2016-06-08

thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp (thi)

THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN HÔ HẤP
1. Phân biệt được các cơ chế chính của: thuốc chữa ho, thuốc chữa hen, thuốc làm long đờm.
1. THUỐC CHỮA HO
Thuốc giảm ho ngoại biên:
giảm nhạy cảm của các receptor gây ho ở đường hô hấp:
- mật ong → bao phủ receptor → giảm kích ứng
- bạc hà → gây tê receptor
Thuốc giảm ho trung ương
n Ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não. Thuốc:
– Codein
– Dextromethorphan
– Kháng histamin H1
2. THUỐC LÀM LONG ĐỜM
n Cắt cầu nối disulfit của các sợi mucopolysacharid
Þ giảm độ nhớt của chất nhầy
Þ đờm dễ bị tống ra khỏi đường hô hấp
3. THUỐC CHỮA HEN
* Hen:
- viêm → chống viêm:
  + dùng glucocorticoid: ức chế phospholipase A2
  + ko dùng NSAIDS vì ức chế COX làm giảm PG → tăng chuyển hóa theo LOX → tăng Leukotrien → cơn hen giả.
- co thắt kpq → dùng thuốc giãn PQ.



2. Trình bày được áp dụng điều trị và các tác dụng không mong muốn của:
- Codein và dextromethorphan
- N-acetyl cystein
- Salbutamol
1.1. Codein
n Codein là methylmorphin
n Vào cơ thể, 10% được chuyển hóa thành morphin
n Tác dụng giảm ho:
– Giống morphin
– Khô, quánh dịch tiết.
n Các tác dụng khác kém morphin:
– Giảm đau, an thần
ADR ít hơn:
  + tiêu hóa: táo bón, buồn nôn, nôn, co thắt đường mật…
  + thần kinh:
   o đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, rối loạn thị giác, ảo giác
   o có thể gây nghiện (240 – 540 mg/ngày trong thời gian dài)…
   o ức chế hô hấp
  + dị ứng
  + các triệu chứng khác: bí đái, đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi,…
Chỉ định của codein
n Ho khan gây khó chịu, mất ngủ: 10 - 20mg/lần x 2-3 lần/ngày
n Đau nhẹ và vừa: 30mg/lần.
n Không quá 240mg/ngày
Efferalgan Codein → giảm đau bậc 2
1 viên có: 500mg paracetamol + 30mg codein phosphat
paracetamol không được quá 4g/24h
codein khong được quá 240mg/24h
→ ngày không dùng quá 8 viên.



Chống chỉ định của codein
n Mẫn cảm với thuốc
n Hen phế quản
n Trẻ em dưới 1 tuổi (# morphin CCĐ cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi)
n Suy hô hấp
n Phụ nữ có thai
n Suy thận, suy gan
1.2. Dextromethorphan

n Tổng hợp
n Là đồng phân D của morphin
n Không tác dụng lên receptor morphin
=> Không có tác dụng giảm đau, an thần; không gây nghiện.
n Chống ho tương tự codein
n Ít ADR hơn codein.
Chỉ định
n Giảm ho
Chống chỉ định
n Quá mẫn với thuốc
n Người đang điều trị bằng IMAO (or MAOIs Monoamine oxidase inhibitor: Ức chế enzyme monoamine oxidase → điều trị bệnh trầm cảm)
n Trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng: Người có nguy cơ hoặc đang suy hô hấp, tiền sử hen, dị ứng.
Tác dụng không mong muốn: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, nổi mày đay…
2. N – acetylcystein
n Cắt cầu nối disulfit của các sợi mucopolysacharid
Þ giảm độ nhớt của chất nhầy
Þ đờm dễ bị tống ra khỏi đường hô hấp.
n Chỉ định
– Bệnh lý hô hấp có đờm nhày quánh
– Điều trị ngộ độc paracetamol
n đường dùng: khí dung, uống, tĩnh mạch, dung dịch nhỏ trực tiếp (nhỏ trực tiếp được dùng cho BN mở khí quản, đặt nội khí quản)
n Tác dụng không mong muốn:
– Viêm loét dạ dày – tá tràng (do làm thay đổi lớp chất nhày)
– Co thắt khí phế quản (kích thích quá mức → phản xạ co thắt khí phế quản nghịch thường)
– Buồn nôn, nôn
– Dị ứng
– Nhức đầu, buồn ngủ
n Chống chỉ định:
– Tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng
– Hen phế quản (vì có khả năng gây co thắt khí phế quản)
– Trẻ em dưới 2 tuổi (thận trọng cho trẻ em và người già vì phản xạ khạc đờm kém) → hút hầu họng.
n Không dùng với thuốc giảm ho, thuốc giảm tiết dịch phế quản.
3. Salbutamol:
Tác dụng:
n là SABA
n Kích thích receptor β2
n Ít tác dụng lên β1 (tim)
n Đường dùng: xịt, khí dung, phun sương, uống (viên, siro), tiêm
n Hô hấp
– Giãn cơ trơn khí quản
– Giảm tiết leukotrien và histamin từ tế bào mast ở phổi
– Giảm tính thấm mao mạch phổi
– Ức chế phospholipase A2
n Tử cung
– Giảm cơn co tử cung
Tác dụng không mong muốn
n Phản ứng quá mẫn
n Tim mạch: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, giãn mạch ngoại vi
n Run cơ
n TKTW: nhức đầu, mất ngủ
n Máu: hạ kali, tăng glucose, tăng acid béo tự do.
n Dùng nhiều: có hiện tượng quen thuốc nhanh
Chỉ định:
n Hô hấp:
– Cắt cơn hen
– Phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức (vd: người hen làm nghiệm pháp gắng sức)
– Tắc nghẽn đường hô hấp hồi phục được
– Thăm dò chức năng hô hấp (đo trước → xịt, đo lại)
n Sản khoa:
– Dọa đẻ non (tuần thứ 24 đến 33 của thai kỳ)  (< 24 tuần → đẻ non, ≥ 24 tuần → sảy thai, 38-40 tuần → đủ tháng, mốc 33 tuần ở đây là mốc mà phổi trưởng thành, trẻ có thể tự thở được)
Chống chỉ định:
n Dị ứng với thuốc
n Điều trị dọa sẩy thai trong 3 đến 6 tháng đầu
n Nhiễm khuẩn nước ối, chảy máu nhiều ở tử cung, khi tiếp tục mang thai có nhiều nguy cơ cho mẹ hoặc con, sản giật, tiền sản giật.