2016-06-08

điện giải và dịch truyền (official)

CÁC CHẤT ĐIỆN GIẢI CHÍNH VÀ DỊCH TRUYỀN
1. Trình bày được vai trò sinh lý, các dấu hiệu thiếu – thừa của Na+, K+ và biện pháp xử trí.
2. Trình bày được phân loại các dịch truyền.
3. Trình bày được đặc điểm tác dụng, áp dụng lâm sàng của một số dung dịch tinh thể: dung dịch muối sinh lý, dung dịch Ringer, dung dịch glucose, dung dịch kali chlorid, dung dịch natribicarbonat.
4. Trình bày được đặc điểm tác dụng, áp dụng lâm sàng của một số dung dịch keo: dung dịch dextran, dung dịch albumin.

ĐIỆN GIẢI DỊCH TRUYỀN
I. MỤC TIÊU
1. Vai trò của các chất điện giải trong cơ thể
2. Phân loại dịch truyền
3. Tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng của một số dịch truyền.
II. CHẤT ĐIỆN GIẢI
1. Ion Natri:
* Vai trò:
-
Duy trì thể tích và nồng độ dịch ngoại bào àRối loạn natri kèm theo rối loạn nước
-
Giữ tính kích thích và dẫn truyền thần kinh cơ
-
Duy trì thăng bằng kiềm - toan
-
Điều hòa aldosteron và vasopressin.
Nồng độ bình thường: 137 – 147 mEq/L

* Giảm natri:
-
Nguyên nhân: Do mất natri (tiêu chảy, lợi tiểu,…) hoặc thừa nước (ADH, truyền dd nhược trương …)
-
Biểu hiện: Dấu hiệu thần kinh (lo sợ, kích thích, co giật) và huyết động (tăng hoặc tụt HA)
-
Xử trí: Truyền dịch, dùng muối ưu trương, lợi niệu quai, cân bằng điện giải khác.
* Tăng natri:
-
Nguyên nhân: Do mất nước (qua phổi), Tăng nhập: ăn thừa muối, truyền dịch ưu trương
-
Biểu hiện: Khát mệt mỏi, nhược cơ, hôn mê
-
Xử trí: Truyền dịch, hạn chế muối, …
2. Ion Kali: 3,5 - 5,0 mEq/L.
* Vai trò:
-
Vai trò quan trọng trong tế bào, duy trì điện thế màng
-
Cơ tim: giảm điện thế, giảm co bóp (Đối lập với Ca và digoxin)
-
Thăng bằng kiềm - toan
* Giảm Kali:
-
Nguyên nhân: Do mất Kali (lợi tiểu, tiêu chảy, …) Kali đi vào tế bào (do insulin, adrenalin)
-
Biểu hiện: Liệt (gốc chi, sau đó đầu chi), giảm phản xạ; rối loạn nhịp tim; chướng bụng liệt ruột táo bón.
-
Xử trí: Uống, tiêm, truyền KCl.
* Tăng Kali:
-
Nguyên nhân: Tăng nhập (uống, truyền) hoặc giữ Kali (lợi tiểu giữ Kali).
-
Biểu hiện: Rối loạn cảm giác; rối loạn vận mạch; có thể gây ngừng tim.
-
Xử trí: Tăng thải (nhựa trao đổi Na – K); Tăng Kali vào tế bào (Insulin + glucose); NaHCO3; Thẩm phân.
3. Ion Calci: 4,3 – 5,3 mEq/L
* Vai trò:
-
Tạo xương, răng
-
Co cơ, dẫn truyền thần kinh, bài xuất tuyến tiết
-
Đông máu
-
Tính thấm của màng
* Giảm Calci:
-
Nguyên nhân: Giảm hấp thu (ăn thiếu calci, vitamin D, tiêu chảy mạn, bệnh dạ dày); Tăng đào thải (lợi niệu quai). 
-
Biểu hiện: Tê, ngứa các ngón; Tăng phản xạ, chuột rút, co giật. Gãy xương, loãng xương.
-
Xử trí: Uống, tiêm TM Calci, kết hợp với vitamin D.
* Tăng Calci:
-
Nguyên nhân: Ăn nhiều (calci, vitamin D); Tăng giải phóng từ xương; Cường cận giáp; lợi tiểu thiazid.
-
Biểu hiện: Suy nhược, chán ăn, lú lẫn, hôn mê, rối loạn nhịp tim.
-
Xử trí: Điều chỉnh chế độ ăn; lợi tiểu quai; một số thuốc giảm hủy xương; …
4. Ion Magnesi: 1,5 – 2,5 mEq/L.
* Vai trò:
-
Cofactor: chuyển phosphat, Na – K ATPase, chuyển hóa glucose và protein.
-
TKTW: Ức chế, an thần, gây ngủ, mê
-
TK – Cơ: Giảm trương lực (>< Calci)
-
Tim: # Kali: Liều cao gây ngừng tim
* Hạ Magnesi:
-
Nguyên nhân: Kém hấp thu: Nghiện rượu, bệnh tiêu hóa. Tăng thải trừ: Toan máu ĐTĐ, lợi tiểu, trợ tim. 
-
Biểu hiện: Co giật, tăng phản xạ, nôn, tê bì.
-
Xử trí: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp;
* Tăng Magnesi:
-
Nguyên nhân: Tăng hấp thu: Thuốc chống acid có magnesi, thuốc nhuận tràng. Giảm thải trừ: Suy thận, suy thượng thận. 
-
Biểu hiện: Hạ huyết áp, chóng mặt, trụy mạch do ức chế TKTV. Tăng cao quá: Hôn mê, yếu liệt cơ hô hấp. 
-
Xử trí: Loại bỏ NN, Lợi tiểu, dùng calci.

