2016-06-08

thuốc điều trị đái tháo đường (thi)

THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Trình bày được phân loại, tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị của insulin.
insulin
phân loại
*
Lispro, aspart có tác dụng như insulin nội sinh. Có 2 cách dùng:
1. Dùng trước bữa ăn 10-15 phút → thay thế insulin nội sinh
2. Dùng bơm tiêm điện (bơm rất chậm)
Insulin bình thường ở dạng dimer. Insulin regular ở dạng hexamer khi vào cơ thể thì chia nhỏ dần thành các dimer rồi thành monomer, dạng monomer mới gắn vào tế vào và phát huy tác dụng. Nếu tiêm tĩnh mạch thì quá trình chia nhỏ xảy ra rất nhanh.
NPH = Neutral Protamine Hagedorn/Isophane = insulin + protamine. NPH đục là dạng hỗn dịch, trước khi dùng phải lắc đều, ko tiêm đường tm vì có thể gây tắc mạch.
Glargin có pH hoà tan là 4, khi tiêm tĩnh mạch với pH máu trung tính, glargin co cụm lại, sau một thời gian nhả dần insulin, thời gian tác dụng kéo dài, do vậy mà thuốc không có đỉnh.
Determir tuy có pH 7.4 nhưng có khả năng tự tụ tập lại khi tiêm, sau đó cũng giải phóng dần, tương tự Glargin.
Degludec ở dạng multi-hexamers, nối với nhau bởi acid Hexadecanedioic → dihexamers → hexamers → dimers → monomers. Do giải phóng rất chậm nên thời gian tác dụng rất dài.
* Insulin hỗn hợp (mixture) → ko tiêm tm.
NPH/regular: 70/30
NPA/aspart: 70/30
NPL/lispro: 50/50, 75/25
→ xuất hiện tác dụng sớm hơn, kéo dài thời gian tác dụng.



 
5. Chỉ định
- ĐTĐ typ 1
- ĐTĐ typ 2 khi chế độ ăn uống liên tục kết hợp metformin không đáp ứng đầy đủ
- ĐTĐ sau khi cắt tụy
- ĐTĐ PNCT
- Hôn mê ĐTĐ
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với insulin or các thành phần của thuốc
7. TDKMM:
- Khá an toàn, dung nạp tốt
- Loạn dưỡng mỡ tại nơi tiêm → đổi vị trí tiêm thường xuyên.
- Dị ứng
- Tăng cân (đặc biệt ở BN đtđ typ 2): do tế bào tăng sử dụng glucose, ngoài ra còn do thói quen không để đói vì sợ tụt glucose máu.
- Tụt glucose máu
8. Chế phẩm
- Tiêm dưới da
- Tiêm bắp
- Tiêm tĩnh mạch
- Hít (Exubera - cũ, hiện ko còn, Afrezza - mới, nhỏ gọn tiện dụng, ít ADR)
9. Liều lượng
- 0,2 – 0,5 UI/kg/ngày: cho BN mới sử dụng insulin
- sau 7-10 ngày → đánh giá lại → chuyển sang dùng liều 0.5-1 UI/kg/ngày.
3. Nêu được cơ chế tác dụng, tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị của metformin.
Metformin
1. Cơ chế tác dụng
- Tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin
- Chỉ có tác dụng khi có mặt insulin nội sinh
- ngoài ra: tăng dung nạp glucose, tăng tổng hợp glycogen ở gan, giảm hấp thu glucose ở ruột.
2. Ưu điểm
- Hạ glucose máu, không gây tụt đường huyết
- Giảm HbA1C 3%
- Không gây tăng cân
3. Chỉ định
- ĐTĐ typ 2
- Hội chứng buồng trứng đa nang
4. Chống chỉ định
- Dị ứng
- ĐTĐ typ 1
- PNCT, cho con bú
5. TDKMM
- Tăng acid lactic
- Rối loạn tiêu hóa
- Thiếu vitamin B12 (dùng kéo dài)
- Dị ứng
2. Trình bày được phân loại, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn và áp dụng điều trị của dẫn xuất sulfonylure.
1.Sulfonylure
1.1. Thế hệ:
+ TH1: tác dụng yếu, nhiều tác dụng phụ
+ TH2: tác dụng dài, ít tác dụng phụ hơn
1.2. cơ chế tác dụng
Cơ chế phụ:
- tăng nhạy cảm của insulin
- giảm glucagon, giảm tác dụng của insulinase, giảm kháng thể kháng insulin.
1.3. Tác dụng
- Hạ glucose máu
- Giảm HbA1C 1,0 – 1,25%
1.4. TDKMM
- Tụt glucose máu
- Tăng cân
- Dị ứng, RLTH, buồn nôn, nôn, đau đầu
- Tan máu, thoái hóa bạch cầu hạt
1.5. Chỉ định
- ĐTĐ typ 2



1.6. Chống chỉ định
- ĐTĐ typ 1
- PNCT, cho con bú
- Suy gan, thận
- Hôn mê tăng đường huyết
4. Nêu được cơ chế tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc ức chế α-glucosidase.

acarbose (Glucobay)
1. Cơ chế:

ức chế alpha glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột non
2. Tác dụng
- Giảm đường huyết sau ăn
- Giảm HbA1C 0,5%
- Ít ảnh hưởng cân nặng
- Ít gây tụt glucose máu
3. TDKMM: RLTH
4. CĐ: ĐTĐ typ 2
5. CCĐ: Dị ứng, xơ gan, PNCT và CCB.