2016-06-08

thuốc sát khuẩn (official)

THUỐC SÁT KHUẨN
1. Trình bày được nguyên tắc dùng thuốc sát khuẩn.
2. Nêu được tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng trên lâm sàng của các thuốc sát khuẩn thông thường: cồn 70o, cồn iod, povidon-iod, nước oxy già, clohexidin và bạc.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thuốc sát khuẩn (antiseptics): các chất sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Thuốc sát khuẩn ức chế vi khuẩn ở cả in vitro và in vivo khi bôi lên bề mặt mô sống.
- thuốc tẩy uế (disinfectants): các chất có tác dụng diệt khuẩn trên dụng cụ, đồ đạc, môi trường.
- đặc điểm của thuốc sát khuẩn:
   + ít hoặc không có độc tính đặc hiệu
   + tác dụng phụ thuộc vào nồng độ, pH môi trường, thời gian tiếp xúc
- thuốc sát khuẩn lý tưởng:
   + tác dụng ở nồng độ loãng
   + không độc với mô, không làm hỏng dụng cụ
   + không làm mất màu, không nhuộm màu
   + ổn định, không mùi, tác dụng nhanh ngay cả khi có protein lạ, dịch rỉ viêm
   + rẻ
→ hiện nay chưa có chất nào đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn trên
- Nguyên tắc dùng thuốc sát khuẩn
 Trên da lành
Rửa sạch chất nhờn
Bôi thuốc sát khuẩn
 Trên vết thương
Đo pH ở chỗ cần bôi. Xác định vi khuẩn (nếu cần)
Làm sạch vết thương
Rửa bằng nước diệt khuẩn
Bôi thuốc tùy theo pH vết thương
- phân loại thuốc sát khuẩn theo cơ chế:
   + oxy hóa: H2O2, phức hợp có clo, KMnO4
   + ankyl hóa: Ethylenoxyd, Formaldehyd, Glutaraldehyd
   + làm biến chất protein: cồn, phức hợp phenol, iod, kim loại nặng
   + chất diện hoạt: các phức hợp amino bậc 4
   + ion hóa cation: chất nhuộm
   + chất gây tổn thương màng: clorhexidin
1. acid boric:
- tên khác: hydrogen borat, acid boracic, …
- sử dụng:
   + dung dịch boric được sử dụng để rửa mắt
   + điều trị nấm như nhiễm candida
2. cồn:
- chất sát trùng phổ biến, thường dùng ethylic 70%
- cơ chế: biến chất protein
- tác dụng: diệt khuẩn, nấm, siêu vi. Không tác dụng trên bào tử.
3. iod:
- chứa iod và các dạng phức hợp
- tương đối an toàn và không kích ứng
- tác dụng diệt khuẩn rộng
- cơ chế: kết tủa protein + oxy hóa enzym
- chế phẩm: Betadin + Povidin
4. clo:
- cơ chế: chưa được biết rõ ràng. Phản ứng với nước tạo HOCl: tủa protein hoặc oxy hóa.
- không dùng làm chất sát khuẩn do kích ứng, thường dùng làm chất tẩy uế.
- chế phẩm: Cloramin, Halazon.
5. các chất oxy hóa:
- thường dùng H2O2, thuốc tím KMnO4.
- tác dụng: diệt vi khuẩn, virus và có thể diệt được bào tử.
- nước oxy già có thể làm chậm liền sẹo vết thương (do tác động lên nguyên bào sợi)
6. bạc:
- cơ chế: bạc ion gây kết tủa protein và ngăn cản hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn
- các chế phẩm: bạc nitrat, bạc sulfadiazin, bạc dạng keo có tác dụng tốt (không bị trôi đi), ít tổn thương mô (argyrol)
- thuốc bị hủy dưới ánh sáng → để trong lọ màu.
- không dùng lâu vì có thể gây nhiễm bạc
Bài giảng đầy đủ hơn của thầy Tùng:
1. Cồn
 Thường dùng cồn ethylic.
 Trên 25% là bắt đầu có tác dụng sát khuẩn. Tốt nhất là 70%. Tác dụng giảm khi độ cồn < 60% và > 90%
 Cơ chế: gây biến chất protein
 Tác dụng:
Diệt vi khuẩn, nấm, virus.
Không tác dụng trên bào tử.
 Áp dụng: Dùng riêng hoặc phối hợp với tác nhân diệt khuẩn khác.
 Thận trọng khi bôi trên vết thương hở, vết bỏng nặng. Dùng nhiều gây khô da, kích ứng da.
 Dễ cháy => chú ý khi bảo quản.
2. các halogen
2.1. Iod
 Cơ chế: làm kết tủa protein và oxy hóa các enzym chủ yếu theo nhiều cơ chế.