III. ĐẠI CƯƠNG DỊCH TRUYỀN
Nước chiếm 60% thể trọng


Chú ý:
- khi truyền muối (dung dịch tinh thể) → thể tích tăng thêm trong máu nhỏ hơn nhiều so với thể tích dịch truyền. đồng thời bị đào thải nhanh.
- khi truyền protein (dung dịch keo) → thể tích tăng thêm trong máu lớn hơn nhiều lần so với thể tích dịch truyền. quá trình này diễn ra chậm và tác dụng kéo dài.
III. PHÂN LOẠI DỊCH TRUYỀN
1. phân loại chung:
- Dung dịch bù nước, điện giải như Natri clorid 0,9%; Kali clorid 5%; Ringer Lactat.
-
Dung dịch cung cấp dinh dưỡng: Glucose, hỗn hợp acid amin (chú ý: dd glucose 5% là đẳng trương)
-
Dung dịch thay thế huyết tương: Dextran, Albumin (tạo áp lực keo)
-
Cân bằng kiềm – toan: Natri bicarbonat.
2. phân loại dung dịch bù nước và thay thế huyết tương:
- Dung dịch tinh thể (NaCl 0,9%, RL...);
-
Dung dịch tăng áp lực keo.
2.1. dung dịch tinh thể đẳng trương:
- ưu điểm:
   + bù dịch nhanh
   + mọi trường hợp mất dịch
   + ít gây tác dụng không mong muốn (dị ứng, đông máu)
   + giá thành rẻ
- nhược điểm:
   + khả năng gia tăng dịch ít hơn dung dịch keo
   + thời gian duy trì thể tích dịch ngắn
   + nguy cơ gây phù kẽ, phù phổi
2.2. dung dịch tăng áp lực keo:
- phân loại:
   + tự nhiên: huyết thanh, albumin
   + nhân tạo: đa peptid, đa saccharide
- ưu diểm:
   + gia tăng dịch nhiều
   + khả năng duy trì bù dịch lâu
- nhược điểm:
   + nguy cơ gây quá tải cho tim
   + nguy cơ dị ứng
   + giá thành đắt
IV. NGUYÊN TẮC TRUYỀN DỊCH
* Lựa chọn dịch:
      o Lựa chọn dịch truyền dựa trên lượng dịch mất, cân bằng ion, toan kiềm.
      o
Hạn chế gia tăng gánh nặng cho tim.
      o
Hạn chế dị ứng.
      o
Giá thành hợp lý.
*Khi truyền dịch:
 
    o Tuyệt đối vô khuẩn
      o Tuyệt đối không để không khí vào tĩnh mạch
      o Theo dõi chặt, xử trí tai biến kịp thời
V. MỘT SỐ ĐIỆN GIẢI VÀ DỊCH TRUYỀN
1. Natri clorid
Tính chất: bột kết tinh lập phương, không mùi, vị mặn, dễ tan trong nước
Tác dụng: là điện giải cơ bản; tạo dịch cơ thể; dùng ngoài sát khuẩn.
Chỉ định: Mất dịch, mất máu: tiêu chảy, bỏng, …
Chống CĐ: Thừa natri
Chú ý: Không tiêm dưới da hoặc tiêm bắp dd ưu trương
Cách dùng, liều:
-
Tiêm, truyền tĩnh mạch, dùng ngoài.
-
Mất máu mất nước: nhỏ giọt tĩnh mạch dd đẳng trương (0,9%)
-
Giảm natri máu, liệt ruột: tiêm tĩnh mạch dd ưu trương.
-
Dùng ngoài: Súc miệng, rửa vết thương.
-
Chế phẩm: Đẳng trương: 0,9% (muối sinh lý), Ưu trương: 3%, 5%, 10%.

