2019-04-02

cấp phát máu hòa hợp miễn dịch


CẤP PHÁT MÁU HÒA HỢP MIỄN DỊCH
ThS. Nguyễn Bá Khanh
Bộ môn Huyết học

Mục tiêu
- Trình bày được quy trình cấp phát máu hòa hợp miễn dịch thông thường.
- Nêu được biện pháp cấp phát máu trong các trường hợp đặc biệt

Khái niệm
Cấp phát máu hòa hợp miễn dịch là việc đảm bảo cung cấp đơn vị máu/chế phẩm máu an toàn, không có sự xung đột giữa kháng nguyên và kháng thể các hệ nhóm máu giữa bệnh nhân và người hiến máu dẫn đến các tai biến truyền máu

Những tai biến có thể do miễn dịch
- Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu.
- Shock do tan máu cấp
(hoạt hóa đông máu => hoạt hóa hệ kinin (liên quan yếu tố XII) => bradykinin => tăng tính thấm thành mạch, giãn mạch, tụt huyết áp).
- Tan máu mạn tính do kháng thể miễn dịch đồng miễn.
- Tai biến sản khoa.
- Truyền máu kém hiệu quả => tăng lượng máu truyền và các tai biến khác: quá tải sắt, các bệnh nhiễm trùng….

QUY TRÌNH CẤP PHÁT MÁU HÒA HỢP MIỄN DỊCH THÔNG THƯỜNG

+ Lấy mẫu:
- 1 ống chống đông EDTA
- 1 ống không chống đông
(!) Tránh nhầm lẫn.

+ Định nhóm máu ABO/Rh cho bệnh nhân
- Phương pháp huyết thanh mẫu
- Phương pháp hồng cầu mẫu
- 2 kỹ thuật viên độc lập.
- Đối chiếu => khẳng định kết quả.


+ Lựa chọn đơn vị máu
- Ưu tiên chọn chế phẩm cùng nhóm máu.
- Chọn đơn vị khác nhóm theo quy định tại thông tư 26/2013.
- Đảm bảo kháng thể không tiếp xúc với kháng nguyên.
.
Nhóm máu
người bệnh nhận máu
Nhóm máu đơn vị máu truyền

Khối hồng cầu

Máu toàn phần
O
O
O
A
A hoặc O
A
B
B hoặc O
B
AB
AB hoặc A hoặc B hoặc O
AB
.
Nhóm máu
người bệnh nhận máu
Nhóm máu
đơn vị huyết tương
O
O hoặc B hoặc A hoặc AB
A
A hoặc AB
B
B hoặc AB
AB
AB
.
Nhóm máu
người bệnh nhận máu
Nhóm máu của tiểu cầu, bạch cầu hạt
Đơn vị máu, chế phẩm máu
còn huyết tương nguyên thuỷ
Đơn vị máu, chế phẩm máu
đã loại bỏ huyết tương nguyên thuỷ
O
O
O
A
A
A hoặc O
B
B
B hoặc O
AB
AB
AB hoặc A hoặc B hoặc O
.
+ Phản ứng hòa hợp
- Phản ứng chéo:
. Huyết thanh bệnh nhân + HC người cho.
. HC bệnh nhân + Huyết thanh người cho.
. 3 điều kiện: 37 oC, 22 oC, AHG (anti-human globulin)
. Kết quả âm tính => phát đơn vị máu.
. Kết quả dương tính => xem xét lại, đổi đơn vị máu.
 


+ CẤP PHÁT ĐƠN VỊ MÁU
- Hoàn tất thủ tục hành chính.
- Dán nhãn.
- Bàn giao đơn vị máu.
- Tránh nhầm lẫn.

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
+ Định nhóm máu khó:
- Không thống nhất giữa phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu.
- Định nhóm lại.
- Bổ sung chứng:
. Chứng đồng loài (HT BN + HC O).
. Chứng tự thân (HT BN + HC BN).
. Chứng AB (HT AB + HC BN).
- Nếu cấp cứu: chọn HC O để truyền tạm thời với phản ứng hòa hợp (-).


+ Kháng thể bất thường
- Kháng thể tự nhiên:
. Anti-A, anti-B.
. IgM.
. 22 độ C.
- Kháng thể bất thường:
. Các hệ nhóm máu dưới nhóm (subgroup): Rh, Kell, Kidd, MNS, Diego, Duffy…
. Anti-A, B miễn dịch (mẹ O, con A).
. IgG.
. 37 oC, cần AHG.

+ Người có nhóm RhD âm
. Chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số Việt Nam (0,04-0,07%).
. Có khả năng sinh ra kháng thể anti-D.
. Khả năng tìm kiếm máu phù hợp khó khăn (ngoại khoa, sản khoa…).
. Nguy cơ tai biến (tan máu sơ sinh).

+ Truyền máu hòa hợp RhD
- Phải hòa hợp nhóm máu ABO, kèm theo.
Nhóm máu người bệnh nhận máu
Nhóm máu của đơn vị máu truyền
D(-)
D(-)
D(+)
D(+) hoặc D(-)

+ Trường hợp phải truyền máu RhD dương cho người RhD âm
- Người bệnh là nam giới.
- Trong trường hợp người bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: cân nhắc lợi ích điều trị hiện tại và nguy cơ tai biến cho thai nhi nếu người bệnh mang thai trong tương lai;
- Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch sử dụng huyết thanh chống globulin ở nhiệt độ 37oC cho kết quả âm tính;
- Có sự đồng ý bằng văn bản trong kết quả hội chẩn giữa người phụ trách hoặc người được ủy quyền của đơn vị phát máu, bác sỹ điều trị và được sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà của người bệnh

- the end -