 Tác dụng:
Tác dụng diệt khuẩn nhanh trên nhiều vi khuẩn, virus và nấm bệnh,
Diệt được cả bào tử.
Dung dịch 1:20.000 có tác dụng diệt khuẩn trong vòng 1 phút, diệt bào tử trong 15 phút và tương đối ít độc với mô.
 Áp dụng: Thuốc sát khuẩn và tẩy uế.
2.1.1.Cồn iod
Có iod 2% + kali iodid 2,4% + cồn 44 – 50%.
Nhược điểm:
 Kích ứng da, gây xót, nhuộm màu da
 Bôi trên diện rộng có khả năng hấp thu gây nhiễm độc iod
CCĐ:
 Bôi trực tiếp lên niêm mạc vết thương rộng và sâu, mắt.
 Người mẫn cảm
 Trẻ em dưới 2 tuổi,
 PNCT, cho con bú, người RL chức năng tuyến giáp.
2.2.2. Povidon-iod
Làm “chất dẫn iod”, tạo ra bằng cách tạo phức iod với polyvinyl pyrolidon
=> iod được giải phóng từ từ =>
tác dụng kéo dài.
Ưu điểm: vững bền hơn cồn iod ở nhiệt độ môi trường, ít kích ứng mô, ít ăn mòn kim loại.
Nhược điểm: giá thành đắt, độc với nguyên bào sợi (chậm liền vết thương).
 CCĐ:
Mẫn cảm với thuốc
Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi, RL chức năng tuyến giáp.
2.2. Clo
 Tác dụng:
Tác dụng ở pH trung tính hoặc acid nhẹ.
Tác dụng diệt khuẩn trên nhiều chủng.
 Nhược điểm: Gây kích ứng, mất hoạt tính bởi các chất hữu cơ => không còn dùng làm thuốc sát khuẩn.
 Áp dụng: Làm thuốc tẩy uế, thuốc khử trùng nước vì giá thành rẻ.
* Cloramin
3. Các chất oxy hóa
 Thường dùng nước oxy già H2O2, thuốc tím KMnO4.
 Cơ chế: Có tác dụng oxy hóa => tạo gốc tự do => tổn thương màng vi khuẩn, ADN và một số thành phần chủ yếu của tế bào.
3.1. Nước oxy già
 Tác dụng:
3-6% có tác dụng diệt vi khuẩn ,virus, nấm
Nồng độ cao hơn 10% diệt được bào tử.
 Áp dụng: súc miệng, rửa các vết thương bề mặt, nông, các bộ phận giả.
 Nhược điểm:
Độc với nguyên bào sợi nên chậm liền vết thương.
Không dùng oxy già dưới áp lực để rửa các vết thương sâu có rách nát vì có thể tạo hơi dưới da.
3.2. Thuốc tím
 Nồng độ 1:10.000 có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn trong 1 giờ.
 Nồng độ cao gây kích ứng da.
 Thường dùng để rửa các vết thương ngoài da có rỉ nước.
4. Các kim loại nặng
 Thủy ngân: hiện không dùng vì độc với thận
 Bạc:
Cơ chế: ion bạc kết tủa protein và ngăn cản các hoạt động chuyển hóa cơ bản của tế bào vi khuẩn.
Tác dụng: dung dịch bạc vô cơ có tác dụng sát khuẩn.
Dùng lâu gây chứng nhiễm bạc.
5 Các chế phẩm chứa bạc
 Bạc nitrat 1%:
Nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh
Chống viêm mắt do lậu.
 Bạc - Sulfadiazin 1%
Bạc tác dụng sát khuẩn, kháng sinh tác dụng kìm khuẩn
Dạng kem bôi chữa bỏng,
Giải phóng từ từ bạc và sulfadiazin, có tác dụng diệt khuẩn và giảm đau.
Bôi diện rộng, kéo dài có thể làm giảm bạch cầu.
 Các chế phẩm bạc dưới dạng keo (argyrol 1%)
Tác dụng kìm khuẩn tốt
Ít gây tổn thương cho mô.
Thuốc bị hủy bởi ánh sáng => tránh ánh sáng (để trong lọ tối màu).
5. Các hợp chất chứa phenol
 1867: dùng phenol và lister để sát khuẩn.
 Hiện nay không dùng (vì làm biến chất protein và kích ứng da), chỉ dùng để tẩy uế.
 Thay bằng các chất khác: clorhexidin, hexaclorophen, carbanilin, salicylanilid.

Clorhexidin
 Tác dụng:
Phá vỡ màng bào tương của vi khuẩn, đặc biệt Gram (+).
Tác dụng mạnh, trên nhiều chủng vi khuẩn.
Được giữ lại lâu trên da nên tác dụng kéo dài.
 Áp dụng:
Sát khuẩn, tẩy uế
Dùng trong xà phòng diệt khuẩn, dung dịch rửa, nước súc miệng, rửa vết thương (dung dịch 4%).
 TDKMM:
Trên da lành: Không gây kích ứng, không hấp thu qua da, niêm mạc lành => ít độc với người.
Trên vết thương: phản ứng quá mẫn, chóng mặt, khô miệng, RL nhịp tim.