2. Kali clorid
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị mặn chát, dễ tan trong nước.
Tác dụng: Cung cấp K, Cl; đảm bảo điện thế màng, đối kháng với glycosid tim.
Chỉ định: Thiếu Kali: mệt mỏi, yếu cơ, rối loạn nhịp tim.
Chống CĐ: Suy thận, tăng kali máu.
Chú ý: Theo dõi sát nồng độ Kali máu, chú ý bệnh tim.
Cách dùng, liều:
- Đường dùng: uống, tiêm, truyền TM
- Liều: Uống 2 -12 g/ngày; đường tiêm phải kiểm soát chặt.
-Dạng:
      o Uống: Gói (1.5g), viên nén 600mg;
      o
Tiêm: dung dịch 15%, 20%.

3. Calci clorid
Tính chất: Tinh thể không màu, không mùi, vị chát, rất dễ tan trong nước
Tác dụng: Co cơ, dẫn truyền thần kinh, đông máu, tạo xương
Chỉ định: Hạ calci máu, co giật do thiếu calci
Chống CĐ: Loạn nhịp tim, đang dùng digitalis, tăng calci máu
Chú ý: Không tiêm ra ngoài tĩnh mạch (tiêm bắp), không tiêm nhanh.
Cách dùng:
- Tiêm tĩnh mạch chậm
- Dạng: Ống tiêm 5 ml, 10 ml dd 10%

4. Ringer lactat
Dịch thể
Na+ (mmol/l)
K+ (mmol/l)
Cl- (mmol/l)
Ca++ (mmol/l)
Lactate (mmol/l)
Osm (mmol/l)
pH
NaCl 0.9%
154
-
154
-
-
308
5.7
Ringer
147
4
156
5
-
309

RL (ringer lactat)
130
4
109
3
28
273
5.1

Tính chất: Là hỗn hợp đẳng trương gồm: natri lactat, natri clorid, kali clorid, calci clorid.
Tác dụng: Bồi phụ nước, điện giải
Chỉ định: Mất dịch, mất máu, toan chuyển hóa
Chống CĐ: Nhiễm kiềm chuyển hóa, suy tim, ứ dịch.
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch.
Dạng: chai 250, 500, 1000 ml: Ringer Lactat hoặc Ringer lactat Glucose.
Ưu điểm: Cung cấp ít Cl hơn, có tác dụng kiềm hóa (khi chức năng gan còn nguyên: chuyển lactat thành HCO3-). 

5. Dung dịch glucose (Dextrose)
Tính chất: Tinh thể màu trắng, không mùi, vị ngọt, dễ tan trong nước.
Tác dụng: Cung cấp năng lượng, tăng khả năng chống độc gan.
Chỉ định: Mất máu, mất dịch, hạ glucose máu, dinh dưỡng kém, nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Chống CĐ: Không dung nạp, ĐTĐ, hôn mê nhiễm toan, hạ Kali máu.
Chú ý: Theo dõi sát glucose máu, điện giải
Cách Dùng: Uống, tiêm, truyền TM
Dạng: Đẳng trương (5%), ưu trương: 10, 20, 50%

6. Alvesin (hỗn hợp acid amin)
Tính chất: Hỗn hợp các acid amin và khoáng.
Tác dụng: Cung cấp acid amin và điện giải.
Chỉ định: Thiếu acid amin, suy dinh dưỡng
Chống CĐ: Suy thận nặng, tăng Kali máu
Cách dùng: truyền tĩnh mạch chậm.
Dạng: Dịch truyền: 100, 250, 500 ml

7. Dextran
Nguồn gốc, tính chất:
- Dung dịch cao phân tử thay thế huyết tương, là polysarcarid có KLPT 40.000 -70.000.
- Bột xốp, ko mùi, ko vị, tan trong nước tạo dung dịch hoặc hơi đục, độ nhớt cao.
Tác dụng: Duy trì áp lực động mạch, huyết áp
Chỉ định: Bồi phụ dịch: sốc, bỏng, phẫu thuật, mất máu,…
Chống CĐ: Dị ứng, suy tim nặng
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch
Dạng: Dextran 70 hoặc Dextran 40. (70, 40 là số Kilo Dalton)

8. Albumin
Tính chất: albumin là protein quan trọng của huyết tương.
Tác dụng: Làm tăng áp lực keo, tăng vận chuyển bilirubin.
Chỉ định: Sốc, giảm albumin máu, bổ trợ lọc thận nhân tạo, suy gan, thận hư, …
Chống CĐ: Dị ứng, thiếu máu nặng, suy tim.
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch
Dạng: albumin 4%, 20%, 25%.

9. Natri bicarbonat
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi, vị mặn, tan trong nước.
Tác dụng: lập lại thăng bằng toan – kiềm
Chỉ định: Nhiễm toan, làm kiềm hóa nước tiểu, điều trị loét dạ dày.
Chống CĐ: Nhiễm kiềm, tăng natri máu.
Cách dùng: Truyền tĩnh mạch
Dạng: dung dịch 1,4 %, 4,2%, 7,5 %