 lần giới hạn bình thường
- Phụ thuộc liều
- Tỷ lệ ≈ 1%
- Nhiễm độc gan nghiêm trọng: hiếm (FDA: 30 ca từ 1987-2000)
→ Định lượng hoạt độ transaminase trước và trong quá trình điều trị
Bệnh cơ
- ↑ CK > 10 lần giới hạn bình thường
- Phụ thuộc liều
- 1987-2001: FDA ghi nhận 42 ca tử vong do tiêu cơ vân
- Yếu tố ức chế dị hóa statin → ↑ nguy cơ

   +  Định lượng CK trước, trong quá trình điều trị
   + Không dùng đồng thời với: gemfibrozil, cyclosporin, KS macrolid, azol chống nấm, ức chế protease HIV, ...
• Chỉ định
- RLLPM: tăng cholesterol máu, RLLPM hỗn hợp, tăng TG máu
- Dự phòng tiên phát và thứ phát tai biến tim mạch ở BN tăng cholesterol máu
- Dự phòng tai biến tim mạch ở người bệnh ĐTĐ
- Làm giảm tiến triển xơ vữa mạch vành trên BN tăng cholesterol máu có tiền sử bệnh mạch vành
• Chống chỉ định
- Quá mẫn
- PNCT và cho con bú
- Bệnh gan hoạt động hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà không giải thích được
• Trẻ em
- Một số statin được CĐ cho TE bị tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử
- Atorvastatin, lovastatin và simvastatin có thể CĐ cho TE ≥ 11 tuổi
- Pravastatin có thể CĐ cho TE ≥ 8 tuổi
Tổng hợp: THUỐC ĐIỀU TRỊ RLLPM

Thuốc
LDL
HDL
TG
Statin
↓↓↓↓
↑↑
↓↓
Fibrat
↑↑↑
↓↓↓↓
Resin tạo phức với acid mật
↓↓↓
Ezetimib
-
-
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ RLLPM
• Chế độ ăn thích hợp
• Điều trị nguyên nhân gây tăng lipoprotein máu
• Giảm hoặc chấm dứt các nguy cơ gây tăng lipoprotein máu
• Dùng thuốc riêng rẽ hoặc phối hợp các thuốc có cơ chế khác nhau
• Thường xuyên theo dõi hiệu quả điều trị và TDKMM do thuốc gây ra
ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP
Fibrat + Resin
• Có lợi với BN tăng lipid máu phối hợp không dung nạp statin
• Tăng nguy cơ sỏi mật
Fibrat + Statin
• Tăng nguy cơ tiêu cơ vân → giảm liều statin khi phối hợp với fibrat
Statin + Resin
• Giảm thêm 20-30% LDL-C so với dùng statin đơn trị liệu
• Statin uống trước 1h hoặc ít nhất 2h sau uống resin để đảm bảo hấp thu
Statin + Ezetimib
Không nên sử dụng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu không dùng kèm với các biện pháp tránh thai
THUỐC MỚI ĐIỀU TRỊ RLLPM
- Chất ức chế PCSK9 (PCSK9 inhibitor)
- Chất ức chế microsomal triglyceride transport protein (MTP)
- Oligonucleotide vô nghĩa kháng ApoB
* Chất ức chế PCSK9
- Proprotein convertase subtilisin/kexin type 9
- Enzym điều hòa sự biểu hiện của LDLr trên bề mặt tế bào gan
Ví dụ: các kháng thể đơn dòng:
   + Alirocumab (FDA cấp phép 07/2015)
   + Evolocumab (FDA cấp phép 08/2015)
   + Bococizumab
   + LGT-209
   + RG7652
   + LY3015014
- Đường dùng: tiêm dưới da
- CĐ: tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử/dị hợp tử
Repatha (evolocumab):
- 140 mg mỗi 2 tuần
- 420 mg mỗi tháng
Praluent (alirocumab): 75 hoặc 150 mg mỗi 2 tuần
Mức giảm LDL-C
- Statin: 20-45%
- Chất ức chế PCSK9: 50%
- Phối hợp statin + chất ức chế PCSK9: 70%

* Chất ức chế MTP
• Microsomal tryglyceride transfer protein
• Phân bố: MTP có mặt ở TB gan và TB niêm mạc ruột
• Vai trò: MTP chuyển TG, phospholipid và cholesteryl ester tới lưới nội chất, liên kết với ApoB → tổng hợp CM tại ruột và VLDL tại gan





- FDA cấp phép 12/2012
- CĐ: tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử
- Liều dùng: 5 mg/ngày, tối đa 60 mg/ngày
* Oligonucleotide vô nghĩa kháng ApoB

• ApoB – protein cấu trúc chính của các lipoprotein gây XVĐM
• Nồng độ ApoB trong huyết tương tỷ lệ thuận với số lượng lipoprotein gây XVĐM

- FDA cấp phép 01/2013
- Tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử
- Tiêm dưới da
- Liều dùng: 200 mg/tuần
- TDKMM nghiêm trọng: tăng enzym gan, gan nhiễm mỡ